Dải mô kết nối xương với xương ở quanh các khớp được gọi là dây chằng. Vậy, dây chằng có chức năng nhiệm vụ như thế nào, những vấn đề thường gặp liên quan đến dây chằng là gì, cách xử lý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu tất cả những điều này thông qua bài viết dưới đây.
Dây chằng là gì?
Dây chằng là một loại mô liên kết có nhiệm vụ liên kết các xương với nhau. Các dây chằng được hình thành nhờ vào sự sản sinh elastin và collagen từ nguyên bào sợi. Chúng được phân thành 2 nhóm chính, bao gồm dây chằng trắng và dây chằng vàng. Trong đó, dây chằng trắng không co giãn, cứng và chứa nhiều vitamin, còn dây chằng vàng lại có nhiều sợi đàn hồi.
Trong cơ thể chúng ta có tới 900 dây chằng và phân bố tại các vị trí như sau:
- Số dây chằng ở chân và cánh tay chiếm tới 600
- Ở cổ có khoảng 70 dây chằng
- Ở thân người khoảng 230 dây
- 40 dây chằng nằm ở vùng bụng
- Ở vùng chậu có khoảng 10 dây chằng.
Dây chằng có chức năng gì?
Trong cơ thể chúng ta, dây chằng có ở hầu như tất cả các khớp như cổ chân, cổ tay, đầu gối, lưng, khuỷu tay, vai và cổ. Các dây chằng này sẽ có kích thước, hình dạng và chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Mặc dù vậy, hầu hết dây chằng trong cơ thể đều đảm nhiệm các chức năng chính sau đây:
- Liên kết các xương với nhau để hình thành nên khớp
- Nâng đỡ các xương
- Hỗ trợ trong việc sắp xếp khớp xương một cách hợp lý
- Hỗ trợ và giúp bề mặt khớp hoạt động ổn định, giúp vận động của cơ thể được hiệu quả hơn
- Chứa một số đầu dây thần kinh, cung cấp những tín hiệu cần thiết nhằm duy trì vận động và tư thế của cơ thể
- Hạn chế tình trạng các xương trong cơ thể vận động quá mức.
Dây chằng là cấu trúc quan trọng đối với hệ vận động, chúng giúp cho các cử động của cơ thể được uyển chuyển và linh hoạt. Vì vậy, việc nắm được chức năng và cấu tạo của dây chằng sẽ giúp bạn bảo vệ khớp xương và dây chằng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, hiểu được hoạt động của cơ quan này cũng giúp hạn chế phần lớn các thương tổn liên quan.
Một số vấn đề hay gặp phải về dây chằng
Các vấn đề về dây chằng có tỉ lệ mắc cao là viêm, nhiễm trùng và các bệnh tự miễn. Ngoài ra, cấu trúc này cũng có thể bị thương tổn do tai nạn, chấn thương hoặc vận động quá mức. Sau đây là một số vấn đề thường gặp cụ thể:
- Viêm dây chằng
Trường hợp dây chằng bị thương tổn hoặc bị tác động bởi ngoại lực, phản ứng viêm sẽ được khởi phát để chống nhiễm trùng và sữa chữa những mô có thương tổn. Tuy nhiên, bộ phận này được tạo nên từ mô liên kết dày đặc có dạng sợi, vì vậy khi máu chảy tới vị trí bị thương tổn (mang theo tế bào miễn dịch và các dưỡng chất) có thể làm cho dây chằng sưng tấy và thương tổn trở nên nặng nề hơn.
Tình trạng viêm dây chằng thường xuất hiện sau chấn thương hoặc căng dây chằng do vận động quá mức. Các vị trí hay bị ảnh hưởng là cổ chân, cổ tay, khuỷu tay và vai. Tình trạng trên thường được xử trí bằng cách chườm lạnh, chườm nóng, nghỉ ngơi hoặc cố định bằng nẹp. Đôi khi, bệnh nhân cũng cần luyện tập các bài vật lý trị liệu để giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chức năng dây chằng.
- Rách dây chằng
Dây chằng có thể bị rách nếu kéo căng quá mức, hiện tượng này thường diễn ra nếu khớp bị tác động mạnh bởi ngoại lực, tai nạn, té ngã. Tình trạng trên thường xảy ra tại thắt lưng, cổ, ngón tay cái, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân.
Hiện tượng rách sẽ gây ra cơn đau dữ dội và khi chạm vào có cảm giác mềm khi sờ vào. Bầm tím hoặc sưng tấy cũng là các triệu chứng có thể gặp phải. Đôi khi, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng kêu nhỏ phát ra từ vị trí tổn thương, nhất là khi vận động.
Các thương tổn nhẹ có thể cải thiện bằng cách chườm lạnh, băng nén, nghỉ ngơi và kê cao vị trí thương tổn. Nếu gặp chấn thương nặng, tốt nhất bạn nên tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị thích hợp.
- Nhiễm trùng dây chằng
Hiện tượng nhiễm trùng có thể trực tiếp làm ảnh hưởng đến dây chằng qua các vết thương hở bên ngoài hoặc nhiễm trùng trong cơ thể. Tình trạng này không hay gặp nhưng có thể diễn ra trong trường hợp vết thương sâu tới tận bên trong mô.
Các nhiễm trùng trong cơ thể như nhiễm trùng xương, viêm khớp do nhiễm trùng,… cũng có thể gây tác động tới dây chằng.
- Các bệnh tự miễn
Các căn bệnh tự miễn cũng là một yếu tố gây tác động xấu tới mô liên kết nói chung và các dây chằng nói riêng. Những chứng bệnh phổ biến là xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa sụn, chứng mô liên kết hỗn hợp và viêm khớp dạng thấp là các bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng tới dây chằng.
- Một số vấn đề khác
Ngoài các vấn đề nếu trên, dây chằng cũng có thể bị ảnh hưởng hoặc thương tổn bởi những căn bệnh như:
- Đau cơ xơ hoá
- Viêm gân
- Các chứng bệnh về cơ
- Các bệnh lý liên quan đến xương khớp
- Những vấn đề gây ảnh hưởng tới mô liên kết
Cách xử trí khi dây chằng bị tổn thương
Các tổn thương tại dây chằng thường diễn ra do tai nạn, va chạm thể thao hoặc lão hoá tự nhiên. Để cải thiện các chấn thương này, bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp như: Nghỉ ngơi hợp lý, vật lý trị liệu hoặc can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, trong 72 tiếng sau chấn thương, người bệnh cần:
- Chườm lạnh vào vị trí chấn thương 3 đến 4 lần một ngày, mỗi lần 20 phút.
- Băng hoặc nẹp để hạn chế tối đa các vận động không quá cần thiết.
- Kê cao vị trí chấn thương nhằm hạn chế máu chảy về đây và ngăn ngừa hiện tượng viêm.
- Có thể dùng thuốc giảm đau và kháng viêm khi cần thiết.
Khi gặp chấn thương nặng, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để tránh các rủi ro ngoài ý muốn.
Mong rằng qua các thông tin trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về dây chằng cũng như các vấn đề hay gặp phải để có phương pháp bảo vệ và xử trí đúng đắn nếu chẳng may gặp tổn thương. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.