Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ là vấn đề khiến không ít người băn khoăn, thắc mắc. Vận động luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cũng như hồi phục của các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến cơ xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nắm rõ được những yếu tố nên và không nên làm để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Thoái hóa khớp gối xảy ra khi lớp sụn đệm bọc lấy hai đầu xương bị bào mòn theo thời gian, dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. Rất nhiều bệnh nhân vì thế mà cho rằng cần phải hạn chế vận động xuống mức tối đa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, luyện tập thể dục thể thao là yếu tố hàng đầu giúp cải thiện tình trạng bệnh lý cũng như ngăn ngừa thoái hóa tiến triển nhanh hơn. Trong số các môn thể thao thích hợp với người bị thoái hóa khớp đầu gối, đi bộ thường được xếp vào top đầu.
Đi bộ được xếp vào dạng vận động có cường độ thấp. Điều đó có nghĩa là đi bộ sẽ không gây áp lực lên các khớp hông, đầu gối và bàn chân của người bệnh. Bên cạnh đó, còn có một số lý do tích cực khiến bệnh nhân thoái hóa nên lựa chọn đi bộ hàng ngày để bảo vệ sức khỏe như:
- Giữ cho sụn khớp khỏe mạnh: Việc luyện tập các bộ môn như đi bộ có thể giúp làm tăng lưu lượng máu đến sụn khớp, khiến nó nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết để phục hồi và bảo vệ xương tốt hơn. Thêm vào đó, các động tác trong khi đi bộ có thể giúp khớp xương tăng tính linh hoạt, cải thiện tình trạng đau nhức, khô cứng khớp và tăng phạm vị chuyển động.
- Tăng cường sức mạnh cho cơ bắp: Cơ bắp càng khỏe mạnh thì càng chịu được trọng lượng cơ thể tốt hơn. Nhờ vào đó mà cơ bắp có thể bảo vệ và hỗ trợ các khớp xương. Khớp xương đầu gối khi không còn phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng thì tình trạng thoái hóa sẽ bị hạn chế đáng kể.
- Quản lý cân nặng: Căn nặng tăng thêm có thể khiến các khớp chịu nhiều áp lực và căng thẳng hơn. Đây chính là một trong những yếu tố khiến tình trạng viêm và thoái hóa khớp trở nên tồi tệ hơn. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh đi bộ để giúp đốt cháy calo, giảm cân và quản lý trọng lượng cơ thể một cách hiệu quả.
Từ những thông tin tổng hợp nêu trên, có thể nói đi bộ là một trong những bộ môn thể thao thích hợp với người bệnh bị thoái hóa khớp đầu gối. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần trao đổi trước với chuyên gia để biết cách đi bộ sao cho đúng và phù hợp nhất.
Đi bộ đúng cách với người thoái hóa khớp gối
Người bệnh thoái hóa khi đi bộ cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Nên lựa chọn đi bộ ngoài trời
Nếu người bệnh thắc mắc không biết đi bộ ngoài trời hay trong nhà tốt hơn thì câu trả lời chính là ngoài trời. Đi bộ ngoài trời không chỉ giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ và khớp mà còn thúc đẩy tuần hoàn trao đổi chất cho cơ thể. Không những vậy, môi trường thông thoáng bên ngoài giúp người bệnh cảm thấy đầu óc thư thái, thoải mái hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp điều kiện thời tiết không thuận lợi, ví dụ như quá rét hay mưa, người bệnh hoàn toàn có thể chuyển sang tập với máy đi bộ tại gia hoặc tham gia các trung tâm gym và thể hình.
Lựa chọn giày đi bộ thích hợp
Một trong những vấn đề quan trọng đối với bộ môn đi bộ chính là giày tập. Tiêu chí để lựa chọn một đôi giày thể thao tốt chính là thoải mái, hỗ trợ tốt và không có đế giày quá cứng. Giày có đệm chân thoải mái sẽ giúp giảm xóc tốt hơn cũng như hạn chế tối đa nguy cơ đau nhức gót chân và mũi chân. Người bệnh cũng không nên buộc dây giày quá chặt vì nó có thể gây cản trở lưu thông máu.
Cân nhắc sử dụng gây hoặc các thiết bị hỗ trợ
Trong trường hợp người bệnh bị tổn thương nặng và khó có thể tự mình giữ thăng bằng. Gậy chống hoặc các thiết bị hỗ trợ có thể là một lựa chọn đáng thử. Những thiết bị này cũng có thể giúp giảm áp lực lên vùng khớp gối cho người bệnh. Bệnh nhân nên trao đổi trước với chuyên gia nhằm tìm ra loại thiết bị thích hợp nhất với tình hình sức khỏe của bản thân.
Uống nước đầy đủ
Luyện tập thể thao rất dễ khiến cơ thể ra mồ hôi và mất nước, vì vậy người bệnh phải chú ý bổ sung đầy đủ cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên uống một cốc nước trước khi bắt đầu đi bộ khoảng 15 phút và sau khi kết thúc quá trình luyện tập. Với những người lựa chọn đi bộ ngoài trời với thời gian dài, hãy mang theo một chai nước và uống sau mỗi 20 phút đi bộ,
Tăng tiến dần thời gian đi bộ
Người bệnh không nên luyện tập với cường độ lớn ngay từ ban đầu, vì điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho khớp gối. Đối với những người mới bắt đầu, các chuyên gia khuyến khích đi bộ chỉ khoảng 5 phút mỗi ngày. Sau đó một tuần, bệnh nhân có thể tăng lên khoảng vài phút, dao động từ 10 đến 15 phút mỗi ngày. Người bệnh nên giữ liên lạc với bác sĩ trị liệu để trao đổi thêm về thời gian luyện tập.
Khi cơ thể đã hình thành được thói quen vận động hàng ngày, người bệnh có thể tiếp tục gia tăng thời gian lên khoảng 30 phút/ngày, luyện tập tối đa 5 ngày/tuần. Đây cũng là cường độ luyện tập đạt được nhiều hiệu quả và lợi ích nhất đối với sức khỏe.
Nghỉ ngơi khi cảm thấy đau
Một trong những lưu ý quan trọng khi đi bộ đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối chính là nên nghỉ ngơi khi chân cảm thấy đau, đặc biệt nếu cơn đau dạng nhói buốt khó chịu. Người bệnh có thể cải thiện tình trạng này bằng cách ngồi trên ghế đá, hít thở sâu khoảng 1 đến 2 nhịp cho đến khi cơ thể trở lại trạng thái bình thường.
Xem thêm:
- Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị
- Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt tại nhà hiệu quả nhanh chóng
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc liên quan đến vấn đề “Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?”. Bên cạnh việc luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe, người bệnh thoái hóa khớp cũng nên tăng cường bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày.