Chữa tổ đỉa bằng tỏi là bài thuốc dân gian được ông cha lưu truyền từ xa xưa. Đến nay, phương pháp này vẫn được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác công dụng của tỏi cũng như cách sử dụng bài thuốc này như thế nào cho hiệu quả tốt nhất. Hãy để các chuyên gia giải đáp thắc mắc này của bạn thông qua bài viết dưới đây nhé.
Chữa tổ đỉa bằng tỏi
Tổ đỉa là tình trạng da bị viêm với các nốt mụn nước căng cứng kèm theo ngứa dữ dội. Đây là căn bệnh lành tính không có khả năng lây lan cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Thông thường, tình trạng bệnh chỉ xảy ra trong vài tháng và tự phục hồi ngay sau đó. Tuy nhiên, chúng rất dễ tái phát do nhiều nguyên nhân nên thường xuyên khiến người bệnh phải “sống chung với lũ”. Lâu ngày, bệnh có thể sẽ biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời.
Bên cạnh các phương pháp chữa trị bằng thuốc Tây gây nhiều tác dụng phụ thì nhiều người tin tưởng và lựa chọn các dược liệu từ thiên nhiên như gừng, chanh, lá trầu không, lá lốt,… đặc biệt là chữa tổ đỉa bằng tỏi. Tỏi là dược liệu quý ngoài sử dụng để chế biến các món ăn chúng còn được biết đến trong các bài thuốc chữa trị nhiều căn bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, trong tỏi có chứa các hoạt chất như Allicin, Phytonutrients, Selenium,… giúp kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt và hạn chế các tổn thương da.
Hơn nữa, trong Đông Y, tỏi có tính ôn, vị cay nồng, giúp giải nhiệt nhanh và sát khuẩn cực mạnh nên thường dùng để chữa tiểu tiện khó, đầy hơi, chướng bụng,… Đồng thời tỏi cũng được sử dụng để cải thiện các triệu chứng liên quan đến viêm nhiễm vùng da trong đó có tổ đỉa.
Khi sử dụng các bài thuốc chữa tổ đỉa bằng tỏi trong một thời gian dài người bệnh sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Theo đó, tình trạng các nốt mụn nước được kiểm soát không có khả năng lan rộng kèm theo các triệu chứng ngứa giảm đáng kể.
Hiện nay, có nhiều cách chữa tổ đỉa bằng tỏi được các bác sĩ đánh giá cao và khuyên người bệnh nên dùng. Dưới đây là 03 cách chữa bằng tỏi đơn giản người bệnh có thể tham khảo:
Sử dụng dịch ép tỏi
Dịch tỏi sau khi ép được dùng để thoa trực tiếp lên da nhiễm tổ đỉa có công dụng giảm ngứa, sát trùng, kháng viêm. Do đó, khi sử dụng cách chữa này thường xuyên các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu vùng da xuất hiện các vết thương hở thì người bệnh không nên sử dụng cách chữa tổ đỉa bằng tỏi này vì nó có thể gây xót da.
Cách sử dụng:
- Tỏi đã bóc vỏ sẵn đem giã nát.
- Thêm một chút nước (50ml) và trộn đều tạo thành hỗn hợp.
- Gạn và giữ lại nước cốt
- Sử dụng bông gòn thấm dịch nước ép tỏi và xoa nhẹ nhàng lên da bị nhiễm bệnh.
- Để vết bôi khô và tiếp tục bôi thêm vài lần nữa.
- Sau 10 phút, tiến hành rửa lại bằng nước sạch.
Sử dụng tỏi và muối để ngâm vết thương
Cũng giống như tỏi, muối được biết đến với khả năng sát khuẩn tốt. Đặc biệt, sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nguyên liệu tỏi và muối sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị.
Cách sử dụng:
- Nước sạch đem đun sôi và thêm tỏi tươi đã được giã nhỏ vào.
- Đợi nước sôi 10 phút thì tắt bếp và đổ nước ra chậu. Cho thêm 2 thìa muối hạt và khuấy đều đến khi tan.
- Chờ nước nguội bớt tiến hành sử dụng nước để ngâm chân và tay bị tổn thương do nhiễm tổ đỉa trong 15 phút.
- Thực hiện liên tục vào buổi tối trong 15 ngày sẽ thấy dịu ngứa rát.
Sử dụng bài thuốc chữa tổ đỉa bằng tỏi và mật ong
Mật ong là dược liệu có nhiều dưỡng chất tốt cho da nên thường được sử dụng trong làm đẹp. Bên cạnh đó, hợp chất polyphenol, flavonoid có trong mật ong giúp ngăn ngừa oxy hóa, bảo vệ làn da bị tổn thương, thúc đẩy quá trình hình thành da non. Hơn thế, mật ong còn có tác dụng ngăn ngừa sự thay đổi của các sắc tố da giúp làm mờ thâm và sẹo do bệnh tổ đỉa gây ra.
