Vôi hóa cột sống là một trong số những bệnh lý phổ biến về xương khớp. Không chỉ gây cho người bệnh cảm giác đau nhức, khó chịu, bệnh còn khiến cho khả năng vận động hàng ngày của chúng ta bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Vậy vôi hóa cột sống là gì? Bệnh có triệu chứng ra sao? Mọi vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp ở dưới bài viết sau.
Vôi hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống chính là hiện tượng lượng calci bị tích tụ tại những dây chằng bám vào mấu gai, thân của đốt sống hoặc mấu ngang của vùng cột sống. Sự tích tụ này sẽ khiến cho các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép và gây ra những cơn đau và hiện tượng co cứng khớp.
Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa, người bệnh có thể bị vôi hóa vùng thắt lưng hoặc cột sống lưng. Xét về tính chất, bệnh có rất nhiều điểm tương đồng với gai cột sống.
Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống
- Tuổi càng cao, quá trình lão hóa của cơ thể sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trong đó có hệ xương khớp. Khi ấy, lớp đĩa đệm và sụn sẽ nhanh chóng bị thoái hóa.
- Khi sự lưu thông và tuần hoàn máu ở trong cơ thể không được diễn ra suôn sẻ sẽ khiến cho vùng cột sống không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Từ đó sẽ tăng mức độ của bệnh lý và khiến cho hệ xương khớp bị suy giảm chức năng.
- Thói quen ít vận động hoặc làm việc quá gắng sức, ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ sẽ khiến cho khớp xương kém linh hoạt và co cứng.
Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống
- Bị đau nhiều tại vùng cột sống, đôi khi các cơn đau còn xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh. Trong trường hợp nếu như bị vôi hóa cột sống cổ, người bệnh sẽ có thể bị đau từ vùng cổ lan xuống vùng cánh tay và cột sống thắt lưng.
- Dây thần kinh và tủy sống bị ảnh hưởng và gây ra triệu chứng nóng rát, tê bì ở bàn tay, bàn chân. Trong trường hợp nặng, người bệnh còn bị teo cơ.
- Những cơn đau vùng cột sống có thể tăng mức độ trầm trọng hơn khi thời tiết tahy đổi hoặc vận động quá sức.
- Bị cứng khớp ở bả vai, hông và đùi.
Yếu tố nguy cơ của bệnh vôi hóa cột sống
Thông thường, nguy cơ bị vôi hóa cột sống sẽ cao hơn nếu như:
- Tuổi cao: Tuổi càng cao, nguy cơ bạn bị vôi hóa cột sống sẽ càng cao do quá trình lão hóa của cơ thể.
- Chế độ ăn uống thiếu chất: Khi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn thiếu hụt các loại dưỡng chất cần thiết, xương khớp sẽ không được chắc khỏe. Từ đó sẽ gây ra căn bệnh vôi hóa cột sống.
- Cơ thể bị béo phì, thừa cân: Ở những người bị béo phì, thừa cân, vùng cột sống sẽ phải chịu những áp lực khi nâng đỡ cơ thể. Đây cũng chính là lý do khiến cho tốc độ thoái hóa xương khớp diễn ra mạnh mẽ hơn.
- Thói quen hút thuốc lá: Những độc tố có trong thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến các sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ dẫn đến thoái hóa xương khớp và tăng nguy cơ dẫn đến căn bệnh vôi hóa cột sống.
- Chấn thương: Những chấn thương tại vùng cột sống sẽ khiến cho calci bị lắng đọng và gây ra chứng vôi hóa cột sống.
Phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống
Để phòng ngừa căn bệnh vôi hóa cột sống, bạn có thể thực hiện theo những phương pháp sau:
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, tránh mang vác đồ vật nặng, hoạt động sai tư thế.
- Giữ lưng luôn được thẳng mỗi khi làm việc, sử dụng ghế ngồi có phần tựa lưng.
- Tránh làm những công việc nặng nhọc, thay vào đó, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhất là mỗi khi lưng bị đau nhức.
- Tập luyện các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, yoga, thể dục nhịp điệu, bơi lội…
- Xoa bóp lưng để giúp khớp và xương tăng cường khả năng lưu thông máu và giảm nguy cơ bị vôi hóa.
- Duy trì khối lượng cơ thể ở mức phù hợp, hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất béo.
- Tăng cường uống nhiều nước để tăng cường sự linh hoạt tại các khớp.
- Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ.
Bệnh vôi hóa cột sống được chẩn đoán như thế nào?
1. Kiểm tra lâm sàng
- Kiểm tra tiền sử bệnh lý.
- Kiểm tra các triệu chứng.
- Kiểm tra các phạm vi hoạt động của vùng lưng.
- Kiểm tra các khu vực, vị trí đau.
2. Kiểm tra cận lâm sàng
- Chụp X – Quang: Phương pháp này giúp bệnh nhân có thể quan sát được các vấn đề bất thường tại vùng cột sống và những cơ quan nội tạng khác.
- Chụp CT: Chụp CT sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được tình trạng vôi hóa cột sống cùng với các tổn thương kèm theo.
- Chụp MRI: Có mục đích đánh giá được mức độ bệnh lý của người bệnh.
Phương pháp điều trị vôi hóa cột sống
1. Điều trị vôi hóa cột sống không dùng thuốc
- Tập luyện thể dục, thể thao: Khi tập luyện thể dục thể thao đúng cách sẽ có tác dụng làm chậm quá trình vôi hóa cột sống. Từ đó sẽ giúp người bệnh giảm đau và tăng cường sự dẻo dai cho các khớp.
- Chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại: Có tác dụng giúp các cơ được thư giãn và giảm đau một cách hiệu quả.
2. Sử dụng thuốc điều trị vôi hóa cột sống
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tần suất và mức độ của các cơn đau. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như viêm dạ dày, viêm đường ruột, xuất huyết dạ dày…
- Sử dụng thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ có tác dụng giải phóng dây chằng và các cơ đang bị chèn ép, đồng thời hỗ trợ giảm đau một cách hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi điều trị vôi hóa cột sống
Khi điều trị vôi hóa cột sống, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống hợp lý.
- Bệnh nhân nên dùng thuốc theo sự chỉ định của các bác sĩ, không được dùng thuốc trong thời gian dài.
- Tránh thực hiện những tư thế sai lệch, ảnh hưởng đến vùng cột sống.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý để tránh cơ thể bị thừa cân, béo phì.
- Tập luyện các bộ môn thể thao như yoga, dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe…
- Điều trị những bệnh gây sự tổn thương lên vùng đốt sống như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp…
Trên đây là những vấn đề liên quan đến căn bệnh vôi hóa cột sống. Hy vọng bạn sẽ nắm vững được những đặc điểm của bệnh lý để có thể chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh.