Khi mang thai, mọi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc quan trọng. Vậy bà bầu đau lưng có nên đấm lưng hay không?
Vì sao bà bầu hay bị đau lưng?
- Thay đổi cấu trúc lưng: Khi có bầu, tử cung của người mẹ sẽ bị tăng kích cỡ. Điều này sẽ khiến cho vùng lưng dưới và tử cung bị ảnh hưởng và gây ra triệu chứng đau lưng.
- Căng thẳng: Lo lắng, stress khi mang bầu sẽ rất dễ khiến cho mẹ bầu bị căng thẳng ở cơ lưng và gây ra triệu chứng co thắt lưng, đau thắt lưng.
- Thay đổi nội tiết tố: Khi lượng hormone relaxin và estrogen tăng cao trong thai kỳ sẽ là nguyên nhân khiến cho vùng xương chậu được mở rộng và đau lưng.
- Tăng cân: Thông thường, ở khi mang bầu, khối lượng cơ thể của người mẹ sẽ tăng từ 10 đến 15 kg. Điều này sẽ gây áp lực lên mạch máu xương chậu và dây thần kinh và kích hoạt những cơn đau nhức lưng.
- Vấn đề bệnh lý: Tình trạng đau lưng ở mẹ bầu cũng có thể liên quan tới một số bệnh lý về phụ khoa hoặc cơ xương khớp.
Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị đau lưng vẫn có thể đấm lưng để làm thuyên giảm các cơn đau và đem đến cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đấm lưng sao cho đúng cách để mang đến hiệu quả tốt nhất. Mẹ bầu không nên đấm lưng quá mạnh hoặc nằm sấp khi đấm lưng và chỉ tác động với một lực vừa đủ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên đấm lưng trong một số trường hợp:
- Mẹ bầu bị rối loạn đông máu.
- Có tiền sử bị sinh non.
- Nhau thai bám vào mặt trước.
- Mang thai 3 tháng đầu.
Các biện pháp giảm đau lưng an toàn cho bà bầu
1. Dành thời gian nghỉ ngơi
Khi cơ thể được nghỉ ngơi, tình trạng co thắt sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi còn giúp người bệnh giảm mệt mỏi, căng thẳng để giúp thai nhi được khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, khi nằm nghỉ, mẹ bầu nên nâng cao cả 2 chân để tránh gây áp lực lên thắt lưng và hông. Đồng thời nên tránh nằm trên đệm quá mềm bởi sẽ gây ảnh hưởng tới đường cong của cột sống.
2. Chườm nóng
Hơi nóng từ túi chườm sẽ giúp cho dây chằng, gân cơ và các khớp xương được thư giãn. Từ đó sẽ tăng cường khả năng lưu thông, tuần hoàn máu hiệu quả.
Mẹ bầu nên lấy 1 miếng dán chườm nóng hoặc túi chườm và chườm lên khu vực bị đau lưng trong 15 đến 20 phút. Duy trì thực hiện một cách thường xuyên sẽ giúp các cơn đau được thuyên giảm rõ rệt.
3. Massage đúng cách
Những bước massage đúng cách dành cho mẹ bầu như sau:
- Lựa chọn không gian thoải mái, thông thoáng.
- Mẹ bầu nên nằm nghiêng hoặc ngồi khi thực hiện massage. Mẹ bầu có thể dùng gối chuyên dụng nếu nằm úp khi massage.
- Xoa nóng đều cả 2 lòng bàn tay rồi massage từ vùng gáy xuống hông.
- Thực hiện động tác ngược lại theo chiều dọc của cơ thể.
- Sử dụng lực tay nhẹ nhàng với tốc độ chậm.
- Mỗi lần người bệnh chỉ nên massage từ 15 đến 20 phút mỗi lần và không nên massage quá thường xuyên.
4. Điều chỉnh tư thế
Tư thế nằm:
Việc duy trì tư thế nằm đúng sẽ giúp cơ lưng được giảm căng thẳng. Theo đó, bệnh nhân nên nằm ngủ nghiêng người sang bên trái và dùng gối để tránh gây tổn thương tại lưng.
- Mẹ bầu nên sử dụng gối để kê giữa mắt cá chân và đầu gối. Điều này sẽ khiến cho áp lực tác động lên lưng được giảm và hạn chế tình trạng đau lưng.
- Ngoài ra, mẹ bầu có thể đặt gối theo chiều thẳng đứng ở gần bụng và theo dọc thân trên để hạn chế đau lưng trên.
- Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng gối với thiết kế riêng dành cho các bà bầu tại những địa chỉ uy tín.
Tư thế ngồi:
Việc ngồi đứng tư thế sẽ giúp bệnh nhân làm giảm mức độ và tần suất của các cơn đau. Trong khi ngồi, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Đảm bảo duy trì cột sống sinh lý khi ngồi, cần giữ cho vai, tai và hông luôn được thẳng hàng.
- Bệnh nhân có thể lấy khăn mỏng rồi đặt giữa ghế và thắt lưng. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên vùng thắt lưng.
- Nên dành một vài phút để thực hiện các động tác vươn vai, không nên ngồi 1 chỗ quá lâu.
5. Vật lý trị liệu
Khi bị đau lưng, mẹ bầu có thể thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu như:
- Bài tập kéo giãn lưng:
- Bước 1: Người bệnh quỳ gối xuống sàn rồi ngồi lên cả 2 gót chân.
- Bước 2: Đặt gối nhỏ để hỗ trợ cho phần bụng.
- Bước 3: Gập người về phía trước, giữ 2 tay thẳng qua đầu, giữ cho cột sống được thẳng.
- Bước 4: Thực hiện động tác trong vài ba giây rồi lặp động tác từ 3 đến 5 lần.
- Bài tập kéo giãn cổ:
- Bước 1: Bà bầu đứng hay ngồi đều được.
- Bước 2: Bệnh nhân hướng đầu về phía trước rồi nghiêng sang 1 bên.
- Bước 3: Người bệnh dùng tay rồi kéo đầu nhẹ nhàng để có thể cảm nhận được sức căng ở cổ.
- Bước 4: Quay trở về với tư thế ban đầu và thực hiện động tác tương tự với bên còn lại.
6. Kiểm soát cân nặng hợp lý
Để kiểm soát cân nặng, người bệnh nên thực hiện theo một số nguyên tắc ăn uống như:
- Chia bữa ăn làm nhiều bữa.
- Khẩu phần ăn hàng ngày cần đảm bảo cung cấp đủ 25% tinh bột, 25% đạm, 50% là rau củ quả.
- Cần đa dạng hóa các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt.
- Không sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho bà bầu như sữa chua không đường, nước cam, chuối, hải sản…
- Nên sử dụng các loại rau củ quả có màu đỏ, vàng hoặc xanh đậm.
- Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin cần thiết.
7. Thăm khám bác sĩ khi cần thiết
Mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ trong những trường hợp:
- Cơn đau xảy ra thường xuyên và dữ dội.
- Tình trạng đau nhức không có dấu hiệu cải thiện mặc dù đã áp dụng các mẹo chữa bệnh tại nhà.
- Đau lưng kèm theo tình trạng đau vùng háng, đau tại vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo…
Bà bầu đau lưng là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi triệu chứng có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời nhé.