Đau thần kinh tọa ngày càng trở thành một loại bệnh phổ biến ở người trẻ. Bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa ở người trẻ là gì? Điều trị bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây!
Dây thần kinh chạy từ xương chậu đến khoeo chân rồi chia thành 2 nhánh hướng về 2 bàn chân được gọi là là dây thần kinh tọa. Bệnh chỉ tình trạng tổn thương của dây thần kinh tọa gây các cơn đau mạn tính vùng thắt lưng và dọc đường đi của dây thần kinh.
Người trẻ có bị đau thần kinh tọa không?
Các chuyên gia khẳng định, bệnh có thể mắc phải cả ở người trẻ và người già. Bệnh thường được hiểu lầm là bệnh người già do tỷ lệ mắc của đối tượng này cao hơn hẳn so với người trẻ.
Độ tuổi phổ biến mắc bệnh lý này ở người trẻ là từ 18 đến 28 tuổi. Các nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ quá trình lao động và làm việc. Ngoài ra cũng có thể do các bệnh lý về dây thần kinh tọa hoặc xương khớp tác động.
Nguyên nhân khiến người trẻ bị đau thần kinh tọa
- Viêm dây thần kinh tọa: Những người trẻ bị chẩn đoán viêm dây thần tọa do biến chứng của bệnh lậu, sốt rét, thấp tim hoặc thương hàn đều có nguy cơ mắc cao hơn bất kỳ trường hợp tác động nào.
- Thoát vị đĩa đệm: Các chuyên gia nhận định đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh. Khi thực hiện các động tác ảnh hưởng đến cột sống, người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau quanh xoay vùng thắt lưng hông.
- Thường xuyên phải sử dụng vùng hông và vùng lưng: Vận động viên cử tạ, lao động khuân vác, nghệ sĩ xiếc,… là những người hay phải sử dụng đến khu vực này nên cũng là đối tượng có tỷ lệ mắc cao.
- Trượt cột sống: Tình trạng xảy ra có thể do bẩm sinh hoặc chấn tượng trong quá trình lao động. Lúc này đốt sống sẽ vị trượt về trước hoặc sau trên một đốt sống khác.
- Nhiễm trùng cột sống: Tình trạng nhiễm trùng do cột sống tích tụ cầu khuẩn, ảnh hưởng của bệnh lao gây ra những tổn thương ở dây thần kinh tọa.
- Viêm khớp cột sống dính khớp: Bệnh lý thường gặp ở nam giới dưới 40 tuổi này gây đau hông, mông và cứng khớp trong âm thầm.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, đau thần kinh ở người trẻ có thể xảy ra do tác động của chấn thương liên quan đến hệ thống xương chậu, xương cột sống, xương thắt lưng, do ảnh hưởng của khối u di căn và u nguyên phát. Đặc biệt, những người mắc bệnh hẹp ống sống thắt lưng, viêm màng nhện dày dính vùng thắt lưng hoặc phụ nữ đang mang thai tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao.
Triệu chứng đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi
Triệu chứng phổ biến của bệnh là các cơn đau thắt lưng hoặc các cơn đau kéo dài từ lưng xuống đùi, khoeo chân, gót chân và ngược lại. Người bệnh có thể đau ở giữa lưng hoặc đau lệch một bên lưng. Ngoài triệu chứng trên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Teo cơ ở bên chân dây thần kinh tọa bị tổn thương
- Đau dữ dội khi nghiêng người, cứng cột sống
- Khó trở mình hoặc cúi người
Cách điều trị đau dây thần kinh tọa ở người trẻ
Việc điều trị đau thần kinh tọa phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người là nặng hay nhẹ. Trên thực tế, sau các xét nghiệm tổng quan bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Dù sử dụng phương pháp nào, người bệnh cần lưu ý chữa thần kinh tọa không chỉ quan tâm đến triệu chứng mà còn phải quan tâm đến cả nguyên nhân từ sâu bên trong, ngăn chặn bệnh lý phát triển. Trong trường hợp không thể dứt bệnh bằng cách biện pháp bảo tồn, người bệnh phải có các can thiệp ngoại khoa để bệnh nhanh khỏi trước khi xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Người bệnh có thể chữa trị bệnh bằng một hoặc một số phương pháp sau đây:
- Vật lý trị liệu: Phương pháp điều trị bảo tồn tác động từ ngoài vào trong giúp tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn, kéo giãn cột sống từ đó làm giảm các cơn đau nhức, tình trạng viêm nhiễm, phục hồi tổn thương ở dây thần kinh. Một số liệu pháp vật lý trị liệu thường được dùng là bấm huyệt, châm cứu, thể dục trị liệu hoặc đắp sáp nến,…
- Dùng thuốc: Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân đau thần kinh tọa chủ yếu là thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ. Một số trường hợp còn sử dụng thuốc an thần hoặc các loại kháng sinh liều cao sử dụng để giúp người bệnh ngủ sâu giấc hơn. Nhóm thuốc sử dụng phổ biến là thuốc kháng viêm không chứa Steroid, nhóm Corticoid,…
- Điều trị ngoại khoa: Phương pháp điều trị ngoại khoa được cân nhắc sử dụng nếu các phương pháp điều trị kể trên không đạt được hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân mổ hở hoặc sử dụng tia Laser để loại bổ phần nguyên nhân gây ra tổn thương. Việc điều trị ngoại khoa với các phương pháp hiện nay đều gây ra những đau đớn nhất định cho bệnh nhân.
Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi
- Người đau thần kinh tọa cần được nằm nghỉ ngơi trên giường cứng
- Tránh nằm võng, hoặc ngồi xích đu
- Không thực hiện các động tác mạnh ảnh hưởng đến vùng thắt lưng
- Không ngồi cong lưng kéo dài
- Không đứng lên hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột
- Tăng cường vận động giúp hệ cơ xương khớp dẻo dai, khỏe khoắn hơn
- Tập luyện thêm các bài tập Yoga, đặc biệt với dân văn phòng
- Thực hiện các bài tập kéo dãn cột sống
- Không ngồi lâu cả ngày trong thời gian gian làm việc, thỉnh thoảng đứng lên đi lại để hệ cơ xương khớp khỏe mạnh hơn
- Không thường xuyên bê vác các vật nặng quá sức, tránh ảnh hưởng đến cột sống và dây thần kinh
- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học: Tránh xa các loại chất kích thích, các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều giàu mỡ và chất bảo quản. Thay vào đó, bạn cần bổ sung các loại rau, củ, quả, ngũ cốc và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
- Ngay khi có các triệu chứng bệnh, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị bệnh
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về vấn đề đau thần kinh tọa ở người trẻ, phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh. Hãy chăm sóc thật tốt sức khỏe của bản thân để nâng cao chất lượng cuộc sống. Chia sẻ bài viết nếu thấy thông tin trên bổ ích cho bạn bè và người thân bạn nhé!