Thoái hóa khớp cổ chân là bệnh lý xương khớp gây ra đau đớn cho người mắc. Bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe nếu không điều trị từ sớm. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp cổ chân là gì?
Trong Y học, thoái hóa khớp là thuật ngữ Y học chỉ tình trạng tổn thương của tất cả các khớp bao gồm cả cổ chân. Sụn khớp vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ bề mặt xương tại nơi các khớp giao với nhau khi bị thoái hóa sẽ gặp phải tình trạng hao mòn, phân hủy.
Thoái hóa khớp cổ chân chỉ tình trạng sụn khớp bao phủ xương chày, xương ống chân và phần trên của xương móng chân bị thoái hóa. Tình trạng này xảy ra sau các chấn thương hoặc do ảnh hưởng của tuổi tác.
Một số triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân xảy ra có thể tự cải thiện trong vài năm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh phù hợp.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp cổ chân
Như đã nói, chấn thương và sự hao mòn theo thời gian là 2 nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân. Theo thống kê thực tế, khoảng 90% trường hợp mắc bệnh do 2 yếu tố này. Các chấn thương bao gồm cả hiện tại và quá khứ đều tiềm ẩn khả năng gây ra bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác.
Thoái hóa khớp cổ chân do chấn thương
Khả năng bị bong gân hoặc gãy xương của cổ chân rất cao. Các chấn thương này nâng cao nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cổ chân lên gấp 7 lần so với người bình thường. Nguyên nhân này chiếm khoảng 70% số ca mắc bệnh được chẩn đoán.
Sau chấn thương, tổn thương ở các khớp sẽ lành lại, chức năng khớp được phục hồi bình thường. Tuy nhiên, những chấn thương để lại cũng gây ra những biến đổi nhất định đến khớp, từ đó dẫn đến viêm khớp trong tương lai. Thông thường, thoái hóa khớp sẽ diễn ra trong thời gian khoảng 2 năm kể từ khi gặp chấn thương. Một số trường hợp dài hơn, có thể lên đến chục năm.
Do ảnh hưởng của tuổi tác
Tuổi tác càng cao, chức năng của hệ thống xương khớp càng suy giảm là điều trị thuận lợi để thoái hóa khớp cổ chân hình thành. Dù không phổ biến như thoái hóa khớp vai, khớp háng hay khớp gối nhưng nguy cơ mắc viêm xảy ra ở cổ chân vẫn cao hơn.
Lão hóa tự nhiên là quá trình ai cũng phải trải qua. Tình trạng này đến sớm hay muộn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc cơ thể của mỗi người.
Thoái hóa khớp cổ chân do bệnh lý
Một số bệnh lý tiềm ẩn có thể là nguyên nhân hình thành thoái hóa khớp cổ chân. Trong đó đặc biệt phải kể đến viêm khớp dạng thấp, viêm khớp toàn thân hoặc viêm khớp phản ứng. Các loại viêm khớp này đều gây ra ảnh hưởng nhất định đến xương khớp, trong đó có khớp cổ chân. Lâu ngày, có thể gây ra thoái hóa khớp cổ chân.
Ngoài ra, nếu người bệnh bị các bệnh lý rối loạn máu như máu khó đông, huyết sắc tố… cũng có thể làm khớp bị tổn thương. Cụ thể, khi bị rối loạn máu, khả năng cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt có thể xảy ra. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hệ thống xương khớp trong cơ thể.
Trường hợp người mắc thoái hóa khớp do bệnh lý tiềm ẩn thường sẽ đau dữ dội hơn so với bệnh lý khác.
Thoái hóa khớp cổ chân do một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên, thoái hóa khớp cổ chân có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:
- Lưu thông máu đến sụn và xương cổ chân kém
- Bàn chân bị bẹt, khoèo hoặc mắc các dị tật bẩm sinh khác
- Thừa cân, béo phì tăng áp lực lên khớp cổ chân
- Gia đình có người mắc thoái hóa khớp.
Trong một số trường hợp, thoái hóa khớp cổ chân xảy ra không rõ nguyên nhân. Y học gọi là thoái hóa khớp cổ chân nguyên phát. Trường hợp này không nhiều, chiếm khoảng 10% các trường hợp bị thoái hóa khớp và thường gặp ở những người cao tuổi. Với các nguyên nhân nguyên phát người bệnh sẽ đỡ đau hơn và chuyển động vẫn tương đối linh hoạt.
Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân
Triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp cổ chân là đau mắt cá chân, cứng khớp, có âm thanh phát ra ở khớp khi hoạt động. Các triệu chứng này đều liên quan trực tiếp đến việc tái phát chấn thương cũ, gây tổn thương cho khớp.
Cụ thể, các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân mà người bệnh gặp phải là:
- Đau nhức: Cơn đau có thể xảy ra ở mắt cá chân, xương chày, mặt sau bàn chân, giữa bàn chân. Ở giai đoạn đầu, các cơn đau chỉ khởi phát khi cổ chân bị tác động, vận động quá sức. Đau có thể dữ dội, bùng phát thành từng đợt và biến mất. Khi nghỉ ngơi, tình trạng đau nhức được cải thiện đáng kể.
- Cứng mắt cá chân: Khớp mắt cá chân bị sưng, giảm độ linh hoạt. Phạm vi vận động bị hạn chế. Các hoạt động như gập cổ chân hoặc di chuyển bàn chân giữa các bên gặp khó khăn.
- Sưng mắt cá chân: Xương mắt cá chân và xương chày cọ xát vào nhau khi sụn ở cổ chân bị hao mòn. Khi đó, khớp bị kích ứng sản sinh ra dịch lỏng thừa cản trở ma sát, từ đó gây sưng mắt cá chân.
- Dáng đi thay đổi: Dáng đi của người bệnh thường không được bình thường do sụn cổ chân ở 2 bên không đồng đều.
- Cổ chân không ổn định: Cổ chân người bệnh bị lệch ra ngoài hoặc vào trong so với vị trí cố định bình thường.
Dựa trên các triệu chứng, người bệnh nên thực hiện điều trị càng sớm càng tốt để tránh sụn khớp bị phá hủy, hoại tử xương, gãy xương, chảy máu bên trong khớp hoặc nhiễm trùng khớp. Để hiểu rõ cụ thể tình trạng bệnh, bạn nên thăm khám tại bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm như chụp X-quang, chụp MRI… Dựa trên kết quả thu được, phương pháp điều trị sẽ chuẩn xác hơn.
Điều trị thoái hóa khớp cổ chân
Y học chưa có phương pháp điều trị dứt điểm thoái hóa khớp cổ chân. Các phương pháp hiện nay chủ yếu giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng, giảm thiểu tối đa khả năng tái phát. Một số phương pháp điều trị được áp dụng là:
- Dùng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau được kê nhằm cải thiện tình trạng đau nhức như Paracetamol, Morphin, Codein… Người bệnh chú ý sử dụng theo đúng liều lượng chỉ định nhằm hạn chế tối đa những tác dụng phụ của thuốc đến thận, gan, dạ dày,
- Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm không chứa Steroid như Ibuprofen, Naproxen… được kê nhằm kiểm soát tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các khớp. Mức độ nguy hiểm và tác dụng phụ của nhóm thuốc này rất nhiều nên người bệnh chú ý khi lựa chọn điều trị.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật loại bỏ viêm, kéo giãn cổ chân để tăng sụn khớp, cấy ghép sụn khớp… được bác sĩ thực hiện để cải thiện bệnh. Phương pháp thường được áp dụng khi các loại thuốc điều trị không mang lại hiệu quả.
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng người bệnh nên có các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hợp lý. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!