Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp. Do đó, việc hiểu rõ những đặc điểm của đau khớp háng là điều vô cùng quan trọng để bệnh nhân có được hướng khắc phục kịp thời.
Mô tả tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối
Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối thường có những triệu chứng rất rõ nét. Tình trạng này thường gây sự ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và cuộc sống thường ngày.
Theo đó, những cơn đau thường bắt nguồn từ xương chậu và vùng thắt lưng. Mức độ các cơn đau thường âm ỉ và ngày càng dữ dội. Sau đó, cơn đau sẽ lan xuống phần xương mu, 2 bên của khớp háng và kéo xuống 2 bên của chi dưới. Ngoài triệu chứng đau khớp háng, bệnh nhân còn xuất hiện thêm những triệu chứng khác như:
- Cơ thể mệt mỏi: Những cơn đau tại vùng khớp háng và khu vực xung quanh cùng với áp lực từ bụng bầu sẽ khiến cho mẹ bầu uể oải, mệt mỏi.
- Phần bụng dưới căng tức: Không chỉ ảnh hưởng đến xương mu và khớp háng, những cơn đau khớp háng còn lan xuống vùng bụng phía dưới.
- Khó khăn khi di chuyển: Chứng đau nhức khớp háng khi mang thai tháng cuối sẽ khiến cho khả năng vận động và di chuyển của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai tháng cuối
- Khung xương chậu mở rộng
Khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ sẽ ngày một lớn dần và ngày càng có xu hướng quay xuống phần dưới của tử cung. Khi ấy, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra progesterone và relaxin để giúp cho khung chậu được giãn nở. Có thể nói rằng, sự mở rộng quá mức của khung xương chậu chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau khớp háng.
- Tăng cân quá nhiều
Việc tăng cân khi phụ nữ mang thai là điều không thể tránh khỏi. Một khi khối lượng cơ thể tăng, phần khớp háng sẽ bị tăng áp lực và gây ra tình trạng đau nhức.
- Làm việc quá sức
Thời điểm tháng cuối của thai kỳ là khoảng thời gian mà mẹ bầu có nhiều thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, có những mẹ bầu vẫn làm nhiều công việc nặng nhọc. Điều này sẽ khiến cho những cơn đau tại vùng khớp háng xuất hiện và ngày càng trở nên trầm trọng.
- Thiếu canxi
Việc thiếu hụt canxi khi mẹ bầu mang thai tháng cuối là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức tại vùng khớp háng. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ phải xuất hiện thêm những triệu chứng khác như chân tay tê bì, đau lưng, móng tay giòn, mất ngủ, cơ bắp bị co rút…
- Ảnh hưởng từ các bệnh xương khớp
- Viêm khớp háng: Viêm khớp háng cũng là một trong số những nguyên nhân gây đau khớp háng ở phụ nữ khi mang thai. Đây là hệ quả của việc vận động sai cách, cơ thể bị béo phì – thừa cân, nhiễm khuẩn.
- Thoái hóa khớp háng: Một khi bị thoái hóa khớp háng, lớp sụn ở xung quanh khớp sẽ bị thương tổn. Do đó, càng ở những tháng cuối của thai kỳ, cảm giác đau sẽ ngày một trầm trọng hơn.
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất dễ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Thai nhi khi phát triển ngày càng to sẽ khiến cho vùng cột sống thắt lưng phải gánh chịu nhiều áp lực.
Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh?
Theo ý kiến của các chuyên gia, trên thực tế, chứng đau khớp háng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp sinh. Tuy nhiên, ngoài triệu chứng này ra, mẹ bầu sẽ gặp phải một trong số những dấu hiệu dưới đây:
- Bụng bị tụt thấp xuống.
- Cổ tử cung mở rộng.
- Cân nặng không tăng hoặc tăng rất chậm.
- Thường xuyên bị chuột rút.
- Cơ thể uể oải, mệt mỏi.
- Dây chằng và các khớp giãn ra.
- Bị đi ngoài ra phân lỏng.
- Âm đạo tiết ra dịch nhầy.
- Vỡ màng ối, rò rỉ nước ối.
Cách khắc phục đau khớp háng khi mang thai tháng cuối
- Dành thời gian nghỉ ngơi
Để cải thiện những triệu chứng của đau khớp háng, mẹ bầu cần phải dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Khi cơ thể được nghỉ ngơi, hệ xương khớp cũng như cơ thể sẽ được thư giãn và làm giảm các cơn đau.
- Tắm nước ấm và chườm nóng
Để thực hiện việc chườm nóng, mẹ bầu chuẩn bị túi chườm có nhiệt độ vừa phải. Sau đó, mẹ bầu dùng túi chườm này để đắp lên khu vực khớp háng bị đau nhức. Muốn thấy được sự thay đổi của các cơn đau, mẹ nên thực hiện trong thời gian từ 15 đến 20 phút.
- Điều chỉnh tư thế ngủ
Để cải thiện tình trạng đau khớp háng khi mang thai, việc điều chỉnh tư thế ngủ là điều hết sức cần thiết. Mẹ bầu nên ngủ với tư thế nghiêng người sang phần khớp háng không bị đau nhức. Mẹ có thể co phần đầu gối lại rồi chèn thêm 1 chiếc gối nhỏ ở giữa 2 đầu gối.
- Vận động phù hợp
Mỗi ngày, mẹ bầu nên dành ra khoảng 20 đến 30 phút để tập luyện những bài tập phù hợp. Mẹ bầu không nên tập quá gắng sức bởi sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, mẹ nên dừng lại để nghỉ ngơi.
- Bổ sung canxi khi cần thiết
Một trong số những nguyên nhân dẫn đến chứng đau khớp háng khi phụ nữ mang thai là do cơ thể bị thiếu hụt lượng canxi cần thiết. Khi ấy, mẹ bầu cần phải tăng cường bổ sung những viên uống để bổ sung canxi và bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Các thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào phải kể đến như phô mai, sữa, cá mòi, đậu phụ, ngũ cốc, cải xoăn…
- Thăm khám bác sĩ
Theo sự phân tích ở trên, chứng đau khớp háng khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp sinh.
Chính vì vậy, để xác định chính xác tình trạng, mẹ bầu nên chủ động thăm khám, nhất là khi cơn đau trở nặng kèm theo những dấu hiệu bị chuyển dạ. Khi ấy, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
Những vấn đề liên quan đến chứng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết. Hy vọng với nguồn thông tin này, bạn sẽ có nguồn kiến thức quan trọng để hiểu rõ hơn về tình trạng của mình.