Tổ đỉa là bệnh viêm da không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng của nó lại khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi mỗi khi bệnh tái phát. Chính vì vậy, tìm kiếm các thuốc trị tổ đỉa tốt và cho hiệu quả cao là nhu cầu của nhiều bệnh nhân. Vậy, người bệnh nên sử dụng loại thuốc nào cho hiệu quả nhanh? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn đọc những loại thuốc tốt nhất hiện nay. Bạn đọc nên tham khảo từ đó có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Thuốc trị tổ đỉa của Nhật
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị tổ đỉa đến từ Nhật Bản. Hầu hết, các sản phẩm này được sản xuất dựa trên dây chuyền máy móc hiện đại với công dụng tuyệt vời nên được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.
Dưới đây là một số thuốc chữa tổ đỉa của Nhật được các bác sĩ đánh giá cao:
Thuốc dạng bôi Keratinamin
Thuốc được bào chế theo công nghệ hiện đại của Nhật với tác dụng chính giúp loại bỏ tế bào chết, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Ngoài ra, trong Keratinamin còn có thành phần chính là Ureioio Urea giúp cải thiện tình trạng ngứa, ngăn ngừa khả năng nhiễm khuẩn vùng da đồng thời giúp vết thương trên da chóng lành.
Cách sử dụng: Tiến hành bôi sau khi đã vệ sinh vùng da nhiễm bệnh sạch sẽ. Lấy lượng vừa đủ bằng hạt đỗ, bôi trực tiếp một lớp mỏng lên vùng da. Người bệnh cần lưu ý không rửa lại với nước và bôi liên tục 3 lần/ngày và trong 1 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Thuốc trị tổ đỉa Kobayashi Apitoberu
Đây là thuốc dạng bôi được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng để trị tổ đỉa. Thành phần chính của thuốc như Angelic, tá dược, axicon,…có tác dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Đồng thời, khi sử dụng thuốc bôi da sẽ giúp giảm hẳn tình trạng ngứa cũng như kích thích tế bào da mới phát triển thay thế lớp sừng cứng.
Cách sử dụng: Cũng giống như các loại kem bôi trị tổ đỉa khác, người bệnh chỉ cần bôi một lượng nhỏ lên vùng da được vệ sinh sạch sẽ và không cần rửa lại bằng nước.
Lưu ý: Người bệnh nên bôi khi cảm thấy ngứa nhiều hoặc chia theo đợt khoảng 3 lần/ngày.
Thuốc bôi Almeta
Trong Almeta có chứa hợp chất Steroid Alclometasone Propionate được dùng để đặc trị bệnh tổ đỉa. Theo đó, sau một thời gian sử dụng, bệnh sẽ giảm ngứa, tiêu viêm và kháng khuẩn nhanh chóng.
Cách sử dụng: Thoa trực tiếp thuốc lên vùng da bị bệnh ngày 1 – 2 lần hoặc khi bôi khi cảm thấy ngứa nhiều.
Lưu ý: Thuốc trị bệnh tổ đỉa cho tác dụng nhanh chóng và cho hiệu quả cao nhưng cũng vì thế mà sản phẩm có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Điển hình, nếu sử dụng trong thời gian dài bệnh có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc, người bệnh nên ngừng ngay và đi khám bác sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
Kem trị mụn nước Protopic
Thành phần chính Protopic có trong sản phẩm có khả năng ức chế sự tăng sinh mạnh mẽ của các tế bào lympho T từ đó làm giảm khả năng sừng hóa nhanh bên ngoài lớp thượng bì. Bên cạnh đó, một số dược liệu có trong thuốc trị tổ đỉa Protopic giúp giảm viêm đáng kể, hạn chế tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da, người bệnh tiến hành bôi và thoa đều kem với lượng vừa đủ, massage nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu vào da.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc trị tổ đỉa Protopic, liều dùng sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng. Cụ thể, đối với trẻ nhỏ được khuyến cáo sử dụng thuốc có nồng độ 0.03% còn người lớn là 0.1%. Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia da liễu.
Chữa tổ đỉa bằng thuốc Tây
So với thuốc trị tổ đỉa Nhật bản hay các bài thuốc dân gian, thuốc Tây được đánh giá đa dạng cả về công dụng chữa trị, cách sử dụng cũng như giá cả. Cụ thể, dưới đây là một số loại thuốc Tây phổ biến hiện nay được nhiều bệnh nhân tin tưởng và sử dụng:
Thuốc tím pha loãng có tính sát trùng
Thuốc tím được sử dụng trong chữa trị bệnh tổ đỉa với tác dụng chính là sát khuẩn, tiêu diệt nấm, hạn chế các tổn thương lan nhanh vì trong thành phần thuốc có tính oxi hóa cao.
