Điều trị tràn dịch khớp gối bằng thuốc là phương pháp thường được sử dụng nhất hiện nay. Ưu điểm là giảm đau nhanh, ngăn ngừa tình trạng tràn dịch phát triển. Vậy thuốc tràn dịch khớp gối nào hiệu quả và an toàn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc thông tin xoay quanh vấn đề này.
Các thuốc trị tràn dịch khớp gối được dùng phổ biến hiện nay
Khớp gối là cơ quan tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong hệ vận động của con người. Chính vì vậy đây cũng là vị trí dễ gặp tổn thương như viêm khớp, giãn dây chằng hay tràn dịch khớp gối. Nguyên nhân chính là do những chấn thương tại vùng gối không được điều trị triệt để hay áp lực từ trọng lượng ở người thừa cân, béo phì.
Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch ở vùng đầu gối tích tụ nhiều hơn bình thường khiến đầu gối sưng to, đỏ và đau nhức. Khi này các hoạt động của người bệnh bị bạn chế và ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh nặng hầu như không thể cử động vùng khớp gối, các cử động nhẹ đều gây đau đớn và khó chịu.
Lâu ngày người bệnh đối diện với tình trạng yếu cơ, teo cơ và bại liệt hoàn toàn. Vì vậy điều trị bệnh sớm là hoàn toàn cần thiết để có thể mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, hiệu quả giúp người bệnh có thể bảo toàn các chức năng của cơ khớp vùng gối.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để chữa tràn dịch khớp gối trong đó sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tình trạng viêm, sưng đau thuyên giảm nhanh, mang tới sự thoải mái cho người bệnh.
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và cơ địa của người bệnh mà các loại thuốc trị tràn dịch khớp gối hay được sử dụng bao gồm:
Thuốc giảm đau thông thường
Các bác sĩ sẽ kê đơn Paracetamol nhằm mục đích giảm đau khi người bệnh gặp các cơn đau nhói lâu ngày. Khi sử dụng Paracetamol, thần kinh trung ương sẽ bị ức chế và sản sinh ra prostaglandin – giúp giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra dòng thuốc này còn có công dụng hạ sốt nên có thể dùng trong một số trường hợp người bệnh bị viêm kèm sốt do nhiễm trùng khớp gối.
Cách sử dụng:
- Thuốc chống chỉ định với người thiếu máu, dị ứng với Paracetamol, phụ nữ có thai và cho con bú, người nghiện rượu.
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nên sẽ sử dụng qua đường uống, mỗi ngày không uống quá 4 gam Paracetamol, mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4 giờ.
- Paracetamol có thể mang tới một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, đau dạ dày, chán ăn, bồn chồn…..
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Đây là sản phẩm có công dụng giảm đau, kháng viêm. Thuốc được chỉ định cho trường hợp tràn dịch khớp gối gây đau, viêm khớp hay người bệnh không sử dụng được Paracetamol. Sau một thời gian sử dụng thuốc giúp giảm đau, giảm phù nề và bảo tồn khả năng vận động cho người bệnh.
Cách sử dụng:
- Chống chỉ định với phụ nữ mang thai, người bị rối loạn đông máu, người bị xuất huyết dạ dày, suy tim, nhồi máu cơ tim, dị ứng với NSAID.
- Thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên dùng trong thời gian ngắn, không dùng quá 5 ngày.
- Người bệnh sử dụng theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa dựa trên tình trạng bệnh. Thuốc có thể gây buồn ngủ, loét dạ dày, chóng mặt, phát ban, dị ứng thể nhẹ… Bạn nên ngừng thuốc khi thấy bất kỳ tác dụng phụ nào và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid)
Được dùng khi người bệnh không đáp ứng thuốc với Paracetamol, NSAID. Đây là loại thuốc giảm đau loại mạnh, có nhiều tác dụng phụ nên các bác sĩ sẽ cân nhắc kĩ trước khi kê loại thuốc này. Thuốc thường được chỉ định khi người bệnh đã vào giai đoạn nặng, trong trường hợp khẩn cấp.
Cách sử dụng
- Không dùng cho người suy tim, suy hô hấp, suy gan, người có tiền sử nghiện chất kích thích, người dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) được dùng bằng đường miệng. Người bệnh nên uống thuốc với nhiều nước để giảm kích ứng dạ dày. Khi sử dụng liều cao trong vài ngày thuốc có thể gây chán ăn, táo bón, nôn và thở chậm, nhịp tim nhanh…
Thuốc kháng sinh
Đây là loại thuốc phổ biến được dùng khi người bệnh bị tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn hay do nhiễm trùng lâu ngày ở vùng gối.
Thuốc có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của các tác nhân gây bệnh từ đó tiêu diệt các tác nhân này. Tuy nhiên để kháng viêm và giảm đau, khi sử dụng thuốc kháng sinh người bệnh cần dùng thêm các loại thuốc giảm đau, chống viêm để tăng hiệu quả quá trình điều trị.
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: Gentamycin, Vancomycin, Nafcillin…..
Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn mà thuốc có thể dùng từ 2 – 4 tuần với liều lượng phù hợp theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt, kích ứng dạ dày, dị ứng dạng nhẹ, đổi màu răng đối với trẻ. Trẻ dùng thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ bị đen răng và xỉn màu răng.
Corticosteroid
Đây là thuốc chống viêm loại mạnh, gây ức chế hệ miễn dịch nên giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Thuốc được dùng khi người bệnh bị viêm khớp gối nặng, tràn dịch khớp gối và không có tương tác với thuốc chống viêm không steroid. Thuốc có thể sử dụng dưới dạng uống hoặc tiêm.
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)
Đây là thuốc trị tràn dịch khớp gối thường được sử dụng do có khả năng tái tạo phần sụn khớp, xương bị tổn thương. Bên cạnh đó thuốc còn giúp hạn chế các tổn thương ở vùng khớp, giảm đau một cách nhanh chóng và ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp do tuổi tác, bảo toàn hệ vận động của người bệnh.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc dùng cho bệnh nhân tràn dịch khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, chống chỉ định với người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai, bệnh phổi mạn tính.
- Thuốc được bào chế với dạng viên và nên uống với nhiều nước để giảm các kích ứng lên dạ dày.
- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây đau đầu, buồn nôn, rối loạn máu.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị tràn dịch khớp gối
Trong quá trình sử dụng thuốc trị tràn dịch khớp gối, để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chú ý một số điểm sau:
- Không dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh có thể dùng một số thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, các cơn đau chưa xuất hiện quá nhiều. Dùng thuốc theo chỉ định trên tờ hướng dẫn, không dùng quá liều và dùng không quá 7 ngày.
- Sử dụng thuốc đúng như hướng dẫn để phòng tránh những rủi ro, biến chứng từ thuốc. không dùng quá lâu dễ dẫn tới các tác dụng phụ hay ngộ độc thuốc.
- Thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh, tình trạng bệnh, các loại thuốc bị kích ứng để được kê đơn chính xác và hiệu quả.
- Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương hướng điều trị phù hợp, đúng đắn nhất.
- Có thể kết hợp dùng thuốc cùng vật lý trị liệu hay các bài tập thể thao cường độ nhẹ, phù hợp với thể trạng để rút ngắn thời gian điều trị.
- Cần thông báo cho bác sĩ khi gặp bất kỳ vấn đề nào khi sử dụng thuốc để có sự tư vấn kịp thời.
- Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh chính xác nhất.
Bài viết đã giới thiệu tới bạn đọc các loại thuốc trị tràn dịch khớp gối tốt nhất hiện nay và những vấn đề cần lưu ý. Bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có thể phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.