Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là một hiện tượng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi người bệnh không cần phải điều trị bằng các biện pháp y tế mà chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ. Tuy nhiên nếu cơn đau dữ dội, người bệnh cần đến bệnh viện nhanh chóng để chữa bệnh.
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là bị bệnh gì?
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là một hiện tượng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn, một số bệnh lý dưới đây có thể khiến ngón tay của bạn bị sưng đỏ:
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng ngón tay là nguyên nhân phổ biến khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Da, sụn, xương, tủy xương có thể bị nhiễm trùng và hình thành chất lỏng bên trong. Nhiễm trùng ngón tay thường xảy ra do bị vết thủng hoặc vật đâm xuyên qua ngón tay.
Viêm khớp
Tình trạng viêm khớp có thể khiến ngón tay bị đau nhức sưng đỏ. Tình trạng viêm nhiễm có thể diễn ra trầm trọng hơn, người bệnh không thể cử động như bình thường nếu không điều trị sớm nhất.
Viêm khớp khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức có thể được điều trị bằng một số loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc sinh học.
Ngón tay bị chấn thương
Khi ngón tay bị chấn thương, cơ thể sẽ tăng cường lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến vết thương để làm lành vết thương nhanh chóng. Tuy nhiên, các chất lỏng dinh dưỡng này có thể khiến ngón tay bị sưng, cử động không được ổn định và có tình trạng đau đớn khó chịu.
Một số chấn thương bạn thường gặp phải như kẹt ngón tay, ngón tay bị bong gân, dập nát hoặc bị trật khớp. Các trường hợp này cần điều trị bằng cách để ngón tay nghỉ ngơi và uống thuốc.
Bệnh gout
Bệnh gout là một bệnh lý các khớp xương tích tụ nhiều axit uric dẫn đến sưng tấy, đau nhức ở các khớp. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các khớp ngón tay, khớp ngón chân. Triệu chứng điển hình là các ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức và rất khó chịu.
Nếu người bệnh không điều trị sớm thì cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và khó có thể điều trị khỏi.
Bị xơ cứng bì
Xơ cứng bì gây tác động đến các mô liên kết bên trong ngón tay. Hiện tượng này sẽ khiến ngón tay bị đau nhức, sưng viêm, sưng đỏ khó chịu. Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như nổi các đốm đỏ trên ngón tay, các mạch máu bị thu hẹp lại.
Hiện nay, y khoa chưa có phương pháp cụ thể để điều trị bệnh xơ cứng bì. Mà chỉ có các phương pháp để làm giảm bớt triệu chứng của bệnh. Chẳng hạn, người bệnh có thể uống thuốc ức chế miễn dịch, tập vật lý trị liệu để giảm bớt các cơn đau nhức sưng viêm.
Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Trẻ em nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc phải tình trạng thiếu máu hồng cầu hình liềm. Tình trạng này sẽ khiến ngón tay bị sưng viêm, đau nhức, ấm và có thể kèm theo một số triệu chứng như sốt, thiếu máu.
Ung thư
Ung thư có thể di căn đến xương và gây đau đớn ở các khớp ngón tay. Ung thư xương có thể ảnh hưởng đến ngón tay khiến khu vực này bị đau nhức, khó chịu, sưng đỏ. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức nên điều trị như thế nào?
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức điều trị như thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Chăm sóc ngay tại nhà
Trong một số trường hợp nhẹ, bị đau nhức sưng đỏ ngón tay không cần phải can thiệp bằng các biện pháp y tế. Người bệnh vẫn có thể khắc phục tình trạng này ngay tại nhà bằng các cách đơn giản như:
- Để ngón tay nằm yên, không cử động, không nhúc nhích sẽ khiến ngón tay khỏi bị tổn thương và phục hồi hiệu quả.
- Hạn chế vận động, không di chuyển, cử động vì chỉ khiến ngón tay bị tổn thương nặng nề hơn mà thôi.
- Bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh ngón tay trong 5 – 10 phút để các cơn đau nhức, sưng đỏ giảm nhanh chóng.
- Người bệnh có thể ăn uống một số loại thực phẩm để hạn chế chống viêm nhiễm, giảm đau như các loại trái cây, lúa mạch… Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây viêm nhiễm như đường, đồ ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
Sau khi tình trạng đau nhức, sưng viêm giảm bớt thì bạn có thể tập một số bài tập trị liệu tại nhà để cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có trao đổi, nhờ sự tư vấn của bác sĩ để điều trị bệnh sớm nhất.
Điều trị bằng các phương pháp y tế
Ở một số trường hợp nặng hơn, người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để chữa bệnh càng sớm càng tốt. Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ đau nhức mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh uống một số loại thuốc như sau:
- Thuốc chống viêm không steroid có thể được chỉ định để điều trị tình trạng sưng viêm, đau nhức ngón tay.
- Thuốc steroid được chỉ định trong trường hợp ngón tay bị đau nhức sưng đỏ do rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Thuốc này dùng để điều trị các triệu chứng có liên quan đến bệnh gout.
- Sử dụng các loại thuốc để điều trị tình trạng nhiễm trùng ở ngón tay. Nếu không điều trị khỏi thì bác sĩ có thể chỉ định dẫn lưu để loại bỏ nhiễm trùng.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân hóa trị, xạ trị, phẫu thuật nếu bị đau nhức ngón tay liên quan đến bệnh ung thư.
Ngón tay bị đau nhức sưng đỏ khi nào nên đến bệnh viện?
Một số trường hợp ngón tay bị đau nhức, sưng đỏ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cần điều trị bằng các phương pháp y tế để bệnh không diễn biến nặng. Nếu gặp phải các tình trạng dưới đây, bạn cần đến bác sĩ để chữa bệnh sớm nhất:
- Nếu đã uống thuốc mà các dấu hiệu của bệnh không có triệu chứng thuyên giảm.
- Ngón tay đau nhức dữ dội, sưng tấy quá mức.
- Cả bàn tay, ngón tay bị ngứa ran, tê bì khó chịu.
- Ngón tay có các triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
- Bàn tay đỏ, ấm và đầu ngón tay có dấu hiệu bị sưng đỏ khi có vật đâm thủng qua.
Khi gặp các trường hợp này, người bệnh cần đến bệnh viện sớm nhất tránh để bệnh tiến triển nặng rồi mới đi khám, điều trị.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng ngón tay bị sưng đỏ
Không có biện pháp cụ thể phòng ngừa tình trạng sưng đỏ ở ngón tay. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể phòng ngừa bệnh bằng cách biện pháp như sau:
- Bảo vệ khớp ngón tay khỏi những chấn thương, tránh hoạt động, vận động quá mạnh vì có thể gây tổn thương ở ngón tay.
- Tránh làm việc nặng nhọc, nâng vật nặng quá mức hoặc tạo các áp lực lên ngón tay và dễ dẫn đến tổn thương.
- Khi ngón tay bị chấn thương, bạn có thể sử dụng nẹp hoặc đồ bảo hộ ngón tay để tránh tổn thương nặng hơn.
- Người bệnh cần bổ sung các chất dinh dưỡng, thực phẩm có khả năng kháng viêm như các loại trái cây, rau xanh. Đồng thời hạn chế ăn các loại thực phẩm gây viêm nhiễm nguy hiểm như đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt.
- Duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp, không được tăng cân quá mức vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
Trên đây là những thông tin về ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Nếu cơn đau ở mức độ nhẹ thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ. Nếu cơn đau dữ dội nghiêm trọng thì người bệnh cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời.