Xương cùng là phần nằm cuối cột sống, nắm giữ nhiệm vụ liên kết với xương vùng chậu. Việc nắm rõ về cấu tạo, chức năng, vị trí của khu vực này có thể giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương cũng như bệnh lý xương khớp khác. Hãy cùng với bài viết sau đây khám phá những thông tin thú vị liên quan đến chủ đề nói trên nhé!
Xương cùng là gì?
Có không ít người thường nhầm lẫn xương cùng là xương cụt nhưng thực tế thì không phải vậy. Xương cùng (tiếng Anh: Sacrum) là đoạn xương nằm giữa đốt sống L5 và xương cụt, có hình dáng tương tự một tam giác ngược, gồm tổng thể 5 đốt xương nhỏ được kí hiệu lần lượt là S1, S2, S3, S4 và S5.
Về cơ bản, xương cùng có một số đặc điểm cấu tạo như sau:
- Ba đốt xương đầu tiên S1, S2, S3 có các cánh alae nối trực tiếp với phần xương chậu.
- Xương cùng có thể coi là mặt sau của vùng chậu và được kết nối nhờ các khớp xương cùng.
- Trên phần xương này có bốn lỗ nhỏ khác nhau, giúp các mạch máu cũng như dây thần kinh có thể dễ dàng đi qua.
Xương cùng được xem là phần hiếm khi gặp phải chấn thương nhất, trừ khi đó là những va chạm nghiêm trọng trong giao thông hoặc thể thao. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh nhân loãng xương hay viêm khớp nặng rất dễ bị gãy xương cùng. Bên cạnh đó, khu vực đốt sống L5 – S1 cũng là một vị trí thường bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý xương khớp như thoát vị, thoái hóa,….
Giải phẫu học xương cùng
Thông qua giải phẫu học, các nhà khoa học đã đưa ra một số kết luận sau đây về xương cùng:
- Kích thước của các đốt sống cấu tạo nên xương cùng không đều nhau. Ba đốt đầu thường to hơn hai đốt cuối. Đốt sống S5 nối với xương cụt, đây là điểm kết thúc của cột sống người.
- Ngay sau cột sống thắt lưng chính là xương cùng. Phần xương này nằm giữa hai cánh của xương chậu, hay còn gọi là khu vực khe mông. Xương cùng có xu hướng hơi công nhẹ về phía trước cùng với xương cụt. Độ cong tự nhiên này dễ dàng nhận thấy ở nữ giới hơn nam giới.
- Số lượng đốt sống của xương cùng có thể khác nhau ở mỗi người, dao động trong khoảng 4 đến 6 đốt. Điều này là vì trong một số trường hợp, hai đốt xương dính lại thành một nhưng cũng có một số trường hợp chúng là hai đốt riêng biệt.
Xương cùng có chức năng gì?
Xương cùng có các chức năng chính sau đây:
- Phần xương này là một phần quan trọng cấu tạo nên vùng chậu. Nhờ có xương cùng, vùng chậu trở nên vững chắc và tạo thành khu vực khép kín giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng khác nhau, ví dụ như bàng quang, đường ruột,….
- Tạo sự cân bằng cho phần dưới của con người. Bởi vì con người là loài đi bằng hai chân sau nên các bó cơ chân cần có điểm nối để cố định vững chắc. Xương cùng chính là điểm nối quan trọng đó.
- Con người muốn chuyển động dễ dàng hơn thì vùng chậu cần có sự linh hoạt và dẻo dai. Để có được điều này, phần xương chậu phải liên kết với cột sống thông qua khớp xương cùng, tạo nên hệ thống xương khớp vững chắc nhất. Riêng đối với nữ giới, xương cùng có thể giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.
Tình trạng y tế liên quan đến xương cùng
Như đã nói ở trên, xương cùng là một phần xương vững chắc, khỏe mạnh và rất ít khi gặp tổn thương. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phần xương này luôn an toàn và không bị tác động. Theo các bác sĩ, có một số tình trạng y tế liên quan đến xương cùng là:
- Đau xương cùng: Trong số các đốt sống của xương cùng, đốt S1 là bộ phận dễ bị tác động hơn cả, vì nó nối liền với đốt sống thắt lưng L5. Khi người bệnh bị đau xương cùng có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau nhức dai dẳng, vận động bị hạn chế, tê mỏi hai chân,….
- Chấn thương: Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể con người cũng có thể gặp phải chấn thương, xương cùng cũng không ngoại lệ. Nếu phần xương này bị các tác động mạnh từ ngoại lực, ví dụ như ngã ngồi khi chơi bóng đá, tai nạn xe cộ,.. Nó có thể bị tổn thương nghiêm trọng như nứt hay gãy xương.
- Viêm xương khớp: Tình trạng này là một trong các bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Viêm xương khớp được chia thành hai dạng: Viêm khớp thoái hóa và viêm khớp dạng thấp. Trong đó, viêm khớp dạng thấp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng hơn cả đến xương cùng. Dạng bệnh này liên quan đến chứng rối loạn chức năng hệ miễn dịch và vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để.
- Mang thai: Có không ít phụ nữ bị đau khớp xương cùng sau khi mang thai. Tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề xảy ra trong thời gian mang thai, ví dụ như: Cơ thể sản xuất hormone relaxin làm giãn cơ khớp chậu phục vụ cho quá trình sinh nơ, tăng cân quá nhiều, ít vận động,…
Xương cùng bị tổn thương phải làm gì?
Việc điều trị các tổn thương liên quan đến xương cùng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như tuổi tác, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây bệnh,… Theo như tìm hiểu của bài viết, hiện nay có một số biện pháp thường được sử dụng để xử lý các vấn đề tổn thương xương cùng. Chúng gồm có:
- Thuốc Tây y: Để khắc phục những cơn đau nhức khó chịu, sử dụng thuốc Tây y được xem là lựa chọn tối ưu. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh. Các loại thuốc này có thể là NSAID (ibuprofen, acetaminophen, aspirin), thuốc giãn cơ (baclofen),…
- Các bài tập trị liệu: Đa phần các bệnh lý cơ xương khớp đều được chuyên gia khuyến khích điều trị bằng bài tập trị liệu. Người bệnh tổn thương xương cùng có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ và huấn luyện viên để xây dựng hệ thống bài tập thích hợp với cơ thể nhất. Bên cạnh các bài tập theo hướng dẫn, người bệnh cũng nên tăng cường luyện tập tại nhà bằng các bộ môn cường độ nhẹ như yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ,….
Bài viết hy vọng với những thông tin hữu ích nên trên, bạn đọc đã có thêm các kiến thức thực tiễn liên quan đến xương cùng. Đây là bộ phận có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Chính vì vậy, bạn nên biết cách bảo vệ và phòng tránh tối đa các tổn thương mà phần xương này có thể gặp phải.