Tràn dịch khớp gối nhẹ không phải là một bệnh lý đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn không chú ý có thể khiến các triệu chứng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh này, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Thế nào là tràn dịch khớp gối nhẹ?
Trong khớp gối chứa một lượng dịch nhất định giúp nuôi dưỡng và bôi trơn sụn khớp. Ngoài ra, lượng dịch này còn giảm ma sát trong quá trình vận động, làm việc của người bệnh.
Khi khớp gối bị tổn thương, lượng dịch bắt đầu tăng lên bất thường có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp gối. Sự tăng lên bất thường này trong khớp gối dẫn đến tình trạng tràn dịch nhẹ.
Tràn dịch khớp gối nhẹ không phải là một bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh. Thêm vào đó, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp.
Nhận biết bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ
Người bệnh có thể nhận biết các triệu chứng tràn dịch khớp gối nhẹ qua các biểu hiện sau:
- Sưng và ửng đỏ khớp: Một đầu gối hoặc đôi khi là cả hai sẽ bị sưng hơn bình thường kèm theo dấu hiệu ửng đỏ.
- Cứng khớp: Cứng khớp là triệu chứng thường xuất hiện khi vùng gối dư thừa dịch. Tình trạng này khiến người bệnh co cứng, khó duỗi gối khi đi lại, làm việc và thay đổi tư thế.
- Bầm tím: Do gối là bộ phận hứng chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể nên khi bị tràn dịch sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động dẫn đến bầm tím gối.
- Đau khớp: Đau khớp là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng tràn dịch khớp gối nhẹ. Người bệnh có thể nhận biết rõ triệu chứng này hơn khi mang vác vật nặng, cử động khớp gối nhiều, lên xuống cầu thang…
Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối nhẹ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tràn dịch khớp gối nhẹ, trong đó có thể kể đến như:
- Bị chấn thương do tai nạn, làm việc quá sức, chơi thể thao… những chấn thương này tác động trực tiếp đến vùng chân khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bị tràn dịch ở khớp gối.
- Nhiễm khuẩn: Khi vùng khớp gối bị trầy xước, tổn thương tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn và nấm xâm nhập có thể tăng nguy cơ tràn dịch khớp gối cao.
- Mắc các bệnh lý xương khớp: Các bệnh lý xương khớp kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương lan rộng vùng khớp gối gây tình trạng tràn dịch.
Những người có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp gối là:
- Người lớn tuổi, xương khớp suy yếu
- Người từng có tiền sử các bệnh lý về xương khớp.
- Người thừa cân béo phì gây áp lực đến hai khớp gối dễ dẫn đến thoái hóa và tràn dịch khớp.
- Người thường xuyên mang vác vật nặng, tác động lực đến vùng khớp gối.
Bị tràn dịch khớp gối nhẹ có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng tràn dịch khớp gối nhẹ thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp sẽ khiến bệnh ngày càng tăng nặng hơn.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:
- Đầu gối khó khăn hoặc không thể duỗi thẳng.
- Đầu gối bị đau nhói liên tục, đau khi đi, đứng hoặc làm việc đơn giản.
- Người bệnh sốt cao, sưng nhức đầu gối.
Lúc này, người bệnh cần đi thăm khám y tế, các bác sĩ sẽ chụp X-quang và tư vấn phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Điều trị tràn dịch khớp gối nhẹ
Để giảm nhanh chứng bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ, người bệnh cần thực hiện theo các hướng dẫn và chỉ chỉ định của bác sĩ, cụ thể:
Nghỉ ngơi, thư giãn
Nghỉ ngơi sẽ giúp khớp gối thư giãn và tự phục hồi những tổn thương. Người bệnh nên hạn chế mang vác vật nặng, thay vào đó chỉ đi lại nhẹ nhàng để thư giãn khớp gối.
Băng đầu gối
Băng ép đầu gối giúp giảm sưng đồng thời cố định vùng khớp gối tốt. Người bệnh nên bằng kèm theo các dược liệu để giúp giảm đau và dịu vùng khớp gối tốt. Các dược liệu tốt cho xương khớp mà bạn có thể tham khảo là: lá lốt, ngải cứu, cây đau xương…
Chườm lạnh
Chườm lạnh là cách giúp giảm đau do tràn dịch khớp gối hiệu quả. Người bệnh nên chườm trong khoảng 10 – 15 phút, ngày 2-3 lần để giúp làm dịu và giảm sưng đau. Bạn thực hiện bằng cách cho đá vào khăn mỏng và chườm lên vùng đầu gối bị sưng đau.
Chườm nóng
Chườm nóng giúp làm giãn cơ, giảm sưng cục bộ và tăng cường hiệu quả điều trị bệnh tốt. Người bệnh có thể chườm nóng bằng cách dùng túi chườm hoặc chai nước nóng để lăn lên vùng khớp gối bị đau. Người bệnh nên chườm khoảng 2-3 lần một ngày để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
Nâng cao đầu gối bị đau
Để giảm đau nhức và tổn thương do tràn dịch khớp gối, người bệnh nên nâng cao phần đầu gối lên khi ngồi hoặc nằm. Điều này giúp giảm lưu lượng máu đến vùng vị viêm khớp để giảm tổn thương thêm bệnh.
Sử dụng thuốc chống viêm
Người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn thuốc chống viêm để điều trị cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm do tràn dịch khớp gối. Các loại thuốc chống viêm thường thuộc loại không steroid như naproxen và ibuprofen.
Xoa bóp massage
Xoa bóp phần đầu gối có thể giúp giảm triệu chứng đau nhức, sưng viêm khó chịu của bệnh. Quá trình massage nên thực hiện ít nhất 2-3 lần mỗi ngày để tốt cho quá trình phục hồi của khớp gối.
Thực hiện các bài tập tăng cường đầu gối
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập tăng cường hỗ trợ đầu gối phục hồi và giảm sự tích tụ chất lỏng. Các bài tập có thể là căng đầu gối, tăng cường sức khỏe bắp chân… Người bệnh chỉ nên tập luyện khi các triệu chứng bệnh không quá nặng.
Một số môn thể thao tốt cho người bị tràn dịch khớp gối nhẹ là: yoga, bơi lội, ngồi thiền, đi bộ… Những môn thể thao này giúp tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai xương khớp của người bệnh.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp cải thiện chứng tràn dịch khớp gối nhẹ hiệu quả. Đồng thời, một chế độ ăn uống khoa học còn giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý, phòng ngừa tình trạng thừa cân nguy hiểm. Một số loại thực phẩm người tràn dịch khớp gối nên ăn là:
- Thực phẩm giàu omega 3: như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi…
- Chất xơ từ trái cây và các loại rau xanh
- Trái cây chứa chất chống oxy hóa như mâm xôi, dâu tây, việt quất…
- Các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: bông cải xanh, rau bina…
Ngoài ra, những người bị tràn dịch khớp gối nhẹ nên tránh các loại thực phẩm không tốt cho xương khớp như:
- Thực phẩm nhiều đường và muối: Làm tăng nặng hơn tình trạng chứa dịch ở khớp gối.
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe và cân nặng.
- Bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Các loại thực phẩm đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ…
Nhìn chung, tràn dịch khớp gối nhẹ là một triệu chứng không gây nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh chỉ cần chú ý chăm sóc tại nhà kết hợp với chế độ dinh dưỡng để giúp phục hồi bệnh nhanh. Trường hợp bệnh ngày càng nghiêm trọng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng, người bệnh cần thăm khám ngay tại các cơ sở y tế.
Trên đây là những thông tin về chứng tràn dịch khớp gối nhẹ và các thông tin liên quan. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!