Bệnh tổ đỉa là tình trạng trên da xuất hiện các mụn nước căng cứng và dày đặc. Chúng thường xuất hiện tại lòng bàn tay, lòng bàn chân gây khó chịu cho người bệnh. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm bởi triệu chứng dai dẳng và khó chữa. Để hiểu rõ hơn bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, cách chữa trị thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Theo các bác sĩ, bệnh tổ đỉa là hiện tượng viêm nhiễm da với các nốt mụn nước có kích thước bằng hạt đỗ từ 2 – 3mm. Hầu hết, các nốt mụn nước thường mọc rải rác hoặc thành đám tại lòng, mu bàn tay và bàn chân.
Đặc biệt, ngoài nổi mụn nước thì người bị bệnh tổ đỉa còn xuất hiện thêm các triệu chứng như ngứa rát kèm tiết mồ hôi nhiều. Khi các nốt mụn này bị vỡ thì dịch màu vàng bên trong sẽ được giải phóng ra bên ngoài gây khô da và bong tróc. Các triệu chứng bệnh thường dai dẳng, tái phát nhiều lần nên khó có thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Mặc dù đây là căn bệnh có triệu chứng diễn biến phức tạp nhưng bệnh tổ đỉa không có nguy cơ lây lan giữa người với người khi tiếp xúc trực tiếp. Tuy vậy, bệnh dễ dàng lây lan nhanh trên chính cơ thể của người bệnh nếu không thực hiện các biện pháp chữa trị sớm và đúng cách.
Triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Một số triệu chứng của bệnh tổ đỉa gần giống với các bệnh viêm da khác nên người bệnh cần lưu ý để phát hiện sớm từ đó đưa ra phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả. Các triệu chứng bệnh tổ đỉa bao gồm:
- Hình thành các nốt mụn nước có màu trắng trong. Chúng có kích thước khoảng 3mm, mọc ẩn dưới da vùng mu hoặc lòng bàn tay và bàn chân. Ban đầu, các nốt mụn mọc rải rác sau đó chúng mọc thành từng cụm với kích thước lớn nổi lên bề mặt da.
- Triệu chứng tổ đỉa điển hình là ngứa rát khiến bệnh nhân khó chịu cả ngày không dứt.
- Khi mụn nước bị vỡ do gãi, dịch nước được giải phóng ra bên ngoài khiến da căng cứng và sau cùng là nứt nẻ. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ đồng thời chúng cũng gây ra tình trạng đau đớn cho chính người bệnh. Thông thường, các nốt vỡ sẽ đóng vảy sau vài ngày đến vài tuần.
- Đặc biệt, một số bệnh nhân bị tổ đỉa còn xuất hiện thêm tình trạng sưng hạch bạch huyết. Khi này, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa và căng cứng ở cẳng tay hoặc nách.
- Các móng chân hoặc tay bị biến dạng do thay đổi về kích thước.
Trên đây là các triệu chứng điển hình của bệnh tổ đỉa. Các triệu chứng này thường tái phát theo giai đoạn, đặc biệt phát triển mạnh vào mùa hè và giảm tình trạng bệnh vào mùa thu đông. Theo đó, nếu thấy các triệu chứng điển hình trên, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng phát tác gây nguy hiểm cho cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Cũng giống như bệnh vảy nến, cho đến nay y học vẫn không tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, nhiều công bố đã đưa ra các bằng chứng chứng minh căn bệnh tổ đỉa có liên quan đến hệ gen, sức đề kháng và cơ địa của mỗi người. Ngoài ra các yếu tố như: Môi trường, hóa chất,… cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Cụ thể:
- Do di truyền: Theo nhiều nghiên cứu, bệnh tổ đỉa có tính di truyền, có đến 50% người bệnh mắc là do yếu tố này.
- Sử dụng các loại hóa chất thường xuyên: Sử dụng thường xuyên các loại phấn hoa, mỹ phẩm hay do bụi phấn, xi măng,…cũng có thể gây kích ứng và tổn thương tế bào biểu mô.
- Nhiễm khuẩn: Tình trạng nhiễm khuẩn cũng có khả năng gây ra bệnh tổ đỉa. Khi người bệnh tiếp xúc thường xuyên với nước bẩn, đất dễ khiến da bị tổn thương gây viêm.
- Liên quan đến cơ địa: Nếu người bệnh mắc các bệnh như hen suyễn, viêm gan, suy thận thì nguy cơ mắc tổ đỉa khá cao. Bởi người bị bệnh hen suyễn hay viêm gan thường có hệ miễn dịch kém nên khi ăn uống không đảm bảo vệ sinh dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và phát triển trên da.
