Châm cứu là liệu pháp được nhiều người bệnh xương khớp nói chung và bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ lựa chọn để điều trị. Tuy nhiên hiệu quả mà mỗi người nhận được là khác nhau: có bệnh nhân thuyên giảm rõ rệt các triệu chứng nhưng cũng có một số trường hợp tiền mất tật mang. Rốt cục thoái hóa đốt sống cổ có nên châm cứu hay không? Châm cứu như thế nào để đạt được hiệu quả tích cực? Cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa đốt sống cổ có nên châm cứu không?
Một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay phải kể đến là thoái hóa đốt sống cổ. Do tâm lý chủ quan nên hầu hết bệnh nhân phát hiện ra mình bị bệnh khi bệnh đã chuyển sang thể nặng. Một phần nguyên nhân cũng do triệu chứng của bệnh không rõ rệt, dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác và thời gian tiến triển kéo dài.
Đối với căn bệnh này đa số các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc điều trị nội khoa. Bên cạnh đó khuyến cáo người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống kết hợp với điều trị bằng vật lý trị liệu để hồi phục chức năng của hệ thống xương khớp và cột sống.
Ngoài ra liệu pháp châm cứu cũng mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh. Phương pháp châm cứu bấm huyệt được các thầy thuốc phương Đông sáng tạo ra và được áp dụng từ bao đời và duy trì đến hiện tại. Châm cứu bấm huyệt được thực hiện dựa trên nguyên tắc hoạt động của Khí trong cơ thể. Theo đường đi của Khí để cân bằng âm dương, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
Sự tắc nghẽn, gián đoạn Khí tại một vị trí đốt sống khiến âm dương không được cân bằng gây ra các cơn đau nhức, khó chịu. Khi đó cần sử dụng phương pháp châm cứu để lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu qua các khớp xương. Như vậy có thể giúp cơ thể tự sản sinh ra phản ứng chống lại các cơn đau đồng thời quá trình làm lành tổn thương cũng nhanh hơn.
Người thực hiện dùng 1 hoặc nhiều mũi kim để châm vào huyệt đạo của người bệnh. Bạn mắc chứng bệnh gì thì sẽ châm cứu vào huyệt vị tương ứng. Hiện nay phương pháp dùng ngải cứu làm chất dẫn (viên ngải, điếu ngải) được sử dụng phổ biến trong châm cứu bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ. Điếu ngải sẽ được làm nóng lên rồi hơ quanh các huyệt đạo, sau đó người thực hiện sẽ châm kim tinh chế kỹ lưỡng để giúp cơ thể người bệnh thải độc tố ra ngoài.
Lợi ích của châm cứu
- Hiệu quả mà châm cứu, bấm huyệt mang lại cho người bệnh thoái hóa đốt sống phải kể đến bao gồm:
- Cơ thể sản sinh ra chất endorphin trong quá trình châm cứu giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau nhức âm ỉ hoặc đau dữ dội.
- Các cơ được thư giãn, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng.
- Châm cứu sẽ tác động trực tiếp vào mạch máu giúp tuần hoàn máu dễ dàng trơn tru hơn. Máu và oxy được đưa đi nuôi dưỡng cơ thể và hệ thống xương khớp giúp hồi phục tổn thương và cải thiện chức năng vận động.
Hạn chế của châm cứu
- Bên cạnh những lợi ích, châm cứu cũng đem đến một số hạn chế khi thực hiện không đúng kỹ thuật, áp dụng sai đối tượng,… Cụ thể:
- Gây liệt hoặc teo cơ trong các trường hợp: Châm cứu không đúng huyệt đạo, châm nhầm vào dây thần kinh. (Đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ cần đặc biệt lưu ý vì quanh vùng cổ có rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm.)
- Nhiễm trùng máu, tổn thương gan khi kim châm cứu không được diệt khuẩn, không đảm bảo an toàn hoặc nhiều người cùng sử dụng một chiếc kim châm.
- Trường hợp người thực hiện thông qua thao tác xoa bóp, bấm huyệt tác động mạnh lên cột sống có thể dẫn đến nguy cơ bị tổn thương dây chằng và trật cột sống.
- Do vậy người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, được cấp phép cs đội ngũ bác sĩ, lương y có chuyên môn, giàu kinh nghiệm để thực hiện châm cứu, tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Cách châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ đúng nhất
Một số phương pháp châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ được nhiều bệnh nhân lựa chọn:
Thủy châm
Cách thực hiện: Sử dụng liều lượng thuốc điều trị thích hợp để tiêm trực tiếp vào các huyệt đạo.
Ưu điểm của liệu pháp: Lượng thuốc nhỏ tiêm vào huyệt đạo có tác dụng tương đương với lượng thuốc lớn tiêm dưới da.
Điện châm
Cách thực hiện: Sử dụng dòng điện có cường độ xác định trước sau đó thông qua kim châm để tác động lên huyệt đạo.
Ưu điểm của điện châm: Hạn chế mức độ đau khi châm trực tiếp vào huyệt đạo do vừa châm vừa thực hiện rung kim nhờ dòng điện nhỏ. Đồng thời liệu pháp này cũng giúp dẫn khí nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nhu châm (cấy chỉ)
Cách thực hiện: Sử dụng chỉ tự tiêu (chỉ catgut 4/0) dài khoảng 1 đến 1,5 cm, sau đó luồn vào kim số 23. Người thực hiện sử dụng kim châm có chỉ tác động trực tiếp lên các huyệt đạo vùng cột sống cổ như giáp tích, thiên trụ.
Ưu điểm của nhu châm: Giảm đau nhanh, giúp tăng cường chất dinh dưỡng (chất đạm, đường) cho cơ thể, đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng.
Đối tượng không nên sử dụng phương pháp châm cứu
- Châm cứu sẽ không có hiệu quả khi người bệnh sợ kim hoặc bị căng thẳng, stress
- Người mắc bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, chứng máu khó đông… được khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp châm cứu.
- Người bệnh tránh thực hiện châm cứu khi vừa ăn no hoặc lúc bụng đang đói.
- Một số vị trí huyệt gặp tình trạng viêm nhiễm, trầy xước, mẩn ngứa, chai, sẹo… thì không nên thực hiện châm cứu.
- Đối tượng người mắc các bệnh như ruột thừa, tá tràng, đại tràng… cần cẩn trọng, không nên thực hiện phương pháp châm cứu.
Lưu ý: Phương pháp châm cứu, bấm huyệt được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện các triệu chứng chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Cụ thể châm cứu giúp giải tỏa các bó cơ, giảm đau nhức, tăng cường phục hồi chức năng vận động của cơ thể. Do đó người bệnh cần kết hợp châm cứu, bấm huyệt cùng các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống khác để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Thông tin trên đã giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề thoái hóa đốt sống cổ có nên châm cứu không. Để thực hiện phương pháp này người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín, an toàn để được tư vấn và châm cứu bằng cách chuẩn nhất. Chúc bạn sức khỏe.