Châm cứu đau thần kinh tọa là một liệu pháp Đông y được sử dụng phổ biến ngày nay nhằm giảm thiểu các cơn đau do bệnh lý gây nên. Hiệu quả thực sự của liệu pháp này ra sao? Đối tượng nào không nên sử dụng? Tìm hiểu thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây!
Châm cứu đau thần kinh tọa là gì?
Trong Y học cổ truyền, đau thần kinh tọa chỉ tình trạng phong hàn, phong nhiệt do một số chấn thương vùng cột sống. Tình trạng kéo dài gây ứ huyết, cản trở khí huyết, đởm dẫn và kinh bàng quang bị tắc nghẽn dẫn đến cơn đau nhức. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp lên can và thận nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Nguyên tắc điều trị bệnh là phải khai thông khí huyết, tiêu ứ, trừ phong. Đông y cho ra đời liệu pháp châm cứu để giải quyết vấn đề này. Liệu pháp tác động tương đối an toàn lên cơ thể người bệnh, giảm thiểu tối đa các tác dụng không mong muốn.
Người thực hiện sẽ sử dụng các loại kim châm có kích cỡ khác nhau để tác động vào các vị trí huyệt vị. Nhờ sự tác động này, máu trong cơ thể được lưu thông, giảm đi sự đau đớn và tình trạng cứng cơ.
Có nên châm cứu chữa đau thần kinh tọa hay không?
Triệu chứng phổ biến của người bệnh là các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thắt lưng lan dọc xuống các chi dưới. Liệu pháp châm cứu cho hiệu quả điều trị tương đối nhanh và an toàn trong việc điều trị bệnh lý này.
Khi thực hiện châm cứu, người bệnh sẽ được tập trung điều trị nhiều hơn vào vùng huyệt thắt lưng, các rễ thần kinh, các huyệt thần kinh chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Thực tế sử dụng cho ra kết quả, mức độ đau và tần suất các cơn đau sẽ giảm đi đáng kể theo thời gian điều trị. Khả năng vận động của người bệnh cũng tăng lên từng ngày theo thời gian điều trị.
Người bệnh nên thực thực hiện châm cứu để điều trị đau thần kinh tọa còn bởi những lý do sau đây:
- Châm cứu giúp cơ thể sản sinh ra loại chất giảm đau tự nhiên
- Không gây ra tác dụng phụ lên các cơ quan khác
- Hạn chế sự lạm dụng của người bệnh đối với thuốc giảm đau
- Tăng cường tuần hoàn máu đến vùng cột sống bị tổn thương, từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe, kích thích phản ứng phục hồi của cơ thể
- Kiểm soát hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp tinh thần người bệnh thư thái hơn
- Ngăn chặn các biến chứng teo cơ, cứng cơ
- Giảm tình trạng đau đớn vào ban đêm khi người bệnh nghỉ ngơi. Do không bị hành hạ nên giấc ngủ của người bệnh được sâu hơn, cơ thể từ đó hồi phục nhanh hơn.
Các huyệt tác động khi thực hiện châm cứu đau thần kinh tọa
Châm cứu chữa đau thần kinh tọa bác sĩ sẽ tác động trực tiếp vào các huyệt sau đây:
- Huyệt Côn lôn: Vị trí của huyệt này nằm ở giữa gót chân, có hình giống như ngọn núi nhỏ.
- Huyệt Túc lâm khấp: Huyệt nằm ngay ở phía trên bàn chân, tác động của huyệt với các cơn đau thần kinh tọa là rất lớn.
- Huyệt Xung dương: Huyệt này nằm ngay phía trên mu bàn trên, khá dễ xác định.
- Huyệt Thái xung: Vị trí của huyệt nằm ngay kế của ngón chân cái, phần trên của bàn chân.
- Huyệt Thận du: Vị trí của huyệt này nằm ngay dưới đốt sống thắt lưng 4 khoảng 1,5 tấc.
- Huyệt Đại trường du: Vị trí của huyệt nằm cách gai sống lưng số 4 một khoảng 1,5 tấc. Châm cứu vào huyệt vị này giúp đưa khinh khí vào Phủ đại trường.
- Huyệt Tiểu trường du: Huyệt vị có vị trí nằm ngay đốt sống S1.
- Huyệt Thừa sơn: Huyệt có hình chữ V, nằm ở vị trí cuối bắp chân.Tại đây có rất nhiều vị trí dây thần kinh quan trọng điều khiển hoạt động của chi dưới.
- Huyệt Thừa phù: Huyệt nằm ở vị trí tiếp nối giữa phần mông với các chi dưới của cơ thể.
- Huyệt Ủy trung: Vị trí của huyệt nằm ngay ở phần giữa nếp gấp nhượng chân.
- Huyệt Quan du nguyên: Vị trí của huyệt nằm ở vùng thắt lưng kế bên đốt sống L5. Huyệt giúp thoáng khí và tăng cường tuần hoàn máu.
- Huyệt Trật biên: Huyệt nằm ở vị trí cạnh xương cùng số 4.
Cách thực hiện châm cứu chữa thần kinh tọa
Thực hiện châm cứu chữa thần kinh tọa theo các bước sau đây:
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng thể
- Xác định nguyên nhân và các triệu chứng của đau thần kinh tọa (kiểm tra lưỡi, da, mắt)
- Dùng châm cứu vào các huyệt vị như trên với độ nông sâu khác nhau. Mỗi lần châm cứu bệnh nhân sẽ được chèn từ 5 đến khoảng 20 cây kim
- Người thực hiện sẽ nhẹ nhàng xoay kim để tạo nhiệt và xung điện
- Để nguyên kim từ 10 đến 20 phút, trong thời gian đó, bệnh nhân phải giữ nguyên tư thế nghỉ ngơi thoải mái
Đối tượng không nên sử dụng châm cứu để điều trị bệnh
Dù an toàn nhưng một số đối tượng sau đây không nên sử dụng hoặc nên cân nhắc khi sử dụng phương pháp điều trị này. Cụ thể:
- Người đang gặp các chấn thương nặng hoặc phải thực hiện cấp cứu
- Người bị chứng rối loạn chảy máu hoặc những bệnh nhân thiếu máu
- Người không ổn định về tinh thần, người mắc bệnh tâm thần
- Người đang bị cảm lạnh, cảm cúm
- Người đang đói hoặc vừa ăn quá lo
- Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ
Lưu ý khi thực hiện châm cứu chữa đau thần kinh tọa
- Không thực hiện châm cứu tại các vị trí như rốn, núm vú, điểm huyệt tại vùng ngực
- Kết hợp thêm các liệu pháp bấm huyệt và xoa bóp trong quá trình điều trị
- Không được tự thực hiện châm cứu mà cần phải thăm khám và điều trị bởi các chuyên gia, người có chuyên môn cao về lĩnh vực này
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe và sự hồi phục của người bệnh. Một số loại thực phẩm nên bổ sung là vitamin B, C, thực phẩm giàu canxi,… Hạn chế sử dụng đường, chất béo và các chất kích thích
- Kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp kéo giãn khớp, tăng sự linh hoạt của hệ cơ xương khớp
Châm cứu đau thần kinh tọa là phương pháp điều trị an toàn, rủi ro thấp. Tuy nhiên nếu không tìm được địa chỉ uy tín cũng như không thực hiện đúng quy trình, người bệnh rất có thể sẽ bị nhiễm trùng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Hãy thật cẩn trọng khi thực hiện châm cứu. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!