- Do nhiễm nấm: Khi tay, chân bị nhiễm, mắc nấm thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm và từ đó làm tăng nguy cơ gây bệnh tổ đỉa.
- Rối loạn các dây thần kinh: Rối loạn các dây thần kinh bao gồm dây thần kinh giao cảm khiến cơ thể tăng tình trạng tiết mồ hôi. Tình trạng này chính là cơ hội cho bệnh tổ đỉa phát triển.
- Tác dụng phụ không mong muốn của các loại thuốc: Khi con người sử dụng các loại thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Điều này vô tình ảnh hưởng đến hệ thống các chất bảo vệ da khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa có gây nguy hiểm đến tính mạng không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Với câu hỏi này, các bác sĩ da liễu nhận định, đây là bệnh gây viêm nhiễm vùng ngoài da không có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Tuy nhiên, bệnh tổ đỉa nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Bội nhiễm, nhiễm trùng vùng da, để lại vết thâm, sẹo lõm,…Vì vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh nên điều trị sớm ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh đầu tiên.
Hầu hết các triệu chứng thường gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể như cầm, nắm của tay hoặc đi lại của chân. Ngoài ra, bệnh tổ đỉa còn gây tự ti, ám ảnh cho chính người bệnh bởi nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến mọi người xung quanh kỳ thị.
Hơn nữa, hầu hết các triệu chứng thường gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể như cầm, nắm của tay hoặc đi lại của chân. Ngoài ra, bệnh tổ đỉa còn gây tự ti, ám ảnh cho chính người bệnh bởi nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến mọi người xung quanh kỳ thị.
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?
Bệnh tổ đỉa nằm trong nhóm các bệnh eczema với các triệu chứng điển hình như nổi mụn nước, ngứa rát. Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua việc xác định vị trí cũng như hình thái các dạng tổn thương. Sau đó, dựa vào tình trạng bệnh mà đưa ra các phương pháp chữa trị phù hợp.
Tuy nhiên, tổ đỉa là căn bệnh khó có thể chữa khỏi, nên khi sử dụng các phương pháp chữa trị chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng. Nhưng không vì thế mà bệnh nhân được phép từ bỏ hay buông xuôi bởi việc điều trị tích cực sẽ giúp bệnh được đẩy lùi, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, các phương pháp chữa trị phổ biến được sử dụng nhiều trong các bệnh viện phòng khám uy tín bao gồm:
Điều trị tổ đỉa theo Tây y
Thuốc tây cho hiệu quả nhanh và không mất nhiều thời gian công sức nên được nhiều bệnh nhân sử dụng.
Sử dụng thuốc chữa trị tại chỗ
- Sử dụng thuốc có chứa bạc nitrat 0.5%: Điều trị bệnh tổ đỉa tại chỗ với những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Công dụng chính của bạc nitrat 0.5% đó là khả năng giảm ngứa hiệu quả và diệt khuẩn nhanh chóng.
- Sử dụng dung dịch thuốc tím methyl 1%: Người bệnh tổ đỉa có thể sử dụng dung dịch thuốc tím 1% để hạn chế khả năng phát triển của vi khuẩn, ngăn tình trạng viêm nhiễm da lan rộng.
- Dùng thuốc bôi có chứa Corticosteroid: Sử dụng thuốc bôi dạng này có thể nhanh chóng giúp đánh tan các nốt mụn nước. Tiến hành bôi kem trực tiếp lên vùng da mắc bệnh tổ đỉa sau đó, chườm ẩm để tăng khả năng hấp thu thuốc. Ngoài ra, đối với trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dạng uống như Prednisone nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc dạng bôi Corticosteroid trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên cần dùng thận trọng.
- Thuốc bôi kháng nấm: Nếu nguyên nhân chính gây phát tác bệnh tổ đỉa là do nấm, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi kháng nấm giúp ức chế sự hình thành và phát triển của vi nấm.
- Sử dụng các loại thuốc mỡ giúp ức chế hệ miễn dịch: Các loại thuốc này như pimecrolimus, tacrolimus,…có liều lượng nhẹ hơn so với Steroid nên thường được sử dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây nguy cơ nhiễm trùng vùng da nếu bôi trực tiếp trong thời gian dài.
Sử dụng các tia ánh sáng
Nếu tình trạng tổ đỉa không thuyên giảm khi sử dụng các phương pháp khác, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng liệu pháp ánh sáng. Đây là phương pháp sử dụng tia cực tím nhằm ngăn ngừa tình trạng ngứa và hạn chế xuất hiện các nốt trên da. Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng kết hợp thuốc và liệu pháp ánh sáng trong điều trị tổ đỉa để đem lại tác dụng tốt nhất.
