Dây thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu giữa não bộ và cơ thể. Khi dây thần kinh bị tổn thương thì sẽ gây ra nhiều rối loạn bên trong cơ thể. Điều này sẽ khiến người bệnh mắc phải một số bệnh lý liên quan đến dây thần kinh rất nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về cấu tạo, chức năng cũng như các bảo vệ dây thần kinh khỏe mạnh trong bài viết dưới đây.
Dây thần kinh là gì?
Dây thần kinh bao gồm một bó sợi. Các sợi trong dây thần kinh có tên là sợi trục. Mỗi sợi trục xung quanh có một mô liên kết được gọi là endoneurium.
Dây thần kinh có chức năng chính đó là dẫn truyền các xung điện nhằm nhận và gửi thông tin giữa cơ thể và não bộ. Dây thần kinh là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thần kinh. Không biết được chính xác mỗi người có bao nhiêu dây thần kinh trong cơ thể. Tuy nhiên có thể biết rằng mỗi người có hàng trăm dây thần kinh và hàng tỷ tế bào chạy từ đỉnh đầu đến ngón chân.
Dây thần kinh trong cơ thể bao gồm các loại như sau:
- Dây thần kinh tự chủ: Dây thần kinh chi phối các việc làm tự nguyện hoặc không tự nguyện ở cơ thể. Chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể.
- Dây thần kinh vận động: Dây thần kinh kiểm soát các hoạt động bên trong cơ thể bằng việc truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ sinh học trong cơ thể.
- Dây thần kinh cảm giác: Dây thần kinh sẽ chuyển thông tin từ da, cơ đến tủy sống và bộ não. Thông tin này sẽ được xử lý để cảm giác các cơn đau đớn hoặc các thông tin khác.
Cấu trúc của dây thần kinh
Dây thần kinh sẽ tạo nên hệ thần kinh ngoại biên. Toàn bộ dây thần kinh sẽ được bọc thêm bởi lớp mô liên kết endoneurium khác. Từ đó giúp tạo thành một ống không bị đứt đoạn kể từ bề mặt tủy sống cho đến các thụ thể cảm giác. Dây thần kinh sẽ bó lại với nhau và di chuyển cùng các mạch máu. Bởi vì các tế bào thần kinh ở dây thần kinh có nhu cầu năng lượng rất cao.
Cấu trúc của dây thần kinh bao gồm:
- Nhóm tế bào thần kinh tổ chức thành các bó bên trong dây thần kinh.
- Bó sợi thần kinh được bao quanh từ các sợi collagen và máng đáy.
- Tế bào thần kinh và mạch máu được giữ bên trong lớp màng bởi mô liên kết.
- Giữa các bó sợi fascicles bao gồm các động mạch và tĩnh mạch. Mạch máu sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh.
Chức năng của dây thần kinh
Dây thần kinh có chức năng chính là dẫn truyền xung điện hóa và truyền tải các thông tin. Xung điện được thực hiện từ tế bào thần kinh riêng lẻ và tạo nên dây thần kinh. Xung điện sẽ truyền tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác qua các khớp thần kinh. Thông tin sẽ được chuyển hóa từ điện thành hóa học rồi chuyển lại thành điện.
Dây thần kinh cảm giác thì chứa các thông tin từ cơ quan thụ cảm giống như da. Từ đó đi đến hệ thần kinh trung ương và xử lý thông tin. Các dây thần kinh vận động sẽ đưa thông tin từ hệ thống thần kinh trung ương đến cơ và dẫn các chuyển động.
Dây thần kinh bị tổn thương thì đường truyền sẽ không đi đúng. Từ đó khiến người bệnh mắc phải các tổn thương thần kinh như động kinh, mất cảm giác, khó ngủ, bệnh Parkinson…
Những vấn đề tác động đến dây thần kinh
Trong một vài tình huống, dây thần kinh có thể gặp phải một số trường hợp và bị tổn thương. Cụ thể:
- Nhiễm trùng như một số bệnh lý viêm não, bại liệt, viêm màng não…
- Một số vấn đề về thể chất như chấn thương khi vận động, tập thể thao, hội chứng ống cổ tay…
- Mắc phải một số bệnh lý như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng hoặc Alzheimer…
- Mắc phải một số vấn đề về mạch máu như thiếu máu, đột quỵ, tụ máu dưới màng cứng…
Phương pháp giữ dây thần kinh khỏe mạnh
Giống như các cơ quan khác trong cơ thể, dây thần kinh nên được nghỉ ngơi và thư giãn. Có rất nhiều phương pháp giữ cho dây thần kinh khỏe mạnh mà bạn có thể thực hiện. Trong đó ngủ là phương pháp phục hồi dây thần kinh tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc sức khỏe dây thần kinh bằng một số biện pháp như sau:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dây thần kinh cần được bổ sung vitamin, khoáng chất, protein để hoạt động khỏe mạnh. Một số thực phẩm tốt cho dây thần kinh bạn có thể bổ sung như sau:
- Socola đen là một thực phẩm giàu tryptophan rất tốt cho dây thần kinh. Từ đó hỗ trợ truyền tín hiệu ở dây thần kinh này sang dây thần kinh khác.
- Hoạt chất canxi, kali có nhiều trong các loại trái cây như chuối, cam, lựu, rau xanh cũng rất tốt cho dây thần kinh. Vì vậy, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày của mình.
- Theo nghiên cứu, bổ sung nhiều vitamin B rất tốt cho hệ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh. Đặc biệt, vitamin B12 giúp bảo vệ vỏ myelin và dây thần kinh. Các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gia cầm, hải sản có chứa nhiều vitamin B12 mà bạn có thể bổ sung.
Tập luyện yoga để kéo căng dây thần kinh
Khi làm việc căng thẳng, áp lực trong một thời gian dài thì hormone cortisol sẽ được sản sinh rất cao và liên tục. Hormone này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khiến bạn bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung và ảnh hưởng đến não bộ.
Vì thế, để giảm lượng hormone này và kéo căng dây thần kinh thì bạn cần tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Chẳng hạn, bạn có thể luyện tập các bộ môn yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội. Từ đó giúp làm giảm nồng độ cortisol và kích hoạt hệ thống thần kinh não bộ.
Trên đây là những thông tin về dây thần kinh mà bạn cần tìm hiểu. Dây thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các thông tin và phản hồi trong cơ thể. Vì vậy, đảm bảo có hệ thống dây thần kinh khỏe mạnh bằng cách ăn uống đầy đủ chất, thư giãn, vận động cơ thể vừa sức là việc mà ai cũng nên làm.