Thường xuyên sử dụng tới các khớp ngón tay, bạn có thể gặp phải những cơn đau đớn, khó chịu. Không chỉ ảnh hưởng tới công việc hàng ngày mà đau khớp ngón tay còn có thể gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị sớm. Cùng tìm hiểu những thông tin về đau khớp ngón tay trong bài viết dưới đây.
Đau khớp ngón tay là dấu hiệu bệnh gì?
Ngoài những cơn đau điển hình, ở những người đau khớp ngón tay còn xuất hiện một số triệu chứng như:
- Sưng khớp
- Đau kèm theo cục
- Đau âm ỉ hoặc dai dẳng kéo dài
Các cơn đau có xu hướng gia tăng khi có lực tác động mạnh vào khớp tay hoặc khi người bệnh vận động. Thông thường, đau khớp ngón tay thường không quá nghiêm trọng, nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa kéo dài từ cẳng tay, qua ống cổ tay và vào lòng bàn tay. Tình trạng này có thể gây đau, tê ở các ngón tay và bàn tay.
Hội chứng ống cổ tay phát triển mạnh khi có các chấn thương ở tay. Những người làm các công việc thường xuyên sử dụng tới các khớp ngón tay, đặc biệt là dân văn phòng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Viêm gân và viêm bao gân
Gân là bộ phận bao gồm các mô collagen gắn cơ với xương.
- Viêm gân: Xảy ra khi gân bị viêm nhiễm. Khi bị viêm gân, người bệnh sẽ cảm thấy bị sưng tấy, đau nhức, khó chịu, khiến chức năng vận động bị suy giảm.
- Viêm bao gân: Tình trạng này xảy ra khi lớp màng mỏng bao quanh gân bị viêm, dẫn tới đau khớp, sưng viêm và cứng khớp.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau khớp ngón tay ở nhiều người. Có hai loại viêm khớp chính là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp:
- Thoái hóa khớp: Là tình trạng lớp sụn ở đầu khớp bị bào mòn, cọ xát trong quá trình vận động, gây đau. Dạng viêm khớp này thường gặp ở những người trung niên (trên 50 tuổi) do quá trình thoái hóa tự nhiên.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một tình trạng viêm mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh.
U nang hoạt dịch
Nang hoạt dịch là các u chứa chất lỏng có xu hướng phát triển ở mặt sau cổ tay và phần cuối của các khớp ngón tay. Khi chạm vào có thể cảm thấy các khối u này mềm hoặc cứng. Thông thường chúng ít gây hại cho cơ thể, nhưng trong một số trường hợp các u này cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau khớp ngón tay.
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh xương khớp, gây ảnh hưởng đến các khớp ngón tay.
Chẩn đoán bệnh gây đau khớp ngón tay
Để chẩn đoán chính xác bệnh đau khớp ngón tay, bác sĩ thường thông qua việc thăm khám lâm sàng bao gồm:
- Hỏi về tiền sử bệnh
- Hỏi các triệu chứng thường gặp cùng mức độ cụ thể
- Kiểm tra loại thuốc đang sử dụng
- Hỏi về nghề nghiệp của bệnh nhân
Thông qua những câu hỏi lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá ban đầu về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể sẽ được chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để từ đó bác sĩ đưa ra những kết luận chính xác nhất.
Một số phương pháp thường được áp dụng trong chẩn đoán đau khớp ngón tay đó là chụp X – quang, chụp CT hoặc MRI.
Cách điều trị chứng đau khớp ngón tay
Dưới đây là một số cách điều trị chứng đau khớp ngón tay mà người bệnh có thể áp dụng:
Giải pháp tại nhà
Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể thực hiện theo một số biện pháp sau đây:
- Chườm đá lên các khớp ngón tay bị tổn thương
- Dùng kem hoặc thuốc bôi giảm đau tại chỗ
- Để khớp ngón tay nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng lực ở các khớp ngón tay
- Tập 1 số bài tập tốt cho khớp ngón tay như: Co – duỗi, nắm – buông,…
Điều trị bằng thuốc
Nếu gặp phải những cơn đau dữ dội, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Sau khi thăm khám và xác định tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau: thuốc bôi tại chỗ, thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc giãn cơ, tiêm corticosteroid.
Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều nhằm hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Vật lý trị liệu
Đây là giải pháp không xâm lấn an toàn, có thể hỗ trợ tốt cho các giải pháp điều trị chính. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như: Sóng ngắn trị liệu, châm cứu, tác dụng nhiệt, massage,…
Phẫu thuật
Trong trường hợp các phương pháp trên không đáp ứng được nhu cầu điều trị thì can thiệp ngoại khoa là cần thiết. Các phẫu thuật được thực hiện với mục đích sửa chữa khớp, thay khớp hay hợp nhất khớp. Người bệnh cần lưu ý bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn các vấn đề rủi ro. Vậy nên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Phòng ngừa tình trạng đau khớp ngón tay
Để chủ động phòng ngừa tình trạng đau khớp ngón tay, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Đối với dân văn phòng hoặc những người thường xuyên phải sử dụng đến khớp ngón tay, trong quá trình làm việc cần có các quãng nghỉ.
- Trang bị đồ bảo hộ thích hợp khi chơi thể thao nhằm hạn chế chấn thương
- Nếu gặp phải các tình trạng sức khỏe mãn tính, hãy nghiêm túc tuân thủ các khuyến nghị điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
- Xây dựng và thực chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời kiểm soát trọng lượng cơ thể, hạn chế áp lực lên các khớp
- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
- Tăng cường các hoạt động thể chất, đặc biệt là các bài tập dành cho cánh tay, bàn tay và ngón tay.
Mặc dù ít nguy hiểm, nhưng nếu bạn bị đau khớp ngón tay trong thời gian dài thì không nên chủ quan mà phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.