Thuốc sinh học là một trong những loại thuốc được sử dụng để chống lại các tế bào miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể, ức chế phản ứng viêm. Cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp trong bài viết sau đây để sử dụng chúng đúng cách và hạn chế những tác dụng phụ nguy hiểm với cơ thể.
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là gì?
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là các loại protein được biến đổi gen, tác động vào hệ thống miễn dịch để chống viêm và cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
Trong điều trị bệnh, một số loại thuốc sinh học thường được chỉ định gồm:
- Chất ức chế tế bào B: Các loại thuốc này ảnh hưởng đến tế bào B – tế bào bạch cầu, kích hoạt hệ thống miễn dịch.
- Thuốc chẹn Interleukin – 1 (IL-1): Thuốc được sử dụng nhằm ức chế quá trình sản xuất các chất gây viêm tự nhiên.
- Interleukin – 6 (IL-6) hoặc thuốc chẹn interleukin – 17: Thuốc có khả năng ngăn chặn các hóa chất gây viêm kết nối vào các tế bào.
- Chất ức chế tế bào T: Giúp ngăn chặn giao tiếp giữa các tế bào T – một loại tế bào bạch cầu có thể gây viêm trong cơ thể.
- Chất ức chế Janus kinase (JAK): Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các protein tạo ra phản ứng viêm trong cơ thể.
- Chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF): Thuốc được sử dụng để ức chế quá trình viêm.
Mặc dù các loại thuốc sinh học có khả năng hạn chế một số triệu chứng của viêm khớp dạng thấp nhưng không thể điều trị bệnh triệt để. Bởi vậy, người bệnh không nên lạm dụng để ngăn ngừa những tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.
Các loại thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp
Một số loại thuốc sinh học đã được phê duyệt trong điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:
DMARD sinh học
Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế tác động vào các đường dẫn của hệ thống miễn dịch (immune system pathways). Thuốc có khả năng gây ức chế các protein, thụ thể và các tế bào gây viêm, điển hình là interleukin – 6 (IL-6), interleukin – 1 (IL-1), protein phản ứng C (CRP) và CD80 / 86.
Một số loại thuốc trong nhóm này thường được sử dụng là: Tocilizumab (Actemra), Sarilumab (Kevzara), Anakinra (Kineret), Abatacept (Orencia), Rituximab (Rituxan),…
Chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF):
Phải kể đến một số loại thuốc như: Infliximab (Remicade), Certolizumab pegol (Cimzia), Adalimumab (Humira), Etanercept (Enbrel),… Ngoài ra còn có thuốc sinh học dạng tiêm Golimumab (Simponi), thuốc dạng tiêm truyền Golimumab (Simponi Aria).
Thuốc sinh học tương tự Biosimilars:
Thuốc được phân loại thuộc chất ức chế TNF – alpha hoặc bDMADK, có tác dụng tương tự như các loại thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp. Adalimumab – afzb (Abrilada). Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như sau: Adalimumab – atto (Amjevita), Etanercept – szzs (Erelzi), Etanercept -ykro (Eticovo), Adalimumab – adbm (Cyltezo),…
Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà các loại thuốc sinh học này lại mang đến những hiệu quả khác nhau. Có những người bệnh nhận thấy các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp giảm sau vài ngày sử dụng, nhưng cũng có trường hợp phải dùng thuốc trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh chỉ cần dùng một loại thuốc sinh học, nhưng một số khác cần nhiều hơn một loại để đẩy lùi viêm khớp dạng thấp.
Thông tin cần biết về thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp
Cách thức hoạt động của thuốc sinh học
Thuốc sinh học hoạt động dựa trên cơ chế tác động vào hệ thống miễn dịch để ức chế tình trạng viêm.
Thuốc sinh học giúp kiểm soát tình trạng viêm từ đó giảm đau khớp và các triệu chứng khác. Không những vậy, thuốc làm chậm, tiến tới chấm dứt tổn thương khớp.
Trong điều trị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc sinh học đơn lẻ hoặc kết hợp với loại thuốc điều trị khác.
Ai không nên dùng thuốc sinh học?
Theo các chuyên gia, những đối tượng sau đây không nên dùng thuốc sinh học:
Bệnh đa xơ cứng
Suy tim sung huyết nặng
Viêm gan B hoặc C mãn tính
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc có ý định mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng để hạn chế những tác động xấu tới cơ thể.
Trước phẫu thuật, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh ngưng dùng thuốc sinh học để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Thời gian tác dụng của thuốc sinh học
Nhìn chung thời gian tác động của các loại thuốc sinh học khác nhau tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Một số người bệnh có thể nhận thấy hiệu quả chỉ sau 1 tuần sử dụng, kéo dài nhất là 12 tuần. Tuy nhiên, không ít trường hợp phải duy trì quá trình dùng thuốc nhiều tháng, nhiều năm, bệnh có xu hướng tái phát. Lúc này, bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định mới để cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp của bạn.
Cách sử dụng thuốc sinh học
Dưới đây là một số cách sử dụng của thuốc sinh học mà người bệnh có thể tham khảo:
Tiêm dưới da: Thuốc có thể được tiêm bởi bác sĩ chuyên môn hoặc nhân viên y tế. Tuy nhiên người bệnh hoặc người chăm sóc có thể tự tiêm thuốc tại nhà.
Truyền tĩnh mạch: Phương pháp này được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện và có thể mất đến vào giờ.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc sinh học có thể được dùng thông qua đường uống. Bạn chỉ cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về liều dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách bảo quản thuốc sinh học
Khi sử dụng thuốc sinh học, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề về cách bảo quản như sau:
Không để thuốc tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột
Bảo quản ở nhiệt độ vừa phải để tránh ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
Tránh lắc quá mạnh, điều này là không cần thiết vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tác động của thuốc
Chi phí điều trị
Thuốc sinh học là phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp có chi phí khá cao (một số loại thuốc lên tới 2.000 USD cho mỗi đợt điều trị).
Tác dụng phụ của thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp
Mặc dù mang lại một số hiệu quả trong đẩy lùi triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, nhưng nếu lạm dụng các loại thuốc sinh học, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:
- Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng phổi là những nhiễm trùng thông thường. Bên cạnh đó, đối với những người có hệ miễn dịch yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nhiễm trùng cơ hội như viêm gan B, bệnh lao hình thành.
- Dị ứng: Một số người sau khi dùng thuốc sinh học cũng có thể gặp phải phản ứng dị ứng, kích ứng, thậm chí là sốc phản vệ, gây nguy hiểm tới tính mạng. Ngoài ra, các trường hợp nghiêm trọng còn xuất hiện các triệu chứng như khó thở, ớn lạnh, ngứa ở mặt, mắt, môi,…
- Tác dụng phụ khác: Tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, ho khan,… cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc sinh học trong thời gian dài.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp người bệnh hiểu hơn về thuốc sinh học trong điều trị viêm khớp dạng thấp cũng như các tác dụng phụ không mong muốn. Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường, bạn nên ngưng dùng thuốc ngay và liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.