Ngày nay có nhiều phương pháp được nghiên cứu ra với mục đích chẩn đoán được nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có sinh thiết tủy xương. Ứng dụng trong kiểm tra tế bào hoặc mô ở trong xương để nhằm xác định, theo dõi một số bệnh về tủy hoặc máu, gồm cả ung thư. Ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết dưới đây nhé!
Sinh thiết tủy xương là gì?
Sinh thiết tủy xương còn được gọi với tên gọi khác là sinh thiết tủy sống. Một loại xét nghiệm được chỉ định làm khi mà trong quá trình lấy máu xét nghiệm của bệnh nhân có phát hiện ra hàm lượng hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu có thay đổi khác thường. Hoặc là cao hơn hay thấp hơn so với quy định.
Thực ra sinh thiết tủy sống này chính là 2 xét nghiệm hoàn toàn tách biệt nhưng thực hiện trong cùng lúc. Bao gồm sinh thiết tại tủy để lấy ra mẫu vật liệu dạng rắn và chọc hút ở tủy xương để lấy ra mẫu vật liệu dạng lỏng. Sau đó mẫu vật liệu này sẽ được phân tích, kiểm tra ngay tại phòng xét nghiệm để có thể xác định chính xác được tế bào máu mà xương tạo ra đang khỏe mạnh hay gặp vấn đề gì?
Khu vực phổ biến để thực hiện sinh thiết tủy xương chính là phần xương hông. Nhưng cũng có trường hợp bác sĩ sẽ thực hiện từ xương ước hoặc xương chày đối với đối tượng sinh thiết là trẻ dưới 5 tuổi.
Khi nào cần sinh thiết tủy xương
Như đã đề cập thì các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cần sinh thiết tủy xương trong trường hợp thấy hàm lượng hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu có thay đổi khác thường. Cụ thể thực hiện với mục đích là:
- Xác định nguyên nhân sốt kéo dài nhưng không xác định được nguyên nhân
- Xác định hiện tượng máu đông hay chảy máu một cách bất thường
- Xác định hiện tượng tế bào ung thư đã bị di căn
- Theo dõi những tiến triển bệnh tủy xương, ung thư để từ đó đánh giá và có biện pháp chăm sóc thích hợp
- Xác định những rối loạn trong tế bào gốc hay một vài hội chứng mang tính di truyền hiếm gặp
Bên cạnh đó thì sinh thiết còn xác định được tình trạng xơ hóa hay khối u phát triển làm cản trở việc sản xuất ra những tế bào màu dạng bình thường. Sinh thiết sẽ chẩn đoán được một số tình trạng như:
- Ung thư có liên quan đến bộ phận tủy xương như bệnh đa u tủy, u lympho, bạch cầu
- Phát hiện được ung thư bị di căn, chứng thần kinh đệm, tủy xơ hoa, nhiễm trùng, đa hồng cầu, thừa sắt di truyền,…
Chuẩn bị trước khi sinh thiết tủy xương
Khi đã được các bác sĩ đề nghị làm sinh thiết tủy sống thì người bệnh nên trao đổi cùng người có chuyên môn về những rủi ro hay các tiền sử về bệnh lý đang gặp để có phương án sắp xếp hợp lý. Đó là những vấn đề như:
- Một số loại thuốc hoặc các chất bổ sung hiện đang dùng
- Tiền sử mắc bệnh, nhất là chứng rối loạn chảy máu
- Dị ứng với thuốc, với gạc y tế hoặc là chất gây tê, gây mê
- Phụ nữ đang mang bầu hay nghi ngờ mình mang bầu
Ngoài một số vấn đề phổ biến trên thì người bệnh vẫn nên lưu ý thêm một số điểm như sau:
- Thời gian sinh thiết: Khoảng 10 phút thực hiện nhưng người bệnh phải mất từ 1 – 2h vì tính cả thời gian để gây mê và thời gian để hồi phục sau sinh thiết.
- Trang phục phù hợp: Người bệnh phải mắc áo choàng của bệnh viện khi thực hiện sinh thiết. Tuy nhiên bạn cũng nên mặc cho mình bộ quần áo rộng rãi bên trong để góp phần giảm bớt đi khó chịu ở vị trí sinh thiết xong.
- Thực phẩm: Dù chúng không tác động đến kết quả sinh thiết nhưng bác sĩ cũng đề nghị bệnh nhân không ăn vào trước đêm hôm sinh thiết.
- Thuốc: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu dùng uống một vài loại thuốc trước khi tiến hành sinh thiết. Ví dụ như thuốc làm cho loãng máu, thuốc chống viêm, aspirin cùng một số thực phẩm chức năng và vitamin làm gia tăng thêm nguy cơ bị chảy máu.
Quy trình sinh thiết tủy xương
Quá trình sinh thiết sẽ cần thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, các bác sĩ chuyên về huyết học hay các bác sĩ chuyên điều trị ung thư. Với quy trình thực hiện như sau:
Kiểm tra trước sinh thiết
Trước khi tiến hành kiểm tra thì các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ký vào một biên bản cam kết để tránh trường hợp gặp rủi ro. Sau khi ký xong thì người bệnh sẽ được truyền thuốc an thần bằng đường tĩnh mạch hoặc bằng đường uống đều được. Cuối cùng thì bác sĩ sẽ theo dõi những dấu hiệu đặc biệt quan trọng như huyết áp, nhiệt độ của cơ thể và nhịp tim để tránh rủi ro.
Trong khi sinh thiết
Căn cứ vào vị trí sinh thiết mà người bệnh được bác sĩ yêu cầu nằm ngửa, nghiêng hay nằm sấp. Với quy trình tiến hành sinh thiết như sau:
- Sinh thiết ở hông: Thực hiện sinh thiết và chọc hút tủy ở mặt sau hông
- Sinh thiết xương ức: Thực hiện với đối tượng là người lớn, trẻ lớn hơn 12 tuổi. Chỉ chọc hút ở tủy xương mà thôi
- Sinh thiết xương chày: Thực hiện với đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vì địa điểm này sẽ không cung cấp đầy đủ tế bào người lớn
Tại những khu vực sinh thiết trên sẽ được bác sĩ làm sạch với các chất khử trùng, phủ khăn tiệt trùng. Sau đó gây tê cục bộ để khi làm người bệnh chỉ cảm thấy đang châm chích nhẹ. Bắt đầu rạch lấy vết nhỏ ở da, đưa kim rỗng vào để lấy mẫu. Theo đó chọc hút tủy sẽ được làm đầu tiên và đây cũng là phần người bệnh thấy đau nhất.
Sau khi sinh thiết
Khi đã sinh thiết xong thì kim sẽ được đưa ra ngoài và đồng thời các bác sĩ phải tác dụng một lúc lớn lên chỗ đó để giúp cầm máu. Cuối cùng là bao phủ bên trên bằng những băng sát trùng. Người bệnh không nên ngồi dậy luôn mà hãy nằm thư giãn khoảng 15 phút theo dõi. Khi hết thuốc tê thì đa số mọi người sẽ thấy cảm giác đau nhức tại chỗ sinh thiết.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về phương pháp sinh thiết tủy xương mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, phù hợp với những gì mình đang tìm kiếm để từ đó lựa chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn!