Cơ sinh học đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận động của cơ thể, chịu trách nhiệm chính trong điều khiển các khớp xương để tạo nên sự linh hoạt trong việc di chuyển. Để hiểu rõ hơn về cơ sinh học và các chức năng chính, hãy cùng chúng tôi khám phá ở bài viết ngay sau đây.
Cơ sinh học là gì và các loại cơ
Cơ sinh học được biết đến là hệ thống các tuyến mô mềm liên kết với các tuyến dây thần kinh, tạo nên lực cho quá trình chuyển động của cơ thế. Những tuyến cơ sinh học sẽ bao gồm các sợi protein actin và myosin, chiếm khoảng hơn 40% trọng lượng của toàn cơ thể.Cơ sinh học có vai trò quan trọng đối với mỗi con người, quyết định đến sự dẻo dai, săn chắc của cơ thể, giúp phòng ngừa các chấn thương đến các bộ phận chức năng và điều hòa, lưu thông khí huyết.
Theo các nghiên cứu khoa học, cơ sinh học trong cơ thể được chia thành các loại chính là cơ xương, cơ tim và cơ trơn. Mỗi loại cơ sẽ được cấu tạo từ hàng chục nghìn các sợi cơ nhỏ, tạo nên sự linh hoạt, giúp thúc đẩy quá trình vận động của cơ thể.
- Cơ xương: Đây là hệ thống cơ có vai trò quan trọng trong tạo nên vận động của cơ thể, có tác dụng kết nối các khớp xương với các gân. Hiện nay, cơ xương có khoảng 600 loại và thay đổi tùy thuộc theo từng giới tính (nam chiếm 42% trọng lượng cơ thể và nữ chiếm 36% trọng lượng cơ thể).
- Cơ tim: Cơ tim chỉ xuất hiện tại vị trí của tim, giúp hỗ trợ quá trình vận hành của tìm và tạo nên nhịp đập ổn định, giúp bơm máu đi khắp cơ thể thông qua các tín hiệu đến từ các bán cầu não. Đặc biệt, cơ tim cũng tạo nên các xung điện để tạo nên sự co bóp và kích thích bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến tim.
- Cơ trơn: Cơ trơn có tại các khu vực như phế quản, dạ dày, tử cung, niệu đạo, thành ruột, mạch máu và toàn bộ bề mạch da. Cơ trơn có tác dụng chính trong đáp ứng và điều hòa các xung động từ hệ thống thần kinh, giúp cơ thể luôn trong trạng thái ổn định nhất.
Bên cạnh việc phân loại theo các nhóm cơ, mỗi nhóm cơ đều được cấu tạo bởi rất nhiều sợi cơ khác nhau dựa trên hai cách phân biệt theo đặc tính, hình thái hay sinh lý:
- Đặc tính: Bao gồm sợi cơ co giật chậm, sợi cơ co giật nhanh, sợi cơ trung gian.
- Hình thái và sinh lý: Các sợi cơ được phân loại theo tiêu chí như số lượng ti thể, số lượng glycolytic, số lượng lipid và enzyme, nguồn năng lượng của sợi cơ, màu sắc, thời gian hay tốc độ co,..
Chức năng của cơ sinh học
Cơ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp nâng cao khả năng vận động mà còn tạo nên sự cân bằng, điều hòa các hoạt động trong cơ thể. Hãy cùng khám phá một số chức năng cơ bản của cơ sinh học qua phần bài viết ngay sau đây:
-Tạo nên tính ổn định: Cơ sinh học có chức năng vô cùng quan trọng giúp ổn định và bảo vệ các cơ quan chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thống cốt sống, vùng bụng, xương chậu,… Các nhóm cơ càng khỏe thì cơ thể càng dẻo dai và săn chắc.
- Điều hòa khí huyết: Các tuyến cơ tim và cơ trơn sẽ giúp hỗ trợ lưu thông máu, điều hòa khí huyết trong khắp cơ thể.
- Hô hấp: Hô hấp cần sự hỗ trợ của các tuyến cơ hoành, tạo nên nhịp thở ổn định và điều hòa, đặc biệt là trong quá trình vận động và di chuyển.
- Tạo nên tính linh hoạt: Cơ xương đóng vai trò đặc biệt trong quá trình chuyển động của cơ thể, tạo nên sự linh hoạt cho các khớp xương để tạo nên những chuyển động, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương không mong muốn cho cơ thể.
- Tiêu hóa: Hệ thống cơ trơn tại tuyến tiêu hóa sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, đồng thời hỗ trợ đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện, đại tiện. Các tuyến cơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa có thể kể đến các nhóm cơ tại thực quản, ruột, bụng, hậu môn, trực tràng,..
Một số vấn đề tại cơ sinh học
Cũng giống như mọi bộ phận trên cơ thể, cơ sinh học cũng rất dễ bị tổn thương và tác động bởi các yếu tố cả ở bên ngoài lẫn cơ địa của mỗi người. Hãy cùng điểm qua một số vấn đề mà bạn có thể gặp tại các vùng cơ sinh học:
- Yếu cơ: Tình trạng yếu cơ có thể xuất hiện khi bạn gặp các bệnh lý liên quan đến các dây thần kinh như đa xơ cưng, nhược cơ,… có khiến các tuyến cơ không nhận được thông tin từ não bộ.
- Cứng cơ, căng cơ: Xảy ra khi cơ thể không đủ các khoáng chất cần thiết như magie, kali,.. khiến quá trình chuyển hóa bị rối loạn.
- Cơ phát triển bất thường ngay từ bẩm sinh.
Bảo vệ và xây dựng cơ sinh học
Để cơ sinh học có thể tăng trưởng một cách ổn định và không gặp phải các triệu chứng bệnh lý ngoài ý muốn, các bạn cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thật đa dạng và phù hợp. Cần ưu tiên bổ sung hàm lượng protein, carbohydrate, chất béo, các loại khoáng chất cần thiết đến từ vitamin như vitamin A, K, D, E,.. Chú ý bổ sung thêm thật nhiều nước cho cơ thể, từ 2-3 lít/ ngày.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần tập luyện thể dục thể thao để xây dựng cơ bắp và rèn luyện sức bền cho cơ thể thông qua các bài tập như tập tạ, squat, kéo xà, chống đẩy,.. Đặc biệt, các bạn cần chú ý luyện tập vào các nhóm cơ chính tại vùng tay, chân, ngực và lưng.
Hy vọng rằng qua những thông tin trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cơ sinh học đối với cơ thể con người và từ đó có thêm các thói quen tập luyện, sinh hoạt thật khoa học và lành mạnh. Xin hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau trong chuyên mục sức khỏe.