Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ khi có bầu. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị kịp thời.
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có cảm giác như thế nào?
Thông thường, những cơn đau tại vùng khớp háng thường xảy ra ở vùng hông hoặc xương chậu. Trong một số trường hợp, sẽ rất khó để xác định được vị trí của cơn đau. Đôi khi các cơn đau vùng khớp háng có thể gây ra triệu chứng đau buốt, đau âm ỉ kéo dài hoặc gây ra sự khó chịu một cách đột ngột.
Cơn đau khớp háng có thể ở mức độ nghiêm trọng hoặc khá nhẹ nhàng. Đôi khi, chúng sẽ lan xuống vùng đùi, mông hoặc thắt lưng. Mẹ bầu có thể bị đau khớp háng khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như nằm xuống, đi lại hoặc đứng lên đột ngột.
Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai
Một số nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng khi mang thai như:
- Nội tiết tố tăng: Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra lượng hormone nhất định để giúp phần khớp có trong xương chậu và dây chằng được nới lỏng. Đây là điều rất quan trọng cho việc sinh con sau này. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của lượng nội tiết tố tăng sẽ gây ra các cơn đau tại vùng khớp háng nói riêng và toàn bộ các khớp nói chung. Trong thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, khi các khớp được nới lỏng sẽ khiến cho lưng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp và gây ra những cơn đau tại hông, khớp háng và vùng thắt lưng.
- Căng thẳng, stress mỗi khi mang thai: Tinh thần luôn ở trong trạng thái căng thẳng chính là một trong số những nguyên nhân gây ra các cơn đau tại vùng khớp háng khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Bởi lẽ, sự căng thẳng, stress sẽ làm tăng mức độ đau tại các khớp và cơ. Nếu như các hormone khi mang thai gây ra sự tổn thương cho các dây chằng và các khớp, bệnh nhân sẽ bị đau tại vùng thắt lưng và gây ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống thai phụ.
- Sai tư thế khi hoạt động: Khi mẹ bầu mang thai, khối lượng cơ thể sẽ thay đổi do chịu trọng lượng của thai nhi. Điều này sẽ gây ra sự áp lực cho hông, phần lưng phía dưới và khớp háng. Do đó, mẹ bầu nên thực hiện những bài tập căng giãn cơ lưng, thường xuyên di chuyển và vận động để làm thuyên giảm các triệu chứng.
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Trên thực tế, chứng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là điều hết sức bình thường và không hề gây ra bất cứ tác động tiêu cực nào đến mẹ và bé. Số liệu thống kê cho thấy có đến 32% số lượng phụ nữ mang thai bị đau tại vùng khớp háng vào bất cứ thời điểm nào đó ở trong giai đoạn của thai kỳ.
Trong một số trường hợp, tình trạng đau khớp háng khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đã bị mang thai ngoài tử cung. Không chỉ gây ra những cơn đau tại vùng khớp háng, việc mang thai ngoài tử cung còn gây chảy máu âm đạo, đau nhói ở vai, khiến cho bệnh nhân bị chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
Bên cạnh đó, nếu vừa bị đau khớp háng, vừa xuất hiện thêm những triệu chứng dưới đây, bạn cần phải nên đến bệnh viện ngay lập tức:
- Bị chuột rút và có cảm giác khó chịu ở vùng bụng, đặc biệt là ở vùng bụng dưới.
- Những cơn đau lưng thường kéo dài từ phía trước sang cả hai bên cơ thể. Khi ấy, dù có thay đổi tư thế thì hiệu quả giảm đau vẫn không mang lại hiệu quả.
- Những cơn đau khớp háng có thể xảy ra liên tục hoặc bất ngờ, mỗi lần thường kéo dài khoảng 10 phút.
- Dịch tiết của âm đạo có màu nâu, hồng hoặc vàng.
