Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu có tốt hay không? Áp dụng biện pháp chữa trị bằng ngải cứu thế nào hiệu quả nhất? Là những câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi lẽ lá ngải từ lâu đã được nhân dân ta sử dụng phổ biến như một vị thuốc giảm đau nhức cho các bệnh cơ xương khớp.
Trong những vấn đề liên quan đến xương khớp, đau dây thần kinh tọa khá phổ biến. Tình trạng xảy ra khi các dây thần kinh tọa bị chèn ép, dẫn đến hiện tượng đau nhức khu vực xương chậu cũng như cảm giác tê bì khó chịu ở tay và chân. Nhiều người cho rằng bệnh lý xương khớp này tập trung chủ yếu ở người cao tuổi, nhưng trong những năm gần đây, xu hướng bệnh nhân đang ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân là do thói quen sống không lành mạnh, ít vận động và tiêu thụ quá nhiều chất béo từ đồ ăn nhanh khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát.
Đau dây thần kinh tọa không phải là tình trạng khó điều trị, thậm chí có một số trường hợp bệnh tự thuyên giảm sau khoảng 4 tuần mà không cần dùng thuốc. Đối với những người đã phát ngấy vì các loại thuốc giảm đau không chứa steroid, các bài thuốc dân gian từ ngải cứu có thể là một lựa chọn thay thế đáng thử.
Cách chữa ngải cứu bằng lá ngải cứu đã được người dân Việt Nam áp dụng từ lâu đời. Vốn dĩ từ xưa, các cụ ta cũng đã sử dụng loại thực vật này như là một vị thuốc chứ không đơn thuần là thực phẩm. Theo các sách y học cổ y cổ truyền ghi lại, lá ngải cứu có vị cay và đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu trừ hàn thấp trong cơ thể. Hàn thấp chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề đau nhức xương khớp ở cơ thể con người.
Còn đối với y học hiện đại, ngải cứu được biết đến với cái tên Artemisia, thuộc họ cúc tần. Chiết xuất từ lá ngải cứu có chứa một lượng lớn tinh dầu và hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa như cineol, atemose, thujone,…Nhờ vào những hoạt chất quý này mà ngải cứu có khả năng giảm đau, giảm viêm sưng và sát trùng rất hiệu quả.
Chính vì vậy, lá ngải cứu là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị chứng đau dây thần kinh tọa rất đáng thử. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước đó.
Các cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
Các cách dùng ngải cứu trị chứng đau nhức dây thần kinh tọa rất đa dạng. Trong đó, phổ biến nhất gồm có:
Lá ngải cứu kết hợp cùng giấm gạo
Trong giấm gạo lên men tự nhiên có chứa một lượng lớn axit lactic có tác dụng chống viêm và giảm đau nhức ngoài da rất hiệu quả.
Bạn sẽ cần chuẩn bị: Khoảng 40g lá ngải cứu tươi, 1 thìa canh giấm gạo nguyên chất.
Cách sử dụng gồm có bước như sau:
- Ngải cứu sơ chế để loại bỏ đất bụi và cỏ dại lẫn trong đó.
- Giã nhuyễn lá ngải trong cối đá, thêm giấm trắng vào trộn đều.
- Cho hỗn hợp trên vào chảo, rang cho đến khi âm ấm thì tắt bếp. Dùng vải xô để đắp thuốc vào vùng thắt lưng, để qua đêm.
- Thực hiện đều đặn trong vài ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm hẳn.
Lá ngải cùng muối hột giảm đau nhức nhanh chóng
Bài thuốc này sử dụng hai nguyên liệu chính là ngải cứu và muối hột. Muối hột vị mặn, có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng hiệu quả. Đây là bài thuốc áp dụng tại chỗ, có tác dụng giảm đau nhanh chóng cho người bệnh.
Bạn sẽ cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau: Lá ngải 50g, muối hột 1/2 thìa canh.
Các bước tiến hành như sau:
- Lá ngải cứu nên chọn lá già hẳn để lượng tinh dầu tiết ra nhiều hơn, sơ chế rồi để ráo nước.
- Cho lá ngải lên chảo chống dính, sao ở lửa nhỏ. Đến khi phần lá bắt đầu quắt lại, đổ vào muối hột và rang đến khi có khói trắng bốc lên.
- Cho hỗn hợp lá ngải và muối hột trên vào túi sửa hoặc khăn bông. Dùng lòng bàn tay kiểm tra nhiệt độ trước rồi dùng thuốc chườm lên khu vực bị đau nhức.
- Thực hiện đến khi thuốc nguội hẳn. Nếu cơn đau vẫn còn, bạn có thể tiếp tục rang nóng thuốc để chườm.
Rượu trắng và ngải cứu trị đau thần kinh tọa
Rượu trắng cao độ xuất hiện trong hầu hết các bài thuốc xoa bóp giảm đau nhức xương khớp. Trong rượu trắng có chứa cồn, có đặc tính chống viêm sưng và lưu thông khí huyết nhanh chóng.
Vời bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: 1 chén hạt mít rượu nếp trắng nguyên chất, 50g lá ngải cứu tươi.
Các bước tiến hành như sau:
- Lá ngải hái về đem rửa cho sạch bùn đất, để cho nước ráo bớt rồi đem giã nát.
- Thêm rượu trắng và phần bã ngải cứu, để khoảng 1 phút rồi dùng vải xô ép lấy nước cốt.
- Chưng cách thủy nước cốt trong vài phút cho ấm nóng. Thoa phần nước thuốc lên trên vùng bị đau nhức, kết hợp với massage nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu tốt hơn.
- Bạn có thể áp dụng biện pháp này hàng ngày cho đến khí cảm giác đau nhức thuyên giảm hẳn.
Lưu ý khi sử dụng ngải cứu trị đau dây thần kinh tọa
Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ lá ngải cứu, bạn cần lưu ý một số các vấn đề sau đây:
- Thận trọng khi dùng trên da: Lá ngải cứu không độc và cũng rất ít trường hợp bị kích ứng bởi lá ngải. Tuy nhiên, nếu bạn là người có làn da nhạy cảm, tốt nhất là bạn nên cẩn thận trong quá trình dùng thuốc, đặc biệt với trường hợp sử dụng cả rượu. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước đó để đảm bảo an toàn.
- Không tự ý kết hợp lá ngải và thuốc Tây y: Dù rằng các bài thuốc từ lá ngải đều là dạng thuốc đắp, bạn cũng không nên tự ý dùng lá ngải chung với các loại thuốc Tây y. Bời vì điều này có thể dẫn đến tương tác thuốc không mong muốn.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe: Lá ngải cứu là biện pháp dân gian dùng ngoài da, phần lớn hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa. Vì thế, trong khi dùng lá ngải chữa đau nhức do bệnh thần kinh tọa, bạn nên theo dõi tình trạng tiến triển của sức khỏe. Nếu không nhận thấy sự cải thiện, tốt hơn hết là bạn nên đi khám tại bệnh viện.
Chữa đau thần kinh tọa bằng lá ngải là biện pháp quen thuộc và phổ biến, nhưng không có nghĩa là không tồn tại rủi ro. Lời khuyên là bạn nên dành thời gian đi khám trước để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên tăng cường vận động thể chất và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học.