Đi bộ tưởng chừng như là thói quen hết sức bình thường nhưng với người đau thần kinh tọa, có nên đi bộ hay không lại khiến nhiều người phải băn khoăn. Vậy đau thần kinh tọa có nên đi bộ không và thực hiện như thế nào cho đúng, mời các bạn cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Đau thần kinh tọa hay còn gọi là đau dây thần kinh hông to là hội chứng thần kinh thường gặp ở nhiều độ tuổi, tập trung nhiều ở người trung niên và cao tuổi. Đây là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, bệnh nhân thường xuyên gặp phải các cơn đau nhức kéo dài từ vùng thắt lưng, hông cho đến chân, bàn chân. Tình trạng đau nhức này diễn ra nhiều hơn và nặng hơn khi bệnh nhân vận động hoặc di chuyển quá nhiều. Những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải nếu không được điều trị dứt điểm đó là rối loạn di chuyển, bại liệt vĩnh viễn.
Cũng vì điều này mà nhiều bệnh nhân cho rằng đi bộ là không tốt sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, nhận định này là không đúng bởi theo các chuyên gia, bạn vẫn có thể đi bộ khi bị đau thần kinh tọa. Đi bộ đúng cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh, làm giãn cơ và gân, giảm áp lực cho dây thần kinh tọa. Đi bộ còn giúp lưu thông khí huyết, tốt cho sụn khớp, phòng tránh được các bệnh lý xương khớp khác.
Ngược lại, nếu bạn hạn chế đi bộ, lười vận động, ngồi hoặc nằm một chỗ sẽ khiến các chi bị yếu, dễ teo cơ, bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách đi bộ, chạy bộ cho người bị đau thần kinh tọa
Đi bộ là hoạt động hết sức đơn giản dễ thực hiện đối với những người bình thường khỏe mạnh nhưng đối với những người bệnh bạn cần lưu ý nhiều yếu tố khi đi bộ chạy bộ, bao gồm:
Khởi động kỹ càng
Bước đầu tiên không thể bỏ qua khi bắt đầu chơi một môn thể thao đó chính là khởi động. Đây là bước rất quan trọng nên các bạn không được làm sơ sài cho qua. Với các bệnh nhân thì việc khởi động lại càng không thể thiếu.
Khởi động giúp xương khớp, cơ gân dần giãn ra, có độ đàn hồi tốt hơn để dần làm quen với những hoạt động thể dục thể thao tiếp theo. Khởi động giúp người bệnh hạn chế được các chấn thương trong quá trị đi bộ chạy bộ như chuột rút, sai khớp, bong gân,… Hãy dành ra tối thiểu 10 phút để tiến hành khởi động các khớp gối, cổ chân, xoay hông.
Thời gian đi bộ chạy bộ phù hợp
Vậy thời gian đi bộ, chạy bộ đối với người bị bệnh là bao lâu thì phù hợp. Trong khi người khỏe mạnh có thể chạy bộ, đi bộ tới 1-2 tiếng đồng hồ thì người bị đau thần kinh tọa chỉ nên đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng khoảng 20 phút mỗi ngày.
Khi các dấu hiệu đau nhức thuyên giảm đáng kể thì bạn có thể tăng thời gian đi bộ lên 30 phút/ ngày. Việc đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng thường xuyên hằng ngày sẽ giúp bạn giảm bớt các cơn đau, xương khớp linh hoạt hơn, tốt cho hệ tim mạch và huyết áp, từ đó nâng cao sức khỏe cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cường độ đi bộ vừa phải
Người bệnh không nên đi bộ hoặc chạy bộ quá nhanh, quá vội vàng mà chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi. Bạn có thể chạy bộ nhẹ nhàng khi các dấu hiệu đau nhức thuyên giảm đáng kể, nếu không thì chỉ nên đi bộ.
Khi đi bộ, người bệnh cần giữ thẳng cột sống, tinh thần dễ chịu, tay vung nhẹ hai bên. Quãng đường tối đa mà người bệnh nên đi là 1.5km. Bạn có thể tăng độ dài quãng đường khi cơ thể khỏe mạnh hơn.
Đau thần kinh tọa khi đi bộ cần chú ý gì?
Lời khuyên mà nhiều bác sĩ dành cho bạn để việc đi bộ thực sự là có lợi cho sức khỏe và không gây ra các chấn thương thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn giày phù hợp: Một đôi giày tốt, êm chân, đúng kích cỡ sẽ đem lại hiệu quả tối đa cho việc đi bộ. Nó sẽ giúp bạn tránh được các chấn thương có thể gặp phải trong quá trình đi bộ, chạy bộ. Tuyệt đối bạn không được đi chân đất khi đi bộ hoặc chạy bộ.
- Lựa chọn quần áo rộng vừa phải, thấm hút mồ hôi tốt.
- Người bệnh có thể nghỉ ngơi ít phút giữa đường nếu thấy mệt mỏi hoặc đau nhức, khi thấy đỡ đau hơn có thể tiếp tục đi bộ.
- Lựa chọn thời gian đi bộ vào sáng sớm hoặc tối trước khi ngủ hoặc vào cuối buổi chiều, không đi bộ khi thời tiết nắng gắt, mưa hoặc có sương.
- Nên ăn nhẹ trước khi đi bộ, không nên để bụng đói đi bộ.
- Giữ đều tốc độ đi bộ, cơ thể thoải mái, thả lỏng khi đi bộ
- Kiên trì đi bộ đều đặn 20 phút mỗi ngày, không nên bỏ cuộc giữa chừng.
- Nếu không may xảy ra chấn thương thì ngay lập tức cần dừng lại và đến cơ sở y tế để sơ cứu.
- Có lộ trình tập luyện cụ thể, khi cơ thể giảm bớt các cơn đau nhức do đau thần kinh tọa gây ra thì bạn có thể tăng cường độ tập luyện lên.
Bên cạnh việc tập luyện, đi bộ đều đặn và đúng cách thì các bạn cần có thêm một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh sẽ giúp cho quá trình điều trị đau thần kinh tọa trở nên hiệu quả và được rút ngắn hơn. Các bạn cũng đừng quên tham khảo những ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để có những chế độ luyện tập và dinh dưỡng phù hợp nhất.
Với những tác dụng đem lại chắc hẳn các bạn độc giả đã biết bệnh nhân đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không? Hãy luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan và tuân thủ đúng phác đồ điều trị cũng như chế độ ăn uống, tập luyện, bạn sẽ nhanh chóng chữa khỏi bệnh và có một sức khỏe thật tốt. Chúc các bạn thành công!