Sử dụng thuốc chữa trị tổ đỉa toàn thân
- Sử dụng thuốc có khả năng kháng histamin: Lợi ích của loại thuốc này được biết đến qua việc ngăn ngừa dị ứng và giảm sự hình thành histamin. Ngoài ra chúng còn giúp giảm ngứa và rát cực hiệu quả.
- Sử dụng kháng sinh: Nếu người bệnh tổ đỉa xuất hiện các triệu chứng nặng như nhiễm trùng da, bội nhiễm vùng da toàn thân thì bác sĩ có thể kê thêm các loại kháng sinh nhằm giúp điều trị bệnh từ bên trong.
- Tiêm thuốc Botulinum Toxin: Đối với nhiều trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể được khuyên tiêm thuốc Botulinum Toxin nhằm ngăn ngừa sự phát tán lây lan của các triệu chứng ra toàn cơ thể.
Điều trị tổ đỉa theo dân gian
Bên cạnh các loại thuốc tây, các bài thuốc dân gian trị tổ đỉa cũng được sử dụng để giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh.
Sử dụng muối biển
Đặc tính sát trùng, giảm ngứa, chống viêm là công dụng chính của muối biển.
Cách dùng: Ngâm trực tiếp muối biển với nước theo tỉ lệ 2 thìa muối và 1 lít nước. Tiến hành ngâm tay chân trong dung dịch nước muối vừa pha khoảng 15 phút. Nên sử dụng 3 lần/tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh tổ đỉa thuyên giảm.
Sử dụng tỏi
Hợp chất allicin có trong tỏi giúp sát trùng vết thương và khả năng kháng khuẩn tốt. Do đó, tỏi thường được dùng để chữa trị bệnh ngoài da bao gồm cả tổ đỉa.
Cách dùng: Tỏi tươi đem bóc vỏ và giã nhuyễn để ép lấy dịch. Dịch tỏi dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa. Sau khoảng 10 phút vết bôi khô thì rửa lại với nước ấm. Áp dụng 2 lần/ngày trong khoảng 15 ngày để thấy công dụng của tỏi.
Sử dụng gừng chữa tổ đỉa
Theo Đông Y, gừng có tác dụng giải độc, khử mùi hôi, tiêu viêm, trừ ngứa nên rất thích hợp chữa trị các bệnh ngoài da trong đó có tổ đỉa.
Cách dùng: Rửa sạch gừng tươi và cắt thành lát nhỏ. Sau đó, thả gừng vào nước đang đun sôi, tiến hành đun khoảng 2 phút thì tắt bếp. Để nước nguội bớt, người bệnh có thể sử dụng để ngâm chân và tay. Thực hiện trong 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh được đẩy lùi.
Sử dụng nước cốt chanh
Chanh được biết đến với công dụng chính là giảm viêm trong các bệnh ngoài da. Đối với bệnh tổ đỉa, nước cốt chanh còn có tác dụng giảm tình trạng ngứa và đau rát.
Cách dùng: Chanh (2 quả) đem cắt đôi và vắt lấy nước cốt. Sau đó, tiến hành lấy pha nước cốt chanh với chút nước ấm theo tỉ lệ chính xác 1:1. Thoa trực tiếp hỗn hợp lên da bị bệnh, để khô 10 phút sau đó rửa sạch với nước.
Tuy nhiên, khi sử dụng chanh chữa tổ đỉa cần lưu ý bởi loại quả này có chứa thành phần acid dễ gây xót, tổn thương các vết thương hở. Do đó, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp khi các mụn nước chưa bị nứt, vỡ.
Người bị tổ đỉa cần chú ý gì?
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp trên, người bệnh cũng cần chú ý đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày để hạn chế những tác động xấu nhất của bệnh đến cơ thể.
- Hạn chế bóc, gãi, chọc nốt mụn để tránh bị vỡ. Nên vệ sinh tay chân một cách nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh, không ngâm nước lâu bởi dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm tấn công.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất như: Dầu mỡ, xà phòng, chất tẩy rửa. Nếu sử dụng nên đeo bao tay để bảo vệ da. Đặc biệt, người bệnh nên cắt móng tay chân để tránh tình trạng vi khuẩn tồn tại và phát triển trong móng.
Tóm lại, bệnh tổ đỉa là bệnh viêm nhiễm vùng da với các triệu chứng điển hình là ngứa rát và mụn nước. Bệnh không có khả năng lây lan và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan trong công tác chữa trị bệnh. Bởi hiện nay, các biện pháp chữa trị tổ đỉa chỉ mang tính chất khỏi tạm thời khiến bệnh rất dễ tái phát. Vì vậy, thay vào đó, người bệnh nên đi khám chữa bệnh sớm ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Theo: ISMQ