Đau thần kinh tọa ảnh hưởng trực tiếp đến lưng và hai chi dưới của cơ thể. Bởi vậy, nhiều người thắc mắc không biết đau thần kinh tọa có nên đạp xe không? Tìm hiểu thông tin cụ thể trong nội dung sau!
Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?
Dây thần kinh tọa là một trong những loại dây thần kinh dài nhất kéo dài từ hông qua đùi, cẳng chân rồi phân nhánh xuống 2 chi dưới. Loại bệnh này còn được nhiều người gọi là đau thần kinh hông to. Khi dây thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương sẽ gây nên những cơn đau ở vùng lưng, hai cẳng chân và vùng hông ảnh hưởng trực tiếp đến vận động và sinh hoạt hàng ngày.
Chính bởi nguyên nhân trên, nhiều người lo ngại không biết có nên đi xe đạp hay không? Các báo cáo y khoa đã khẳng định, người bệnh nên đi xe đạp bởi đây cũng là một bộ môn thể dục thể thao tốt cho vận động. Đạp xe sẽ giúp phần chi dưới, hông của người thêm dẻo dai và linh hoạt hơn. Duy trì hoạt động đạp xe mỗi ngày, hệ xương khớp khỏe mạnh, từ đó có thể ngăn chặn bệnh này.
Tác dụng của việc đạp xe với người đau dây thần kinh tọa
Đạp xe không chỉ các tác dụng với người bệnh đau dây thần kinh tọa mà còn có lợi cho cảnh những người mắc bệnh lý xương khớp khác. Một số tác dụng của việc đạp xe gồm:
- Cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai của hệ cơ xương khớp: Đạp xe chủ yếu tác động vào phần hông và thân dưới theo chuyển động của việc đạp xe. Quá trình luyện tập này sẽ giúp cơ xương được giãn nở, dẻo dai hơn.
- Giảm đau nhức, tê bì: Cơ bắp được kéo căng khi người bệnh đạp xe, từ đó làm giảm lực tối đa nên vùng thắt lưng. Cảm giác đau đớn và tê bì cũng giảm hẳn khi tuần hoàn máu của người bệnh được cải thiện.
- Duy trì tâm trạng tích cực: Việc đạp xe 30 phút vào sáng sớm giúp tinh thần người bệnh luôn thoải mái, giảm thiểu tối đa mệt mỏi và sự căng thẳng. Khi cơ thể được thả lỏng, các triệu chứng đau nhức của bệnh sẽ được cải thiện.
- Cải thiện giấc ngủ: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, các cơn đau do bệnh lý gây ra làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Đạp xe được xem là phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng này. Một nghiên cứu khoa học của trường Đại học Stanford của Mỹ đã chỉ ra, 30 phút đạp xe mỗi ngày giúp người tập có một giấc ngủ sâu, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn những người không tập luyện bộ môn thể thao này.
- Não bộ khỏe hơn: Tuần hoàn máu trong cơ thể đặc biệt đến não bộ được tăng cường giúp người bệnh tăng cường được trí nhớ, sức khỏe não bộ, đẩy lùi được tình trạng đau đầu, căng thẳng.
- Ngăn chặn các bệnh về tim mạch: Người đạp xe thường xuyên sẽ giảm được 50% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người không luyện tập. Do vậy, nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim rất ít khi xảy ra ở những người yêu thích đạp xe.
- Tuổi thọ được kéo dài: Đạp xe giúp duy trì một cuộc sống khoa học, lành mạnh, từ đó cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, đạp xe cũng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên, đẩy lùi các loại bệnh hiệu quả. Quá trình hình thành nên căn bệnh ung thư bị chặn đứng.
- Làm lành tổn thương mô: Vận động thường xuyên là một phương pháp hiệu quả để đẩy lùi các tổn thương của mô tế bào, đào thải hàm lượng độc tố còn tồn đọng trong cơ thể.
Lưu ý với người bệnh đau thần kinh tọa khi đạp xe?
Những lợi ích của việc đạp xe với người bệnh là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để quá trình này đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Chọn loại xe đạp thích hợp: Việc lựa chọn loại xe đạp không phù hợp có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Dựa vào hình thể và số cân nặng mà người bệnh lựa chọn xe cho phù hợp. Bạn nên lựa chọn dòng xe đạp nhỏ gọn, nhẹ nhàng và thuận tiện để điều khiển. Xe nên được lắp đặt thêm bộ phận giảm sóc để tránh ảnh hưởng đến vùng dây thần kinh tọa đã bị tổn thương.
- Điều chỉnh yên xe một độ cao phù hợp với cơ thể: Phần yên xe đạp có thể di chuyển lên xuống để người bệnh thuận tiện trong quá trình di chuyển nhất. Chỉ nên để yên xe vừa tầm người lái ( thường là đến ngang hông). Việc để yên quá cao có thể gây ra một số tác động đến lưng, quá thấp có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến dây thần kinh ở chân.
- Chú ý cường độ luyện tập: Cường độ luyện tập nên duy trì ở mức vừa phải và chú ý ở những giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ nên duy trì đạp xe từ 15 đến 20 phút khi mới bắt đầu và tăng dần thời gian luyện tập về sau khi đã quen hơn với việc tập luyện. Mỗi ngày đạp xe trong khoảng 30 phút là tốt nhất. Không nên tập luyện thời gian quá dài dễ xảy ra những ảnh hưởng đến cơ thể như mất nước, tê mỏi chân tay , chuột rút hoặc kiệt quệ sức lực.
- Chú ý lựa chọn địa hình khi tập: Người tập nên lựa chọn địa hình bằng phẳng, ít xe cộ để đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập. Tập luyện trên đoạn đường nhiều ổ voi, ổ gà, đường đất vừa ảnh hưởng đến hệ hô hấp, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cơ xương khớp tổn thương.
- Thời gian đạp xe: Từ 5 đến 6h30 và từ 17 đến 18h là khoảng thời gian thích hợp nhất để đạp xe. Tập luyện buổi sáng giúp bạn có thêm tinh thần để làm việc. Tập luyện buổi chiều giúp bạn giảm thiểu được căng thẳng, áp lực sau một ngày làm việc.
- Nên tập cùng người khác: Việc tập luyện cùng giúp bạn duy trì sự bền bỉ và có mục tiêu phấn đấu hàng ngày hơn. Đặc biệt khi tập luyện vào buổi sáng, có người đồng hành giúp bạn có động lực để thức giấc hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về vấn đề “đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?” Hãy chú ý trong quá trình luyện tập để đảm bảo cho sức khỏe của bạn. Chúc bạn thành công!