Chữa đau lưng bằng lá lốt là phương pháp được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay và được áp dụng rất phổ biến. Nội dung bài viết này sẽ cung cấp cho người bệnh các bài thuốc chữa đau lưng bằng lá lốt hiệu quả và một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc này. Đọc và tìm hiểu ngay bạn nhé!
Đau lưng là triệu chứng có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi tuổi tác và ở nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Do tính phổ biến của bệnh mà nhiều người thường lựa chọn các phương pháp điều trị gần gũi, dễ kiếm, dễ tìm nhất. Lá lốt là một trong những thảo dược điều trị đau lưng như vậy.
Trong Đông y, lá lốt là thảo dược có tính ấm, vị nồng, có khả năng chống hàn hiệu quả. Khi đi vào mật, gan, kinh vị, thuốc có công dụng điều trị các bệnh lý về tê bì chân tay, thấp nhiệt, phong hàn và đặc biệt là đau lưng.
Y học hiện đại cũng tìm ra được trong lá lốt có chứa hàm lượng lớn tinh dầu và Ancaloit bao gồm Beta Caryophylen, Benzylaxelat. Thành phần hoạt tính này có công dụng như loại chất kháng sinh tự nhiên, chống viêm tiêu sưng hiệu quả.
Người bệnh có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp cùng với các vị thảo dược khác để tăng cường hiệu quả điều trị, làm giảm các cơn đau nhanh chóng. Dưới đây là các bài thuốc điều trị bằng lá lốt người bệnh có thể tham khảo.
Bài thuốc đắp lá lốt
- Chuẩn bị nguyên liệu: 200g lá lốt tươi, 400g muối hạt, 1 tấm vải sạch, mỏng
- Rửa sạch lá lốt và để ráo nước
- Giã nát lá lốt đã chuẩn bị
- Cho vào chảo sao nóng cùng muối hạt
- Đổ hỗn hợp ra tấm vải mỏng đã chuẩn bị và đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức
- Duy trì đắp trong 1 tuần, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần đắp
- Người bệnh chú ý nhiệt độ để không làm bỏng vùng lưng trong quá trình đắp thuốc.
- Bài thuốc đắp trực tiếp lá lốt này sử dụng phù hợp người bệnh đau lưng do tác động của các bệnh lý xương khớp hoặc do ảnh hưởng của quá trình vận động mạnh.
Bài thuốc lá lốt ngâm rượu
- Nguyên liệu chuẩn bị: 200g rễ cây lá lốt khô, 1,5 lít rượu gạo và 1 bình thủy tinh chứa khoảng 2-3 lít
- Rửa sạch rễ cây lá lốt đã chuẩn bị và để ráo nước
- Mang rễ cây đã rửa sạch cắt thành từng khúc hoặc để nguyên
- Cho rễ cây đã sơ chế vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị, đổ ngập rượu vào phần nguyên liệu và đậy kín nắp
- Để bình ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời trong thời gian 1 tháng là có thể sử dụng
- Lấy một lượng rượu vừa đủ xoa bóp lên vị trí đau nhức, đặc biệt là khu vực cột sống lưng hoặc thắt lưng
- Trong quá trình xoa thuốc có thể đấm bóp nhẹ nhàng để giúp rượu thấm sâu hơn, đem lại hiệu quả điều trị cao hơn.
- Không nên sử dụng bài thuốc này cho những bệnh nhân đau lưng đang gặp phải tình trạng lở loét, người có vết thương hở ở da hoặc những người có da mỏng.
Dùng lá lốt để uống
- Nguyên liệu chuẩn bị: 5g lá lốt tươi, 2 bát nước lọc
- Lá lốt rửa thật sạch cùng nước sạch, để ráo nước
- Vò nát lá lốt sau đó cho vào nồi
- Đổ nước đã chuẩn bị vào và đun trên lửa nhỏ
- Đun đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp, lọc bỏ phần bã và giữ lại phần nước
- Phần nước thuốc thu được chia đều làm 2 phần uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày để cảm nhận được hiệu quả giảm đau rõ rệt
Sử dụng bài thuốc đắp kết hợp lá lốt và ngải cứu
Ngải cứu cũng là vị thuốc đem lại hiệu quả chữa trị đau lưng tốt. Việt kết hợp cả hai vị thuốc này giúp người bệnh giảm đau hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. Thực hiện bài thuốc này như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá lốt, 100g ngải cứu, 1 tấm vải mỏng
- Mang các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch và để ráo nước
- Sau khi ráo nước, bạn cho cả hai loại thảo dược trên vào giã nát, có thể cho thêm giấm ở quá trình này để gia tăng hiệu quả
- Cho hỗn hợp đã giã nát vào chảo sao nóng
- Để hỗn hợp vừa sao ra một miếng vải mỏng và đắp trực tiếp lên vùng lưng đau nhức
- Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên kiên trì thực hiện trong khoảng 1-2 tuần, mỗi ngày 1 – 2 lần đắp.
- Chú ý đến nhiệt độ của hỗn hợp trước khi đắp để tránh gây ra bỏng nhiệt
Lưu ý khi sử dụng lá lốt trong quá trình điều trị
Lá lốt có công dụng điều trị đau lưng là điều mà cả Đông y và Tây y đã chứng thực. Tuy nhiên, khi điều trị bằng vị thảo dược này người bệnh cần có những lưu ý để đạt được hiệu quả tốt nhất. Một số lưu ý mà người bệnh cần quan tâm gồm:
- Chỉ nên sử dụng tối đa là 100g lá lốt trong ngày đặc biệt là trong trường hợp đưa trực tiếp vào cơ thể. Vị thảo dược đưa quá nhiều vào cơ thể sẽ làm tích tụ hàm lượng độc tố cao gây ra ngộ độc cho người bệnh. Dù là thảo dược lành tính nhưng người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này, tránh tình trạng lạm dụng
- Lá lốt không nên được sử dụng cho những đối tượng thuộc các trường hợp sau: nóng trong, táo bón,… Có khuyến cáo này là do việc sử dụng lá lốt sẽ khiến người bệnh khát nước, khô miệng, môi và sưng lợi.
- Không nên sử dụng bài thuốc với những đối tượng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Ngưng sử dụng vị thảo dược này khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn,…
- Không được dùng để uống hoặc ăn trong thời gian dài vì dễ gây ra kích ứng cho dạ dày và một số cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
- Thường xuyên bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm giàu axit béo, rau xanh, quả, hạt và omega 3
- Không nên duy trì một tư thế quá lâu vì có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng đau lưng
- Hạn chế sử dụng chất kích thích trong quá trình điều trị bằng lá lốt để bài thuốc cho công dụng cao nhất
Trên đây là các thông tin tổng hợp về chữa đau lưng bằng lá lốt. Bệnh nhân lưu ý việc sử dụng lá lốt chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị, không thể chữa trị dứt điểm bệnh đau lưng. Vì vậy, bạn cần có phương pháp điều trị kết hợp hiệu quả và toàn diện hơn. Chúc bạn sức khỏe và thành công!