Hội chứng Plica đầu gối được biết đến là tình trạng bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về hội chứng Plica và những thông tin liên quan về bệnh lý này, hãy cùng khám phá ở bài viết ngay sau đây.
Hội chứng Plica đầu gối là gì?

Hội chứng Plica đầu gối là triệu chứng bệnh lý khi Plica ( được định nghĩa là nếp gấp nhỏ có tại bên trong của màng hoạt dịch của khớp gối, thông thường mỗi người sẽ có 4 Plica trong các khớp gối để quá trình vận động và di chuyển được trở nên dễ dàng) bị viêm nhiễm. Tình trạng này xảy ra khi các khớp đầu gối phải chịu ảnh hưởng trong một thời gian dài.
Người bệnh bị mắc hội chứng Plica đầu gối thường khó di chuyển và vận động, nhất là các hoạt động phải sử dụng đầu gối nhiều như đạp xe, đi cầu thang, chạy bộ,… Triệu chứng bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dấu hiệu của hội chứng Plica đầu gối
Dấu hiệu của hội chứng Plica đầu gối thường rất đa dạng, có thể kể đến một số dấu hiệu nhận biết cơ bản như sau:
-Xuất hiện những cơn đau âm ỉ và kéo dài tại các khu vực đầu gối, vị trí của từng cơn đau phụ thuộc vào mức độ tổn thương tại 4 khu vực Plica.
-Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm, khiến người bệnh dễ bị mất ngủ, ngủ trằn trọc, ngủ không ngon giấc,…
-Cơn đau xuất hiện khi người bệnh hoạt động nặng hoặc thực hiện các động tác như duỗi, gập đầu gối, giảm dần khi người bệnh ở trạng thái nghỉ ngơi.
-Các khớp đầu gối xuất hiện âm thanh khi hoạt động.
-Rất khó để đi lên hoặc đi xuống cầu thang khi các khớp phải chịu lực tác động lớn.
-Các khớp đầu gối xuất hiện tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm.
-Khớp đầu gối mất khả năng đàn hồi khi phần dịch Plica dày lên, người bệnh hoàn toàn có thể bị mất cảm giác, di chuyển phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ bên ngoài.
Nếu như người bệnh xuất hiện một trong những triệu chứng như trên, cần phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Ở một số trường hợp khi bệnh đã trở nên nặng, khả năng di chuyển của người bệnh sẽ mất đi, có thể bị bại liệt, tê cứng các khớp chân.
Nguyên nhân của hội chứng Plica đầu gối

Hội chứng Plica đầu gối thường xuất hiện khi các nếp gấp bị kích thích, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và gây nên các cơn đau nhức khó chịu. Đặc biệt, Plica đầu gối cũng sẽ bị kẹt lại tại phần xương đầu gối hoặc các khu vực xương đùi, tạo nên sẹo cứng nếu người bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để hiểu rõ hơn về hội chứng Plica đầu gối cùng những nguyên nhân gây ra tình trạng này, hãy cùng chúng tôi điểm qua các nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh lý này.
- Xuất hiện sau khi đầu gối bị tác động mạnh như ngã, đập đầu gối,..
- Khi đầu gối phải hoạt động quá mức và phải co duỗi với cường độ mạnh.
- Cường độ tập luyện và sinh hoạt không hợp lý với các bài tập quá mạnh.
- Các chấn thương như rách đầu gối, xoắn đầu gối, rách sụn,.. cũng sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng Plica đầu gối.
- Người bệnh mắc các bệnh lý nền về xương khớp như viêm tủy xương, thoái hóa khớp gối, viêm bao hoạt dịch,..
- Cơ địa người bệnh bị yếu cơ
Bên cạnh các nguyên nhân trên, chế độ dinh dưỡng và tập luyện không hợp lý cũng là một trong số những nguyên nhân trực tiếp gây nên hội chứng Plica đầu gối. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý.
Cách điều trị hội chứng Plica đầu gối

Hiện nay, với sự hiện đại của y học, việc điều trị hội chứng Plica đầu gối sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết, giúp điều trị triệt để, không gây nên các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Để phát hiện được hội chứng Plica đầu gối, các bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa chuyên khoa để chẩn đoán với các bước như sau:
- Chụp X quang: Qua bước chụp X quang, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và mức độ tiến triển của bệnh lý.
- Chụp MRI: Chụp MRI sẽ giúp tìm hiểu được tình trạng rõ rệt với các vấn đề đi kèm như rách sụn, đứt dây chằng,… Điều này sẽ giúp xác định sớm được mức độ cùng các biến chứng mà cơ thể người bệnh có thể gặp phải.
- Nội soi khớp: Quan sát tổng thể cấu trúc của tế bào khớp đầu gối, giúp xác định được lượng dịch nhầy có trong các khớp xương.
Để điều trị hội chứng Plica đầu gối, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, tiêm corticosteroid để hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Ngoài ra, cần thực hiện các bài tập để tăng cường sức kéo tại khu vực đầu gối, tăng cường sức mạnh ở các bộ phần cơ như cơ mông, cơ đầu gối,.. để hạn chế tối đa các chấn thương.
Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp vật lý trị liệu với các phương pháp massage thư giãn, căng gân, giãn cơ,.. Ở một số trường hợp nặng, người bệnh sẽ được chỉ định để phẫu thuật, giúp đánh giá tình trạng của khớp đầu gối và loại bỏ hoàn toàn phần Plica bị viêm nhiễm, bổ sung sụn khớp nếu người bệnh bị tổn thương quá nhiều.
Để quá trình điều trị hội chứng Plica đầu gối diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung các khoáng chất cần thiết và uống đủ nước), hạn chế sử dụng các chất kích thích.
Mong rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có cho mình những thông tin về hội chứng Plica đầu gối. Xin hẹn gặp lại trong những bài viết có trong chuyên mục sức khỏe.