Đau thần kinh tọa là căn bệnh rất hay xảy ra ở người già, đặc biệt là mỗi khi thời tiết thay đổi. Bệnh thường gây ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy đau thần kinh tọa ở người già là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết sau.
Bệnh đau thần kinh tọa ở người già là gì?
Dây thần kinh tọa có chiều dài lớn nhất cơ thể. Dây thường chạy từ vùng thắt lưng xuống phía dưới của chân. Dây thần kinh tọa có chức năng điều khiến hoạt động và chi phối cảm giác ở các chân. Từ đó giúp chân cử động linh hoạt và nhịp nhàng, giúp cho quá trình đứng lên, ngồi xuống diễn ra thuận lợi.
Những cơn đau thần kinh tọa thường kéo dài từ âm ỉ đến dữ dội. Theo thống kê cho thấy có đến 17% số người trên 60 tuổi mắc phải căn bệnh này. Đau thần kinh tọa gây cho con người cảm giác đau đớn và khiến cho quá trình vận động gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh là điều vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân khiến người già bị đau thần kinh tọa
Sở dĩ người già hay bị đau thần kinh tọa là do họ gặp phải một trong số các tình trạng sau:
- Do vùng thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm: Theo thời gian, cơ thể con người dần trở nên lão hóa. Kéo theo đó là tình trạng thoái hóa xương khớp cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Nguyên nhân là do phần nhân nhầy ở trong lớp thoát vị đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài. Từ đó gây đè nén, chèn ép lên các dây thần kinh. Đây là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh đau thần tọa ở người già.
- Do vùng cột sống của thắt lưng xuất hiện các dấu hiệu bất thường như hẹp vùng cột sống, trượt các đốt sống, xương có các khối u, xương bị viêm nhiễm, cuống của đốt sống phình to, thoái hóa khớp…
- Do đau cơ vùng tháp chậu, chậu xương bị viêm khớp, xuất hiện các khối u.
- Các chấn thương trong tai nạn lao động hay nghề nghiệp sẽ làm kích ứng các dây thần kinh. Từ đó gây nên căn bệnh đau thần kinh tọa.
- Do ống sống của người bệnh gặp phải các vấn đề như xuất hiện các khối u, viêm màng nhện, áp xe vùng ngoài của màng cứng…
- Những thói quen trong làm việc và sinh hoạt như ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế, chơi các môn thể thao quá sức… đều càng làm tăng thêm mức độ trầm trọng của căn bệnh.
- Một số nguyên nhân khác: Phì đại vùng dây chằng vàng, giãn phần tĩnh mạch ở quanh rễ…
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa ở người già
Những biểu hiện, dấu hiệu của bệnh được nhận biết rất rõ ràng. Một số triệu chứng điển hình của căn bệnh đó là:
- Xuất hiện các cơn đau lan dọc theo phần đường đi của các dây thần kinh tọa. Ban đầu, các cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng rồi lan sang phần mông và đùi. Đồng thời lan sang các khu vực khác như phần trước của bàn chân, mắt cá chân…
- Tần suất các cơn đau trở nên dữ dội hơn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc đi tiểu tiện.
- Nếu các cơn đau trở nên dữ dội, người bệnh sẽ có thể không nhấc chân và cúi người được như bình thường. Trầm trọng hơn là vùng mông, chân và đùi bị teo cơ và không thể cử động mạnh.
Điều trị đau thần kinh tọa ở người cao tuổi cần lưu ý gì?
- Mục đích của việc điều trị đau thần kinh tọa đó là nhằm hạn chế các cơn đau, ức chế sự phát triển của căn bệnh cũng như phòng ngừa tình trạng đau có nguy cơ tái phát trở lại.
- Khi dùng thuốc Tây điều trị , đặc biệt là nhóm thuốc chứa corticoid, thuốc không steroid , người bệnh sẽ gặp phải các tác dụng phụ như hệ tiêu hóa bị xuất huyết, loãng xương, huyết áp tăng, đái tháo đường… Chính vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, bạn cần phải tham khảo thật kỹ ý kiến của các bác sĩ.
- Cần phối hợp điều trị từ các nguyên nhân, điều trị cả toàn thân và điều trị ngay tại chỗ.
- Trong trường hợp người bệnh bị đau đột ngột và dữ dội, cách tốt nhất là nên nằm yên bất động ở một chỗ. Đặc biệt, bệnh nhân không được xoa nắn, đấm bóp hoặc tác động vào các vùng xương bị tổn thương. Thay vào đó là nên sử dụng các loại thuốc giảm đau đã được các bác sĩ kê đơn.
- Cần chú ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh bởi lẽ người già thường hay mắc phải các bệnh lý như béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh về tim mạch, xuất huyết hệ tiêu hóa…
- Khả năng đào thải thuốc ở người già thường yếu hơn nhiều so với những người trẻ tuổi. Chính vì vậy, khi dùng thuốc Tây cho người già, bạn cần đặc biệt chú ý đến liều lượng. Nên tăng liều sử dụng theo thời gian và không nên dùng thuốc dài ngày.
- Người già nên kết hợp thêm các phương pháp chữa như dùng các bài thuốc dân gian, bấm huyệt, xoa bóp, sử dụng vật lý trị liệu… để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như cua, tôm, trứng, thịt nạc… chứa nhiều magie và canxi để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp. Kèm theo đó là hạn chế sử dụng chất kích thích, các loại gia vị như tinh bột, muối, đường… trong chế độ ăn hàng ngày.
Phòng tránh đau thần kinh tọa ở người già
Để phòng tránh bệnh, người bệnh nên áp dụng các phương pháp sau:
- Cần theo dõi định kỳ mật độ của xương để sớm phát hiện ra căn bệnh loãng xương. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng của những người hay làm các công việc nặng nhọc và thường xuyên phải ngồi lâu trong nhiều giờ. Những công việc điển hình đó là lái xe, nhân viên văn phòng, nhân viên vận hành máy móc…
- Tăng cường tập luyện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền định để tăng cường khả năng lưu thông và tuần hoàn máu hiệu quả. Bạn chỉ nên thực hiện các động tác đơn giản và không mất quá nhiều sức.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Bỏ bia rượu, thuốc lá, tránh căng thẳng, stress, hạn chế ăn nhiều tinh bột bởi rất dễ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
Căn bệnh đau thần kinh tọa ở người già cần được điều trị một cách kịp thời và dứt điểm. Có như vậy thì khả năng vận động và sức khỏe của chúng ta mới không bị ảnh hưởng một cách trầm trọng. Chúc bạn chữa bệnh thành công!