Lupus ban đỏ dạng đĩa là một bệnh lý với cơ chế tự miễn và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh có thể tạo ra nhiều cảm giác khó chịu lẫn các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Cho nên việc hiểu rõ bệnh lupus ban đỏ là một việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Lupus ban đỏ dạng đĩa là gì
Bệnh lupus ban đỏ ở dạng đĩa hay còn được gọi theo tiếng anh với cái tên Discoid Lupus Erythematosus. Đây là tình trạng bệnh lý phổ biến của căn bệnh lupus ban đỏ da nói chung, theo các số liệu thống kê con số này lên đến 50% tổng các trường hợp. Bệnh lý này xảy ra ở nữ giới nhiều hơn thậm chí gấm 3 lần so với nam giới. Tiến triển của bệnh có thể xấu đi nếu tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại trong ánh sáng của mặt trời hoặc ở những nơi có môi trường sống mất vệ sinh.
Khi bị bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa, người bệnh cũng có thể tiến triển sang dạng lupus ban đỏ hệ thống với nhiều nguy cơ khác, tuy nhiên tỷ lệ này không quá cao. Ngoài ra, đây là một bệnh lý tự miễn, nguyên nhân chính xác vẫn còn được tìm hiểu.
Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa xảy ra do đâu
Tuy rằng, nguyên nhân chính xác của bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa vẫn chưa xác định được rõ ràng. Tuy nhiên, do là một bệnh với cơ chế tự miễn nên theo một số giả thuyết và nghiên cứu thì có một số các yếu tố nguy cơ như sau:
Di truyền: Với những ai có tiền sử gia đình, cha, mẹ mắc bệnh lupus ban đỏ thì nguy cơ con cái mắc lupus ban đỏ dạng đĩa sẽ cao hơn.
Nguy cơ từ việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời: Bởi lẽ trong ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím. Tiếp xúc trong một thời gian dài có thể để các loại rối loạn chuyển hóa đặc biệt. Trong đó, có thể xảy ra tình trạng nổi lupus ban đỏ.
Giới tính và độ tuổi: Thông thường bệnh xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới và độ tuổi phổ biến nhất chính là từ 25 cho đến 50 tuổi.
Cùng với một vài nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khác như: Rối loạn các nội tiết tố, thường xuyên bị stress, công việc khó khăn, sống và làm việc ở nơi có chất lượng môi trường không đảm bảo hoặc quá ô nhiễm,…. Thậm chí thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có thể là một nguyên nhân gây nên bệnh.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh Lupus ban đỏ dạng đĩa
Vì là một bệnh lý về da nên đặc điểm nhận biết của lupus ban đỏ bao gồm:
- Xuất hiện các vết tổn thương hình đĩa tròn phẳng hoặc nhầm lúc gồ lên trên mặt da. Chúng thường xỉn màu hoặc có màu đỏ tía, thậm chí là màu đỏ tươi tương tự như phát ban trong một số trường hợp.
- Mất sắc tố da ở trung tâm của đĩa tổn thương nhưng lại sậm màu ở vùng vành đĩa.
- Phát hiện một số lớp sừng bên trong các nang lông hoặc dày sừng có dạng hình nang.
- Có dấu hiệu của một số lớp vảy trắng khô và dính sau khi xuất hiện tình trạng tổn thương tiến triển.
- Những vết tổn thương cũ có dấu hiệu của việc tăng lượng sắc tố hơn.
- Xuất hiện dấu hiệu của thẹo dạ.
- Nếu bị tổn thương ở vị trí da đầu, người bệnh có thể bị rụng đi phần nào tóc.
- Xuất hiện các vết sẹo teo tại sống mũi, hai bên gò má, và một số vùng da mặt trước tai hai bên,….
Kèm theo đó là các dấu hiệu phụ như:
- Người bệnh ít cảm thấy ngứa.
- Móng tay có dấu hiệu khác thường, dễ cong và gãy hơn bình thường.
- Viêm ở bờ mi xuất hiện.
- Quanh mắt có dấu hiệu sưng và hơi đỏ lên.
Với các tổn thương đó, vị trí xu1ất hiện của chúng thông thường là:
- Gò má ở cả hai bên mặt
- Da ở vùng đầu
- Hai bên phía trước tai.
- Xuất hiện cả ở môi dưới, miệng và thậm chí là cả vòm miệng.
- Lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Trên vùng ngực hoặc vùng lưng.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh Lupus ban đỏ dạng đĩa
Lupus ban đỏ dạng đĩa nếu không được phát hiện, điều trị sớm và đúng cách có thể sẽ tiến triển trở thành lupus hệ thống với các biến chứng khá nguy hiểm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Các biến chứng đó gồm có:
- Gây ra tình trạng rối loạn các sắc tố ở da
- Khiến cho vùng da đầu bị rụng tóc và có khả năng không thể hồi phục.
- Nếu tình trạng viêm ở da quá nhiều có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh ung thư ở biểu mô tế bào đấy.
- Suy chức năng thận
- Gây ra viêm cơ và viêm khớp ở các vùng tương ứng.
- Làm tăng huyết áp.
- Ảnh hưởng cả đến dây thần kinh thị giác.
- Viêm và giảm chức năng tụy.
Phân loại Lupus ban đỏ dạng đĩa
Dựa theo các dạng biểu hiện của bệnh và đặc tính cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh, người ta chia lupus ban đỏ dạng đĩa thành hai dạng cơ bản, gồm:
Dạng thứ nhất: Lupus ban đỏ dạng đĩa cơ bản
Trong đó, tổn thương do lupus ban đỏ cơ bản còn được chia là 3 loại nhỏ là:
Tổn thương lupus ban đỏ ở dạng đĩa khu trú. Đa phần các tổn thương theo thể này hay xuất hiện ở vùng cổ và có thể kiểm soát được sự lây lan bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Tổn thương lupus ban đỏ ở dạng đĩa toàn thân. Với dạng này, lupus ban đỏ có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể người. Kèm theo đó là sự xuất hiện của các vết sẹo nghiêm trọng kèm với rụng tóc nếu vị trí xuất hiện là ở trên da đầu.
