Bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên sâu, các cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà cũng được bổ trợ nhằm cải thiện các triệu chứng đau nhức, tăng cường sức đề kháng cho hệ thống xương khớp, gia tăng hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng.
6 cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà đơn giản
Gai cột sống là bệnh xương khớp khá phổ biến với sự hình thành của các gai xương ở các đốt sống bị tổn thương. Gai xương chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống dẫn đến các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài, hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
Để hạn chế các cơn đau, ngoài việc tuân thủ chỉ định về phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện một số cách chữa gai cột sống tại nhà như sau:
Tăng cường thể dục, thể thao
Không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể, các hoạt động thể chất cũng mang lại nhiều tác dụng cho hệ thống xương khớp, tăng cường sức đề kháng, tăng độ bền, duy trì cân nặng phù hợp để hạn chế sự tổn thương ở cột sống, dẫn đến sự hình thành các gai xương.
Người bệnh nên lựa chọn các bài tập, động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội,.. Bên cạnh đó, bạn cũng nên luyện tập với cường độ vừa phải, có các quãng nghỉ để hạn chế những tác động xấu lên cột sống.
Tác dụng nhiệt
Phương pháp sử dụng nhiệt chữa gai cột sống cũng có thể được lựa chọn nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh ngay tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, ở mỗi tình trạng khác nhau, chườm nóng hay chườm lạnh sẽ có những tác dụng khác biệt. Đôi khi việc lựa chọn sai có thể sẽ gây ra những tác dụng ngược khó lường.
- Chườm nóng:
Chỉ được áp dụng cho trường hợp các cơn đau đã giảm và không còn hiện tượng sưng đau
- Chườm lạnh:
Chườm lạnh giúp hỗ trợ làm tê tạm thời các dây thần kinh cảm giác để ức chế nhanh cơn đau. Ngoài ra còn hạn chế cấp máu để giảm giảm sưng viêm một cách hiệu quả. Bởi vậy có thể sử dụng khi xuất hiện tình trạng sưng viêm.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị gai cột sống. Ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất sẽ giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế hiện tượng béo phì, nhờ vậy mà cột sống không phải chịu quá nhiều sức ép, ngăn ngừa thoái hóa dẫn đến các gai xương.
Một số loại thực phẩm mà người bệnh gai cột sống có thể sử dụng bao gồm: Thực phẩm giàu canxi, ngũ cốc, trứng, các loại rau xanh (rau bina, bông cải xanh,…), hoa quả tươi (dâu tây, cam, quýt, ổi, kiwi,…)
Ngoài ra, khi bị gai cột sống, bạn cần tránh xa các loại thực phẩm như: các loại đồ uống có cồn, nước uống có gas, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo xấu, các loại thịt đỏ,…
Điều chỉnh tư thế
Duy trì các tư thế sai trong khoảng thời gian dài chính là yếu tố nguy cơ gây bệnh hoặc khiến cho triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bạn cần chú ý điều chỉnh tư thế. Ngay cả khi làm việc, nghỉ ngơi hay sinh hoạt cũng phải luôn thực hành các tư thế đúng.
Một số lưu ý mà người bệnh nên tham khảo về việc điều chỉnh tư thế bao gồm:
- Không đứng một chỗ hay ngồi quá lâu. Thỉnh thoảng nên rời khỏi vị trí và đi lại có thể kết hợp một vài động tác đơn giản để thư giãn cho cột sống.
- Sử dụng ghế có chiều cao phù hợp với cơ thể. Luôn giữ cho cột sống được thẳng, tuyệt đối không ngồi lệch người.
- Đối với những người thường xuyên phải làm công việc nặng thì cần chú ý tới tư thế gập, cúi người vì đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống.
- Khi nằm ngủ, người bệnh nên nằm ngửa, với tư thế thoải mái, cố gắng giữ cho lưng thẳng.Ngoài ra, người bệnh cũng nên lựa chọn một chiếc đệm cứng để giúp giữ đường cong sinh lý bình thường cho cột sống khi ngủ.
Xoa bóp, massage
Đây cũng là một trong những cách chữa gai cột sống đơn giản tại nhà. Với những tác động nhẹ nhàng, các động tác xoa bóp, massage có thể góp phần làm giảm đau nhức, khó chịu và chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ.
Không chỉ vậy, xoa bóp, massage còn có khả năng tăng cường tuần hoàn máu nhằm cung cấp oxy và dưỡng chất cho vùng cột sống bị tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Phương pháp chữa gai cột sống tại nhà bằng các bài thuốc dân gian được ưa chuộng bởi sự an toàn và lành tính. Trong đó, các loại thảo dược như ngải cứu, lá lốt, dền gai, đinh lăng,… là các vị thuốc thường xuyên được lựa chọn trong việc điều chế thuốc uống, thuốc đắp nhằm đẩy lùi những triệu chứng của gai cột sống.
Tuy nhiên, các bài thuốc này chưa được kiểm chứng bởi khoa học, do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng để hạn chế những tác động xấu tới sức khỏe.
Gai cột sống khi nào cần thăm khám bác sĩ
Nhìn chung các phương pháp trên chỉ có khả năng hỗ trợ chứ không thể giải quyết triệu chứng của gai cột sống tận gốc. Người bệnh vẫn cần tuân thủ những chỉ định điều trị của bác sĩ.
Khi gặp những triệu chứng sau đây, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị:
- Các cơn đau có xu hướng tăng, lan rộng sang cả 2 vai, đau lên vùng đầu và ảnh hưởng đến 2 tay. Đối với vùng thắt lưng, cơn đau cũng có thể ảnh hưởng tới hông, bẹn, đùi, chân, thậm chí là bàn chân
- Đau mạnh hơn khi vận động
- Mất cảm giác cột sống, co thắt cơ
- Yếu cơ, đặc biệt là ở 2 tay và 2 chân
- Mất thăng bằng, đi khập khiễng hay đi lại khó khăn
- Có tiếng kêu khác thường ở cột sống
- Căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi và suy nhược
Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ tới bạn 6 cách chữa gai cột sống tại nhà đơn giản. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ chuyên môn.