Viêm khớp dạng thấp trẻ em thường khiến cho các khớp bị sưng, đỏ và viêm kéo dài. Nếu không được khắc phục một cách kịp thời, tình trạng này sẽ khiến cho da cũng như các cơ quan nội tạng bị tổn thương.
Viêm khớp dạng thấp trẻ em là gì?
Viêm khớp dạng thấp trẻ em hay còn có tên gọi khác là viêm khớp vô căn vị thành niên hay viêm khớp dạng thấp vị thành niên. Căn bệnh này thường xảy ra chủ yếu ở những trẻ dưới 16 tuổi. Đặc biệt, bệnh sẽ có xu hướng phát sinh vào những đợt viêm cấp cho đến khi đến độ tuổi trưởng thành. Đặc trưng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp trẻ em đó là các khớp bị cứng, đỏ và sưng.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp trẻ em
Viêm khớp dạng thấp trẻ em chính là một dạng của rối loạn hệ miễn dịch. Bệnh thường tiến triển khi cơ thể cũng như hệ miễn gặp phải nhiều vấn đề. Điều này sẽ khiến cho các tế bào và mô bị tấn công mạnh mẽ dẫn đến viêm.
Trên thực tế, những nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn miễn dịch ở những trẻ bị viêm khớp dạng thấp vẫn chưa thể được xác định rõ ràng. Tuy vậy, theo một số nghiên cứu cho thấy, căn bệnh này thường liên quan đến yếu tố môi trường và yếu tố di truyền.
Yếu tố rủi ro của bệnh viêm khớp dạng thấp trẻ em
- Giới tính: So với trẻ em nam thì trẻ em nữ có nguy cơ mắc phải căn bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn.
- Yếu tố di truyền: Những trẻ nhỏ có người thân bị viêm khớp dạng thấp thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với thông thường.
- Môi trường sống: Khi sống trong môi trường có nhiều nấm mốc, khói bụi, vi khuẩn… nguy cơ trẻ mắc phải căn bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ cao hơn.
Phân loại viêm khớp dạng thấp trẻ em
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thể viêm ít khớp
Đây là tình trạng viêm khớp thường xảy ra dưới 4 khớp. Khi ấy, khuỷu tay và khớp gối là khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất. Ngoài ra, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến mắt và những cơ quan ngoài khớp khác.
Viêm khớp dạng thấp trẻ em thể viêm đa khớp
Đây là tình trạng viêm khớp thường gây ra sự thương tổn ít hơn 5 khớp. Khi ấy, sự tổn thương sẽ xảy ra ở những khớp nhỏ và đối xứng ở hai bên cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp trẻ em thể viêm hệ thống
Viêm khớp dạng thấp trẻ em thể viêm hệ thống chính là tình trạng viêm khớp gây ra sự thương tổn ở ngoài khớp và trong khớp. Khi ấy, những cơ quan trong cơ thể bị tổn thương. Một số cơ quan như tim, gan, lách và hệ bạch tuyết cũng sẽ bị rối loạn.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp trẻ em
Triệu chứng tại khớp
- Đau nhức tại những khớp bị tổn thương.
- Cứng khớp sau khi ngủ dậy.
- Khớp bị sưng và đỏ.
- Dáng đi thay đổi.
Triệu chứng toàn thân
- Trẻ bị sốt cao,da xanh xao.
- Cơ thể gầy sút, mệt mỏi.
- Chán ăn.
- Bị nổi mẩn ở chân hoặc cánh tay.
- Trong trường hợp nặng có thể xảy ra viêm mắt.
Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm khớp dạng thấp trẻ em nếu không được khắc phục một cách kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm mắt và những bệnh lý có liên quan: Viêm mống mắt, viêm màng bồ đào…
- Gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ: Trẻ bị gầy yếu, chậm lớn, chiều cao thấp…
- Những biến chứng khác: Thiếu máu mạn tính, viêm mạch máu, bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, bệnh về lá lách, phổi, gan…
Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?
- Chẩn đoán lâm sàng
- Kiểm tra mức độ của các cơn đau.
- Kiểm tra phạm vi chuyển động của các khớp, tình trạng sưng đỏ ở các khớp.
- Kiểm tra các biểu hiện ở bên ngoài của người bệnh.
- Kiểm tra những tổn thương ở bên ngoài da.
- Chẩn đoán cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu bao gồm các kiểm tra như kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu, kháng thể kháng nhân, protein phản ứng C…
- Chụp X-quang: Mục đích của phương pháp này đó là loại trừ những nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp trẻ em và các yếu tố gây hạn chế khả năng vận động.
- Chụp cộng hưởng từ: Nhằm xác định được những sự bất thường xảy ra ở xương.
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
- Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
- Sử dụng thuốc chống khớp để điều chỉnh bệnh lý: Điển hình như Methotrexate.
- Sử dụng thuốc Corticosteroid.
- Thuốc sinh học: Điển hình như Canakinumab (Ilaris), Abatacept (Orencia), Etanercept (Enbrel), Adalimumab (Humira), Tocilizumab (Actemra),
- Liệu pháp thay thế/ bổ sung
- Chườm nóng
Việc chườm nóng sẽ giúp cải thiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm một cách hiệu quả.
- Chườm lạnh
Khi thực hiện việc chườm lạnh, các khớp sẽ được cải thiện các triệu chứng khó chịu, đau nhức một cách hiệu quả.
- Xoa bóp
Việc xoa bóp sẽ khiến cho các khớp xương được thư giãn và tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi thực hiện việc xoa bóp một cách đều đặn sẽ giúp người bệnh thuyên giảm chứng căng cơ và cơ cứng hiệu quả.
- Châm cứu
Liệu pháp châm cứu sẽ khiến cho các khớp xương được tăng cường độ linh hoạt và làm thuyên giảm những triệu chứng đau nhức một cách khó chịu.
3. Vật lý trị liệu
Việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng làm thuyên giảm những triệu chứng của cứng khớp, tăng cường khả năng vận động và giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn.
4. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống tốt
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao và các bài tập thể chất đều đặn mỗi ngày.
- Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn, tránh để trẻ đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Tránh để trẻ thực hiện các động tác gây ảnh hưởng đến khớp như bẻ khớp, vặn khớp, cầm đồ vật kích thước nhỏ.
Chế độ ăn uống
Trẻ nhỏ bị viêm khớp dạng thấp nên bổ sung những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày:
- Thực phẩm dồi dào vitamin: Điển hình như bông cải, ớt chuông, trái cây…
- Thực phẩm giàu canxi: Trứng, sữa, cá…
- Nguồn thực phẩm giàu axit béo omega 3: Cá trích, cá hồi, hàu biển…
- Thực phẩm giàu mangan: Tảo biển, việt quất, rau cải xoăn, cá hồi, cá mòi…
Bên cạnh đó, trẻ cần kiêng:
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ: Khoai lang chiên, gà rán, nội tạng động vật.
- Thực phẩm đóng hộp: Chà bông, thịt xông khói, xúc xích…
- Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Bánh quy, bánh ngọt, rau cải muối chua…
5. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp rất ít khi sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp trẻ em. Phương pháp phẫu thuật thường áp dụng khi tình trạng viêm khớp dạng thấp trẻ em trở nên trầm trọng và các phương pháp điều trị khác thường không mang đến hiệu quả rõ rệt.
Toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề viêm khớp dạng thấp trẻ em đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ qua phần trên của bài viết. Để bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tốt nhất bạn nên thực hiện việc thăm khám và điều trị kịp thời ngay từ khi phát hiện ra những dấu hiệu bệnh lý.