U xương sụn là các khối u khá lành tính và không gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh u xương sụn cần phải được theo dõi và thăm khám kịp thời để tránh gặp các biến chứng đến sức khoẻ. Vậy u xương sụn là gì và làm sao để nhận biết được bệnh trên? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé.
U xương sụn là gì?
Trong tất cả các khối u tại xương thì u xương sụn (hay có tên khoa học là Osteochondroma) được xem là dạng u lành tính hay gặp và phổ biến nhất ở người bệnh. Về bản chất, các khối u có thành phần cấu tạo giống như xương, nhìn như phần miệng sụn trắng nhưng lại hình thành ngay trên bề mặt của xương. Hay nói cách khác, chúng được sinh ra bởi quá trình thúc đẩy tự nhiên của xương
Ở bất kỳ vị trí sụn có thể hình thành xương nào, khối u đều có thể xuất hiện. Tuy nhiên, u xương sụn thường phát hiện nhiều tại các xương dài như xương cẳng tay, đầu gối. Bên cạnh đó là các xương có cấu tạo bằng phẳng như xương bả vai, xương chậu,… cũng có khả năng bị u xương sụn.
Theo một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trên toàn thế giới có đến khoảng 3% tỷ lệ người mắc u xương sụn. Trong đó, số người chẩn đoán u lành tính là 35% và có khoảng 8% là người mắc u xương. Thông thường, các khối u sẽ xuất hiện một cách đơn độc, gây nên tình trạng đau đớn, nhưng được đánh giá là các tổn thương không có tính di truyền.
Phần lớn những người mắc u xương sụn đều không nhất thiết phải điều trị. Tuy vậy, người bệnh vấn nên theo dõi tình trạng sức khoẻ của bản thân, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường liên quan đến khối u xương sụn, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
U xương sụn đơn lẻ
Định nghĩa
U xương sụn độc lập hay còn gọi là u xương sụn đơn lẻ được định nghĩa là khối u có dạng lành tính thường hay gặp nhất và không gây ung thư, di căn tới các bộ phận trong cơ thể.
Thông thường, sự hình thành và phát triển của u sụn đơn lẻ sẽ tỷ lệ thuận với quá trình lớn lên tại vị trí xương bị bệnh. Khối u thường gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của phần xương dài, vai, đầu gối, hông hoặc tại vị trí gần đĩa đệm.
Nguyên nhân
U sụn đơn lẻ thường không có căn nguyên gây bệnh chính xác bởi chúng có thể được hình thành do nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng tỷ lệ mắc bệnh ở cả nữ giới và nam giới là tương đương nhau. Ngoài ra, bệnh u xương sụn độc lập không được tạo ra bởi các tai nạn hoặc chấn thương, nên chúng ta có thể loại trừ khả năng này.
Bệnh u xương sụn hay bắt nguồn từ yếu tố gen di truyền, mà đến nay các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và xác định ra gen gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết
Ở thời gian đầu, u không có bất kỳ biểu hiện nào, sau đó người bệnh sẽ dần dần phát hiện các dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của khối u xương sụn. Bệnh hay gặp ở các đối tượng trong độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi với các triệu chứng nhận biết điển hình như sau:
- Đau nhức: Đây là dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh có thể cảm nhận được. Nếu như khối u phát triển lớn dần tại vùng dưới gân thì việc ma sát giữa khối u sụn và gân sẽ được hình thành, gây ra các cơn đau buốt, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.
- Sưng đỏ: Khớp vai, đầu gối là vị trí dễ phát hiện dấu hiệu của các khối sưng nhỏ, tuy nhiên bạn không cảm thấy đau khi chạm vào.
- Ngứa hoặc tê bì: Do khối u xương sụn độc lập trên có khả năng sẽ mọc và phát triển tại vị trí gần các dây thần kinh hoặc gân. Nếu như khối u xương phát triển lớn, chúng sẽ gây lực chèn ép không nhỏ đến gân và dây thần kinh. Vì vậy mà bệnh nhân có thể sinh ra triệu chứng tê bì hoặc ngứa ran.
- Giảm lưu thông máu: Khi khối u xương sụn chèn lên mạch máu thì đồng thời việc lưu thông và tuần hoàn cũng sẽ bị thay đổi. Lưu lượng máu đi qua giảm hoặc thậm chí là tắc mạch máu có khả năng gây ảnh hưởng lớn, làm thay đổi màu sắc của các chi. Tuy nhiên, rất ít trường hợp gặp phải triệu chứng này.
Biện pháp chẩn đoán
Các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng xác định bệnh u xương sụn đơn lẻ bao gồm:
- X-quang: Kỹ thuật chụp bằng tia X-quang sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh chính xác về cấu trúc và hình thái khối u của bạn.
- Chụp cắt lớp CT scanner, cộng hưởng từ MRI: Đay là hay kỹ thuật chụp tiên tiến nhất hiện nay, chúng giúp xác định chi tiết, đúng nhất về vị trí, kích thước và hình thái của khối u xương sụn.
- Xét nghiệm sinh thiết: Một vài trường hợp bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định lấy một phần của khối u xương đem đi làm sinh khiết nhằm loại trừ nguy cơ mắc ung thư. Bởi ở những người bệnh tuổi càng lớn thì việc hình thành của khối u và sụn rất có khả năng là dấu hiệu của ung thư.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần phối hợp với bác sĩ trong việc điều tra về tiền sử bệnh, trả lời chính xác về thời gian phát hiện hay các triệu chứng hiện mắc của bệnh u xương. Từ đó, bác sĩ có thể nắm bắt được toàn diện hơn, giúp việc chẩn đoán bệnh được chính xác và hiệu quả.
Biện pháp điều trị
Hầu hết tất cả các đối tượng bị mắc bệnh u xương sụn đơn lẻ đều điều trị bằng phương pháp theo dõi và thường xuyên chụp X-quang để nắm bắt và kiểm soát sự thay đổi kích thước của khối u nhằm đưa ra cách thức xử trí kịp thời.
Trong một số trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật can thiệp ngoại khoa nếu như tình trạng đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn, mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng hơn, hoặc tại khối u xương sụn có phát hiện sự hình thành của các mảng sụn.
Bên cạnh đó, sau mỗi một cuộc phẫu thuật thì thời gian hồi phục sẽ phụ thuộc vào phác đồ chăm sóc, thể trạng, cơ địa và mức độ nặng nhẹ, vị trí khối u khác nhau của từng người bệnh.
Hy vọng rằng, những thông tin về bệnh lý u xương sụn mà chúng tôi gửi gắm qua bài viết sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh, đồng thời cũng nắm bắt và lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp cho bản thân. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về nếu bạn gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào của bệnh. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!