Khi sử dụng tỏi kết hợp với mật ong sẽ giúp tình trạng bệnh được kiểm soát tốt, giảm đi các cơn ngứa, hạn chế khả năng lan rộng của các triệu chứng trên da.
Cách sử dụng:
- Tỏi bóc vỏ và đem rửa sạch với nước sau đó vớt ra để ráo.
- Cho tỏi vào lọ thủy tinh đã rửa sạch, đổ thêm mật ong nguyên chất vào sao cho ngập vừa đủ tỏi.
- Đậy kín nắp và tiến hành ngâm các nguyên liệu trên trong 15 ngày thì có thể sử dụng.
- Mỗi lần người bệnh chỉ cần sử dụng khoảng 1 thìa nhỏ tỏi ngâm mật ong và pha với nước ấm để uống.
- Phần bã tỏi còn lại được sử dụng để sát trùng vết thương, sau 15 phút đem rửa với nước.
- Kiên trì uống hỗn hợp tỏi ngâm mật ong 2 lần/ngày vào sáng và tối trong khoảng 30 ngày sẽ thấy bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Ngoài chữa tổ đỉa bằng tỏi, lá trầu không cũng là một loại thảo dược được nhiều người truyền tai nhau rằng có thể dùng chữa bệnh tổ đỉa. Vậy thực hư của phương pháp này thế nào? mời bạn đọc tham khảo bài viết: Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu không cực hiệu quả. Hãy thử ngay!.
Trị tổ đỉa bằng rượu tỏi
Bên cạnh các cách chữa tổ đỉa bằng tỏi mà chúng tôi đã đưa ra ở trên, nhiều bệnh nhân cũng có thể sử dụng phương pháp chữa trị bằng tỏi kết hợp với rượu.
Rượu có thể được dùng để sát trùng tại vùng da tổn thương. Khi kết hợp 2 nguyên liệu rượu và tỏi, công dụng của bài thuốc trong chữa trị bệnh tổ đỉa sẽ được phát huy tối đa.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị vài tép tỏi, bóc vỏ và rửa sạch sau đó cho vào lọ thủy tinh.
- Tiến hành đổ rượu trắng vào sao cho ngập tỏi.
- Ngâm khoảng 1 tuần thì có thể sử dụng để bôi da chữa bệnh tổ đỉa.
- Lấy một ít rượu tỏi và chấm bông gòn, xoa trực tiếp lên da.
- Thực hiện liên tục khoảng 3 – 4 lần thì dừng và không cần rửa lại với nước.
Tuy nhiên, rượu có nồng độ cồn cao nên có khả năng làm khô da nếu sử dụng quá nhiều. Đặc biệt đối với một số trường hợp khi sử dụng rượu có thể gây ra tình trạng kích ứng, nổi mẩn, phát ban. Vì vậy, với bài thuốc này người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng. Tốt nhất, nên bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Chữa tổ đỉa bằng tỏi cần chú ý gì?
Các bài thuốc chữa tổ đỉa bằng tỏi trên đều được đánh giá cao bởi hiệu quả tốt và chi phí thấp. Nhưng nếu không sử dụng đúng mục đích, tỏi có thể gây kích ứng da. Do đó, khi áp dụng các phương pháp này, người bệnh cần lưu ý:
- Các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi chỉ được lưu truyền trong dân gian, chưa được kiểm chứng. Do vậy, phương pháp này không có tác dụng thay thế các phương pháp chữa trị bệnh chính thống. Nếu muốn sử dụng nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng.
- Bài thuốc chỉ phù hợp chữa trị cho các trường hợp bệnh nhẹ, mụn nước chưa vỡ. Các trường hợp khác sử dụng tỏi đều không có tác dụng.
- Hiệu quả của mỗi bài thuốc sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Vì lẽ đó, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong một thời gian để thấy công dụng. Tuy vậy, nếu thấy tình trạng kích ứng da thì nên ngưng thuốc để tránh biến chứng nặng.
Như vậy, mong rằng với những thông tin trên, bạn đã hiểu các cách chữa tổ đỉa bằng tỏi là như thế nào. Hy vọng với các bài thuốc trên, bạn có thể tìm ra cách chữa phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Tuy vậy, để bài thuốc có công dụng tối đa, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu. Chúc bạn mau khỏe!
Theo: ISMQ