Tổn thương lupus ban đỏ ở dạng đĩa thời thơ ấu. Đây đơn thuần là cách gọi để chỉ những đứa trẻ mắc bệnh lupus ban đỏ. Các nghiên cứu thu thập thông tin cũng đã cho thấy số lượng trẻ nam và nữ mắc bệnh này là như nhau.
Dạng thứ hai: Lupus ban đỏ dạng đĩa đặc biệt
Ở dạng đặc biệt, lupus ban đỏ dạng đĩa lại được chia nhỏ làm hai dạng khác là:
Lupus ban đỏ dạng đĩa phì đại. Dạng này của bệnh thường tạo ra nhiều tổn thương trên lớp da, trong mỗi toornt hương đó lại được bao phủ bởi một lớp vảy khác khá dày. Bên trong của thương tổn thì lại là chất sừng dày.
Lupus ban đỏ profundus. Đây là dạng song hành khi người bệnh vừa bị lupus ban đỏ dạng đĩa và cả lupus panniculitis cùng tác động vào. Bệnh xảy ra với những đặc điểm như: Xuất hiện các nốt sần trên da, đặc tính cứng. Kèm với đó là các đường viền hiện rõ của các nốt sần giúp phân biệt với các tổn thương khác.
Phương pháp chẩn đoán Lupus ban đỏ dạng đĩa
Để chẩn đoán chính xác bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa ở người bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện ít nhất hai quá trình bao gồm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, cụ thể:
Khám lâm sàng
Các bác sĩ sẽ nhìn vào vết thương tổn kèm với các câu hỏi để chẩn đoán bệnh, như:
- Thời gian phát bệnh.
- Tiền sử bệnh của gia đình
- Các triệu chứng kèm theo
Đánh giá vết thương tổn qua màu sắc da, số lượng và phạm vi để đánh giá tình trạng, mức độ lây lan của bệnh lý.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Dựa vào tình hình chung của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như công thức máu, xét nghiệm nước tiểu, thậm chí là sinh thiết da nơi bị thương tổn để đánh giá tình trạng.
Phương pháp điều trị Lupus ban đỏ dạng đĩa
Do là một bệnh lý tự miễn chưa rõ nguyên nhân chính xác cho nên việc điều trị bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa còn nhiều khó khăn. Nhất là khi chưa có thuốc hay liệu pháp đặc trị để sử dụng. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ tập trung vào làm giảm các triệu chứng và giảm khả năng xuất hiện các thương tổn mới. Việc này được thực hiện bằng một số nhóm thuốc sau đây:
Nhóm thuốc Corticoid: Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm hoặc bôi đều được. Tác dụng của nhóm thuốc này là hạn chế sự lây lan triệu chứng, giới hạn sự tổn thương chỉ ở một vùng nào đó, kèm theo cả kháng viêm. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều chúng sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: Làm da mỏng hơn hay xuất hiện dày sừng vùng nang lông.
Nhóm thuốc ức chế Calcineurin: Được sử dụng dưới dạng thuốc bôi mỡ là chính, đây là nhóm thuốc có tác dụng hạn chế các vùng tổn thương trên da với cơ chế chính là ức chế hệ miễn dịch tại chỗ. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc quá nhiều đó chính là có nguy cơ làm tăng các yếu tố tạo nên ung thư da. Vì vậy việc sử dụng phải hết sức cẩn thận.
Một số nhóm thuốc điều trị khác: Chloroquine, mycophenolate, methotrexate,…. Là các nhóm thuốc được thay thế khi người bệnh không đáp ứng điều trị với các nhóm kể trên.
Tất cả các nhóm thuốc này đều cần phải có toa hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau khi đã thăm khám bệnh nhân. Ngoài ra, việc sử dụng phải được bác sĩ hướng dẫn chi tiết để sử dụng hiệu quả và tránh các tác dụng phụ có hại khác khi tự ý sử dụng liều lượng thuốc.
Biện pháp phòng ngừa Lupus ban đỏ dạng đĩa tái phát
Ngoài việc dùng thuốc để giảm triệu chứng, để quá trình điều trị được diễn ra có hiệu quả, người bệnh cần phải thực hiện thêm một số điều sau đây:
- Có biện pháp che chắn các vùng da bị tổn thương khi ra ngoài hoặc ở nơi có môi trường không tốt.
- Tránh hoặc hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu phải tiếp xúc trong thời gian dài phải sử dụng kem chống nắng hoặc các biện pháp trồng nắng cần thiết khác.
- Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc thuốc lá. Ít nhất là phải ngưng trong khoảng thời gian điều trị và giảm dần sau đó.
- Nên hạn chế việc sử dụng mỹ phẩm. Nếu phải dùng thì chỉ nên dùng một ít kem dưỡng da có độ kích ứng thấp được ghi rõ ràng.
- Trong suốt quá trình đang và sau điều trị, người bệnh phải nghe theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Không dùng thuốc tùy tiện khi chưa có ý kiến đánh giá và cho phép từ bác sĩ.
Trên đây là các biện pháp phòng tránh tái phát bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa, đó cũng chính là nội dung cuối cùng của chủ đề bài viết hôm nay Lupus ban đỏ dạng đĩa. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách đối phó với căn bệnh này và giữ được sức khỏe thật tốt.