Khớp gối kêu nhưng không đau có phải là dấu hiệu của một trong những bệnh lý về xương khớp? Liệu điều này có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và khả năng vận động của người bệnh? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết để giúp bạn trả lời các thắc mắc trên nhé!
Nguyên nhân khiến khớp gối kêu nhưng không đau
Đôi khi bạn thường nghe thấy âm thanh lọc cục, lạch cạch tại vùng đầu gối, nhất là lúc vận động hay co duỗi chân. Đây là hệ quả của quá trình tương tác một cách bất thường của xương, dịch nhầy với không khí.
Đa số các trường hợp người bệnh mắc chứng khớp gối kêu nhưng không đau đều không quá huy hiểm, không gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân. Dấu hiệu trên được cho là vô cùng bình thường và có thể không cần đến điều trị can thiệp. Tuy nhiên, tiếng kêu có đi kèm cùng với các cơn đau nhức, sưng viêm thì người bệnh nên lập tức đi viện để bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác.
Tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau có thể được hình thành bởi một trong các nguyên nhân dưới đây:
-
Dịch khớp có chứa bong bóng
Người cao tuổi, đặc biệt là sau tuổi 40 sẽ thường gặp phải dấu hiệu khớp gối kêu nhưng không đau. Chúng được tạo ra khi người bệnh di chuyển, gập đầu gối, khiến cho các bong bóng khí ở dịch khớp bị vỡ ra, tạo thành âm thanh.
Hiện tượng trên là hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn nên khám và xem xét kỹ hơn bởi đây có khả năng là triệu chứng của bệnh viêm hoặc thoái hoá khớp đầu gối.
-
Do cấu tạo
Một người bình thường, các khớp xương trong đó có khớp đầu gối đều cấu tạo gồm bốn phần chính là sụn, xương, dây chằng và màng bao hoạt dịch. Tuy nhiên, ở mỗi cá thể khác nhau thì thành phần cấu tạo và các mô khớp gối là không giống nhau. Bên cạnh đó, chúng còn bị ảnh hưởng lớn từ các yếu tố khác như tuổi tác, đặc điểm gen di truyền, dị tật bẩm sinh, chấn thương khiến cấu trúc khớp đầu gối bị thay đổi.
Ở một vài trường hợp khác, do phần xương bánh chè hoặc khớp gối di chuyển linh hoạt, tự do hơn khiến chúng thường phát ra các âm thanh kỳ lạ. Đây là điều hết sức bình thường, bạn không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm cho mình giải pháp điều trị phù hợp.
-
Hiện tượng căng cứng dây chằng
Những tiếng kêu lách cách có thể được phát hiện do dây chằng đầu gối của bạn đang quanh về vị trí ban đầu sau khi bị căng quá mức và chệch ra khỏi phần xương bánh chè. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ và nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu việc căng cứng tái diễn thường xuyên sẽ làm nguy cơ bị đau do viêm dây chằng của bạn tăng cao.
Các nguyên nhân quan trọng khiến khớp gối kêu
Bên cạnh những nguyên nhân thường thấy của hiện tượng khớp gối kêu nhưng không đau thì việc xuất hiện tiếng lách cách kèm theo phản ứng sưng viêm, tấy đỏ, đau nhức khó chịu tại khớp đầu gối, rất có khả năng bạn đang gặp phải một lí do khác liên quan tới xương khớp chẳng hạn như:
-
Bệnh thoái hoá khớp đầu gối
Thoái hoá là căn bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng, chúng hình thành khi sụn khớp xuất hiện dấu hiệu bị thương tổn, khi người bệnh đi lại sẽ tạo ra sự ma sát giữa hai đầu xương, tạo ra những tiếng kêu khác lạ tại đầu gối. Tình trạng trên phổ biến ở người cao tuổi, đang trong quá trình lão hoá sụn khớp.
Khớp thoái hoá có liên quan đến những thay đổi về sinh hoá hoặc các vận động căng thẳng, dẫn tới sụn khớp bị phá huỷ theo dần theo thời gian. Hiện tượng trên dẫn tới triệu chứng đau buốt do viêm khớp, chèn ép dây thần kinh, dây chằng và tạo ra những tiếng lục cục. Thoái hoá khớp đầu gối là bệnh lý cần tới sự can thiệp và điều trị của bác sĩ nhằm giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng cho xương khớp.
