Dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gai gót chân gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu thông tin chi tiết về loại bệnh lý này trong nội dung sau!
Gai gót chân là bệnh gì?
Gai gót chân hay gai xương gót chân trong Y học chỉ tình trạng lắng đọng canxi tại nơi thường xuyên chịu vi chấn thương trên xương gót chân. Các chấn thương bị xảy ra do áp lực của việc di chuyển, mang vác, đi lại hoặc do trọng lượng cơ thể gây nên.
Gai gót chân thường gặp ở người béo phì, thừa cân, người thuộc độ tuổi trung niên, người có tật bẩm sinh ở chân hoặc những vận động động viên điền kinh thường xuyên phải dùng đến chân.
Gai gót chân triệu chứng
Khi xương gót, các gân cơ bám vào xương gót và cân gan chân chịu áp lực sẽ gây ra tình trạng viêm mạn tính quanh khu vực gân chân. Để bù trừ, cơ thể sẽ lắng đọng canxi bao bọc vào các vị trí xương khớp bị tổn thương.
Gai cột có thể xảy ra ở đồng thời cả hai chân hoặc chỉ bị ở một chân. Triệu chứng phổ biến của bệnh là đau nhức ở mặt dưới của bàn chân. Thông thường, người bệnh sẽ đau ở vị trí vùng cách gót chân 4cm về phía trước. Vùng này có thể đau nhiều hơn khi chạm hoặc có tác động ngoại lực từ bên ngoài. Cơn đau gai gót chân sẽ dữ dội nhất khi vừa thức dậy hoặc ngồi nghỉ ngơi.
Trong nhiều trường hợp người bệnh sẽ đau âm ỉ, thời gian kéo dài. Khi được bộ đường dài hoặc tập luyện thể thao quá sức sẽ làm các cơn đau gót chân thêm trầm trọng. Khác với các loại bệnh lý xương khớp khác, người bệnh gai cột sống đau hơn khi người bệnh nghỉ ngơi.
Nguyên nhân bị gai gót chân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gai xương gót chân nhưng chủ yếu là do yếu tố tác động chủ quan từ phía hoạt động nghỉ ngơi, tập luyện của con người và chế độ ăn uống hàng ngày. Một số nguyên nhân gây ra gai xương gót chân bạn cần lưu ý:
- Thường xuyên di chuyển mang vác các vật nặng
- Đi lại nhiều, đứng nhiều
- Thừa cân, béo phì dồn ép trọng lượng lên xương gót chân cũng gây ra bệnh gai gót chân
- Vận động, tập luyện với cường độ cao (đặc biệt là tập luyện bằng chân như Ballet, chạy bộ hoặc Tennis) trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp trong đó có gót chân
- Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gai gót chân do sự thoái hóa tự nhiên
- Dị tật bẩm sinh ở bàn chân (bàn chân bẹt, bàn chân vòm, mất cân bằng hai chân)
Bệnh gai gót chân có nguy hiểm không?
Như đã nói, bệnh gai gót chân không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng những ảnh hưởng nhất định về tình trạng sức khỏe là điều không thể tránh khỏi. Người bệnh vẫn nên có các biện pháp can thiệp, điều trị từ sớm, không để bệnh phát triển đến giai đoạn nặng hơn. Trong nhiều trường hợp, gai gót chân có thể khiến người bệnh không thể đi lại hoặc đi lại vô cùng đau đớn.
Phương pháp điều trị gai gót chân
Cũng như các bệnh lý về xương khớp, gai gót chân cũng có nhiều phương pháp điều trị. Các phương pháp này chủ yếu tập trung giúp người bệnh đẩy lùi các cơn đau, kháng viêm, tiêu gai. Người bệnh có thể tham khảo thực hiện các phương pháp điều trị sau đây:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Phương pháp này hiện đang được sử dụng phổ biến bởi hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên có một thực tế, điều trị bằng thuốc Tây để lại rất nhiều tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh, đặc biệt là một số người bệnh kháng thuốc, mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Khả năng tái phát bệnh khi dùng phương pháp này cũng tương đối cao.
Các loại thuốc Tây y được sử dụng có nhiều dạng khác nhau như viên nén, kem hoặc thuốc xịt. Một số loại thuốc Tây y điều trị gai xương gót chân là :
- Celecoxib
- Meloxicam
- Diclofenac
- Piroxicam
- Corticoid
Vật lý trị liệu
Phương pháp này cho hiệu quả bền vững, ít gây ra ảnh hưởng lên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên quá trình phục hồi của người bệnh sẽ tương đối lâu nên người bệnh cần kiên trì. Trong quá thực hiện vật lý trị liệu, bạn cần lưu ý cần sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc người có chuyên môn về vật lý trị liệu để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng là:
- Siêu âm điều trị
- Sóng ngắn
- Hồng ngoại
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu liên quan đến gai gót chân.
Thực hiện phẫu thuật
Đây là phải điều trị tương đối triệt để với người bệnh gai gót chân nhưng cũng là phương pháp phải chịu nhiều đau đớn nhất. Phương pháp được chỉ định trong trường hợp người bệnh phải chịu các cơn đau kéo dài và điều trị bằng các phương pháp không đạt được hiệu quả.
Trong phương pháp điều trị phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ khu vực bị tổn thương, khâu lại điểm bám gân gót, giảm ép gan chân. Từ đó các gai gót chân được loại bỏ, các ổ viêm nhiễm không còn xuất hiện.
Châm cứu – Xoa bóp, bấm huyệt
Dựa vào tình trạng và sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ xác định có chỉ định loại điều trị này không. Người bệnh cần lưu ý, lựa chọn cơ sở châm cứu – bấm huyệt uy tín, có chứng nhận đạt chuẩn và trình độ chuyên môn của người thực hiện bấm huyệt cao để tránh những ảnh hưởng không tốt.
Sử dụng phương pháp điều trị này, thầy thuốc sẽ thực hiện châm kim vào các huyệt ở vùng gót chân tổn thương. Việc châm cứu này sẽ đẩy thông khí huyết, giảm tình trạng viêm nhiễm, từ đó giảm thiểu các cơn đau.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Đây là điều bắt cần phải thực hiện để chữa trị dứt điểm các triệu chứng bệnh gai gót chân. Cụ thể:
- Thay đổi giày vừa với kích cỡ chân, không đi giày đế quá mềm hoặc quá cứng
- Ăn uống và nghỉ ngơi khoa học
- Không đứng quá lâu, đi lại nhiều
- Khởi động thật kỹ cổ chân và bàn chân trước khi vận động để đảm bảo không gây ảnh hưởng lớn đến gót chân
Gai gót chân bao lâu thì khỏi?
Gai gót chân có thể điều trị khỏi trong khoảng từ 6 đến khoảng 18 tháng. Đây chỉ là con số ước chừng tham khảo, trên thực tế thời gian này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn.
Gai gót chân không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái. Bởi vậy, ngay khi có triệu chứng đau, bạn cần thực hiện thăm khám để điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe và thành công!