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
- Chườm ấm hoặc tắm nước ấm
Để làm thuyên giảm những triệu chứng của đau khớp háng, bạn có thể tắm với nước ấm hoặc chườm ấm để tăng cường sự lưu thông máu tới khớp háng. Khi thực hiện phương pháp này, tình trạng co thắt cơ và độ cứng của khớp sẽ được thuyên giảm một cách đáng kể. Theo đó, người bệnh có thể dùng đệm nóng hoặc một miếng gạc ấm để chườm lên vùng khớp háng từ 10 đến 15 phút mỗi lần.
- Xoa bóp
Khi thực hiện việc xoa bóp tại những khu vực như hông sẽ có tác dụng làm giảm đau cũng như làm giảm sự áp lực lên các khớp háng.
Việc mát xa, xoa bóp có thể được thực hiện tại nhà thông qua những bước như sau:
- Thai phụ nằm ở tư thế nghiêng, tay ôm lấy gối.
- Tiếp theo, mẹ bầu xoa bóp tại vùng khớp háng cũng như các khu vực xung quanh theo hướng chuyển động tròn.
- Thực hiện việc mát xa, xoa bóp với phần hồng còn lại để hạn chế những cơn đau.
3. Thay đổi tư thế ngủ
Việc duy trì tư thế ngủ phù hợp sẽ giúp cho người bệnh được cảm thấy thoải mái và làm giảm tình trạng đau nhức vùng khớp háng một cách hiệu quả.
Mẹ bầu có thể đặt một chiếc gối giữa hai chân và nên nằm nghiêng khi ngủ. Những loại gối dành cho mẹ bầu cần được thiết kế để giúp cho mẹ bầu luôn cảm thấy thoải mái nhất.
Ngoài ra, để làm thuyên giảm những cơn đau tại vùng khớp háng, mẹ bầu có thể sử dụng những gối ở xung quanh cơ thể.
4. Thực hiện bài tập kéo giãn khớp háng
- Bạn đặt cả hai tay lên mặt đất và giữ cơ thể ở tư thế quỳ gối.
- Trượt phần đầu gối hướng về phía trước ở cổ tay sao cho hết mức có thể.
- Trượt phần chân còn lại ra phía sau cho đến khi phần chân trước cảm thấy căng tức.
- Bạn giữ tư thế này trong khoảng 30 đến 60 s và thực hiện việc lặp lại đối với chân bên kia.
5. Tập yoga
Tư thế con bò
- Bạn mở rộng phần đầu gối và mở rộng hơn ở trên đầu gối. Sau đó, bạn dùng bàn tay để chống xuống sàn nhà, đồng thời giữ cho cổ tay và vai luôn được thẳng hàng.
- Bạn hướng bụng về sàn nhà rồi uốn cong phần cuộc sống. Bạn giữ tư thế trong ba đến 5s và quay trở về với vị trí ban đầu.
Tư thế trẻ em
- Với tư thế ban đầu là con bò, mẹ bầu mở rộng phần cánh tay về phía trước.
- Tiếp theo, mẹ đâu mẹ bầu đưa phần hông ra phía sau, dang rộng đầu gối và hướng đầu xuống dưới đất.
Phòng ngừa đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
- Duy trì tư thế đúng khi đứng, ngồi và vận động, ngay cả khi nằm ngủ. Bạn nên đứng với tư thế sao cho thật thẳng người, nâng ngực lên cao và thả lỏng. Điều này sẽ làm giảm áp lực xuống phần dưới của cơ thể.
- Bạn nên tránh đứng trong thời gian quá lâu. Nếu bắt buộc phải đứng, bạn hãy gác một bên chân lên ghế thấp để làm giảm những áp lực.
- Mẹ bầu cần tránh mang vác vật nặng. Nếu phải nâng một vật gì đấy, mẹ bầu hãy ngồi xổm xuống thay vì phải cúi lưng.
- Mỗi khi ngồi, mẹ bầu nên nâng cao chân. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể dùng một chiếc gối để đệm lên vùng thắt lưng.
- Nên dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và làm giảm những căng thẳng stress.
Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu tuy là triệu chứng phổ biến nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra triệu chứng, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán nhé.