Cách sử dụng: Người bệnh có thể dùng thuốc tím pha loãng để ngâm rửa vùng da tổn thương khoảng 15 phút. Sau đó, rửa lại vùng da với nước sạch và lau khô.
Lưu ý: Thuốc tím pha loãng chỉ có tác dụng chữa trị bệnh tổ đỉa ở giai đoạn bệnh mới khởi phát nên đối với trường hợp bệnh nặng da đã bị nhiễm trùng thì cách này sẽ không có hiệu quả.
Thuốc trị tổ đỉa Fucicort
Thành phần chính của Fucicort bao gồm: Betamethasone Valerate, Acid Fusidic, Steroid giúp kháng khuẩn, giảm ngứa, tiêu sưng và giảm đau đáng kể.
Cách sử dụng: Tiến hành bôi định kỳ 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Rửa sạch vùng da nhiễm tổ đỉa và lau khô sau đó tiến hành thoa thuốc nhẹ nhàng với liều dùng vừa đủ.
Lưu ý: Thuốc chỉ phù hợp sử dụng trên vùng da nhiễm bệnh, không dùng trên các vùng nhạy cảm như: mắt, mũi, miệng,…Đặc biệt, thuốc chống chỉ định với bà bầu và trẻ sơ sinh.
Thuốc dạng uống Clarityne
Sản phẩm thuốc uống Clarityne được biết đến với vai trò kháng histamin từ đó ngăn ngừa các kích ứng da, cải thiện triệu chứng ngứa. Vì vậy, thuốc phù hợp trong điều trị các bệnh dị ứng như nóng mắt, nổi mề đay, rối loạn dị ứng da, tổ đỉa, vảy nến,…
Cách sử dụng: Đây là thuốc dạng uống nên liều lượng dành cho các đối tượng sẽ khác nhau.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng liều lượng 1 viên/ngày.
- Trẻ nhỏ từ 6 đến 12 tuổi: Uống ½ viên/ngày.
Nhìn chung, khi sử dụng thuốc trị tổ đỉa Tây y sẽ giúp giảm đau, giảm ngứa, kháng khuẩn nhanh chóng đồng thời có khả năng hạn chế sưng phù và căng cứng da. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Vì vậy, thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ là điều mà người bệnh nên thực hiện.
Thuốc trị tổ đỉa tốt nhất
Để xác định thuốc trị bệnh tổ đỉa tốt nhất là loại thuốc nào thì người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện da liễu uy tín gần nhất. Khi đó, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mỗi người.
Về căn bản các loại thuốc trị tổ đỉa Nhật Bản hay thuốc Tây đều có tác dụng chính là kiểm soát các triệu chứng lâm sàng của bệnh như: Giảm ngứa, giảm đau, nhanh chóng làm lành các tổn thương da. Bên cạnh đó, các sản phẩm này cũng gây ra các tác dụng không mong muốn nếu lạm dụng trong thời gian dài nên người bệnh cần cân nhắc trước khi dùng.
Tóm lại, không có thuốc trị tổ đỉa tốt nhất hiện nay, chỉ có thuốc chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Người bệnh có thể tham khảo trực tiếp các loại thuốc mà chúng tôi đã nêu ở trên, bởi đó là những sản phẩm được nhiều bệnh nhân đánh giá và tin tưởng sử dụng.
Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây hay thuốc Nhật Bản, thì nhiều người cũng quan tâm đến các bài thuốc dân gian trị tổ đỉa. Vì các bài thuốc này có tính an toàn cao cũng như hiệu quả dài lâu. Để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về vấn đề này mời bạn đọc theo dõi bài viết: Tổng hợp các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian không phải ai cũng biết.
Như vậy, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc hẳn các bạn đã có những lựa chọn tốt nhất cho mình trong việc lựa chọn thuốc trị tổ đỉa. Và để chữa trị bệnh này hiệu quả, người bệnh cần được sự đồng ý của bác sĩ trong quá trình lựa chọn thuốc bao gồm cả thuốc Tây hay thuốc của Nhật Bản. Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng giúp giảm thiểu các triệu chứng của căn bệnh này.
Theo: ISMQ