-
Do chấn thương
Tai nạn lao động, tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến vùng đầu gối có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng khớp kêu lục cục. Cụ thể như:
- Rách sụn chêm: Đây là tình trạng thường gặp phổ biến ở người hay chơi các bộ môn thể thao sử dụng chân nhiều như nhảy xa, nhảy cao, chạy bộ,… Các vết rách ở phần sụn chêm khiến cho đầu gối phát ra âm thanh khi bạn cử động hoặc di chuyển.
- Hội chứng xương bánh chè: Bệnh gặp ở người thường xuyên làm việc hoặc dùng nhiều lực đầu gối, chẳng hạn như môn chạy bộ, đạp xe,…
- Tổn thương sụn dưới xương bánh chè: Hình thành chủ yếu do các chấn thương hoặc đầu gối hoạt động quá mức. Kèm theo tiếng kêu thì tình trạng này còn gây ra các cơn đau nhức âm ỉ tại vùng đầu gối của người bệnh.
-
Khớp gối kêu do phẫu thuật
Theo một nghiên cứu được công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ người có triệu chứng khớp gối kêu nhưng không đau do ảnh hưởng từ cuộc phẫu thuật thay thế hoặc điều chỉnh khớp chiếm đến 18%. Hiện tượng trên được lý giải là do cơ thể người bệnh đang thích nghi và có những thay đổi cho phù hợp hơn với khớp mới.
Dấu hiệu trên có thể không cần can thiệp điều trị mà vẫn khỏi được. Tuy nhiên, bạn có thể cần sự chăm sóc của nhân viên y tế kết hợp phương pháp phục hồi chức năng nếu khớp đầu gối bị lục cục và có kèm các cơn đau.
Cách xử lý tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau
Nhằm hạn chế tình trạng khớp gối phát ra tiếng kêu lạo xạo khiến người bệnh khó chịu mà không cần dùng thuốc điều trị, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Không nên vận động, đi lại hoặc chạy trên các dạng địa hình đồi núi, dốc, không bằng phẳng.
- Cần cân bằng lực chân ở bàn đạp khi di chuyển bằng xe đạp.
- Đối với những người đang theo đuổi môn tập tạ, bạn chỉ nên tập trung tới phần cơ gân kheo hoặc các nhóm cơ tứ đầu. Bên cạnh đó, việc dùng các loại tạ nhẹ, thực hiện nhiều lần sẽ tốt hơn là sử dụng tạ nặng.
- Người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khoẻ của bản thân, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hay các cơn đau xuất hiện liên tục, hãy nghỉ ngơi và đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Đồng thời, trước mỗi lần định tập luyện, bạn nên khởi động thật kỹ để tránh bị chuột rút, căng cơ.
Ngoài ra, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, có thể áp dụng một số liệu pháp điều trị gồm:
- Duy trì và kiểm soát trọng lượng cơ thể.
- Tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thái cực quyền, yoga,…
- Dùng thuốc chống sưng viêm không chứa steroid theo chỉ định của bác sĩ, có thể bao gồm thuốc bằng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp.
- Để giảm viêm, người bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu chẳng hạn như chườm lạnh, mát xa, châm cứu,… hoặc một số bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng sụn khớp.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
- Nếu việc áp dụng các biện pháp chữa trị trên mà không có hiệu quả, rất có khả năng người bệnh sẽ phải phẫu thuật can thiệp ngoại khoa dùng khớp nhân tạo nhằm bảo đảm sức khỏe của xương khớp.
Ngoài ra, bạn đọc cần nắm được một số biện pháp phòng ngừa chứng khớp đầu gối bị kêu khác như:
- Duy trì trọng lượng cơ thể, tránh thừa cân béo phì.
- Lựa chọn loại giày thể thao, giày đi phù hợp, không nên quá chật hoặc quá rộng.
- Hạn chế căng thẳng, áp lực. Cần nghỉ ngơi tập luyện các bộ môn thể thao như bơi lội, đi bộ,…nhằm tăng cường sức khỏe cho cơ bắp.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và tốt cho xương khớp.
Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp từ bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc về hiện tượng khớp gối kêu nhưng không đau. Ngoài ra, hãy khám và chia sẻ với bác sĩ về tình trạng hiện tại của bản thân để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất. Chúc bạn mau khỏi bệnh.