Thoái hóa cột sống thường gây nên các cơn đau dữ dội ở vùng lưng và chân. Chính vì vậy, nhiều người luôn có suy nghĩ rằng khi bị thoái hóa cột sống nên hạn chế chạy bộ. Vậy thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau.
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, chạy bộ có tác dụng rất tốt trong việc lưu thông và tuần hoàn máu, giúp cho các khớp được vận động một cách linh hoạt hơn. Tuy nhiên, đối với người bị thoái hóa cột sống, việc chạy bộ cần phải hết sức chậm rãi, khoan thai. Những hiệu quả mà việc chạy bộ đem đến cho người bệnh đó là:
- Giúp cho cột sống tăng cường sự đàn hồi: Việc đi bộ kết hợp với các động tác uốn lườn, ép dẻo sẽ khiến cho cột sống được cải thiện tính đàn hồi. Từ đó sẽ làm thuyên giảm các cơn đau và hạn chế sự lão hóa của hệ thống xương khớp.
- Chạy bộ giúp các cơ vùng thắt lưng và vùng hông được thư giãn. Từ đó giúp cho người bệnh vận động dễ dàng hơn.
- Máu được lưu thông tốt hơn, nhờ đó mà lượng oxy và chất dinh dưỡng sẽ được đưa vào các sụn khớp, giúp các khớp phục hồi được những thương tổn.
- Giúp cơ thể giảm cân an toàn: Một trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa là do áp lực từ trọng lượng cơ thể do béo phì, thừa cân. Chính vì vậy, nếu thường xuyên chạy bộ, khối lượng cơ thể của bạn sẽ được giảm, nhờ đó mà tình trạng bệnh sẽ được cải thiện hơn.
Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?
Đi bộ là một trong những bộ môn thể thao nhẹ nhàng nhưng đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Người bị thoái hóa cột sống vẫn có thể đi bộ được nhưng chỉ với mức độ nhẹ nhàng và vừa phải. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng tuyệt vời của việc đi bộ đối với căn bệnh này đó là:
- Tăng cường sức mạnh hệ cơ bắp và gân cốt, nhất là khu vực thắt lưng. Nhờ đó mà cột sống luôn được duy trì ở tình trạng ổn định.
- Máu được lưu thông một cách dễ dàng do các khớp đã trở nên linh động hơn khi được vận động. Nhờ đó mà cột sống và các đĩa đệm sẽ trở nên khỏe mạnh hơn
- Việc đi bộ hàng ngày còn giúp cơ thể loại bỏ được các toxin- tác nhân chủ yếu gây ra hiện tượng cứng khớp. Từ đó sẽ giúp cho các khớp xương ở vùng cột sống trở nên linh hoạt hơn.
- Việc đi bộ còn giúp cho các đốt xương và cơ thêm phần dẻo dai, hạn chế tình trạng cứng khớp một cách hiệu quả. ng của người bệnh dần được cải thiện.
Mặc dù việc đi bộ, chạy bộ đem đến tác dụng khá tốt trong việc giúp các khớp xương trở nên linh hoạt hơn nhưng bộ môn này chỉ thực sự phù hợp với những trường hợp bệnh đang ở giai đoạn đầu. Hơn thế nữa, bạn nên chạy bộ, đi bộ với tần suất vừa phải, các động tác cần nhẹ nhàng, tránh hoạt động quá mạnh. Nếu tình trạng thoái hóa đã trở nặng, bạn không nên đi bộ, chạy bộ. Bởi lẽ sẽ khiến cho hệ xương khớp chịu sự tổn thương và rất dễ bị bại liệt.
Kỹ thuật đi bộ, chạy bộ dành cho bệnh nhân thoái hóa cột sống
Mặc dù đi bộ, chạy bộ là những bộ môn thể thao rất đơn giản và dễ thực hiện nhưng nếu thực hiện sai kỹ thuật, chúng sẽ gây phản tác dụng. Chính vì vậy, đối với người bệnh việc đi bộ, chạy bộ cần đảm bảo đúng kỹ thuật như sau:
- Kỹ thuật đi bộ: Khi đi bộ, bạn cần hướng đầu về phía trước, giữ cơ thể thả lỏng và thoải mái nhất. Kết hợp với đó là thực hiện động tác đánh vai, đánh tay sao cho đều đặn và nhịp nhàng. Thời gian đầu, bạn nên đi bộ với mức độ vừa phải, bước chậm và sâu. Khi các khớp xương đã quen dần, bạn mới đi với tốc độ nhanh hơn.
- Kỹ thuật chạy bộ: Cũng giống như đi bộ, khi chạy bộ, bạn cũng nên hướng đầu về phía trước. Đồng thời giữ cho cơ thể luôn được thoải mái. Lưng giữ thẳng và tạo với mặt đất một góc khoảng 90 độ. Khi vừa bắt đầu chạy, bạn nên chạy thật chậm trong khoảng thời gian là 5 phút. Sau đó, bạn hãy tăng tốc độ chạy nhanh hơn so với ban đầu.
Những lưu ý quan trọng khi đi bộ, chạy bộ dành cho người thoái hóa cột sống
Để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến các khớp và không bị chấn thương, người bị thoái hóa cột sống nên đặc biệt lưu ý đến các vấn đề sau khi đi bộ hoặc chạy bộ:
- Trước khi bắt đầu đi bộ hay chạy bộ, bạn nên cho cơ thể làm quen với tốc độ thật nhẹ nhàng và chậm rãi. Tránh trường hợp đi bộ hoặc chạy bộ quá nhanh khi vừa mới bắt đầu tập luyện.
- Thực hiện việc hít thở thật đều đặn và nhịp nhàng để hạn chế tình trạng đuối sức trong quá trình đi bộ hoặc chạy bộ.
- Thời gian thích hợp để chạy bộ, đi bộ là vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thời gian tối đa cho mỗi lần tập là từ 20 đến 30 phút.
- Cần chuẩn bị những bộ quần áo phù hợp, vừa có độ co giãn, vừa tạo được cảm giác thoải mái. Đồng thời, tránh mặc quần áo bó và đi dép cao, dép lê. Bạn cũng nên chọn cho mình một đôi giày chuyên dành cho việc đi bộ, chạy bộ. Có thể nói, một bộ trang phục phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tình trạng bệnh.
- Nên ăn nhẹ trước khi tập luyện, tránh để bụng rỗng bởi sẽ khiến cho dạ dày bị đau.
Thoái hóa cột sống có nên đi bộ, chạy bộ không? Tất cả vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp một cách cụ thể. Bên cạnh việc đi bộ, chạy bộ, bạn nên rèn luyện cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý. Cùng với đó là kết hợp với các biện pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa. Có như vậy thì tình trạng bệnh mới được cải thiện một cách rõ ràng và hiệu quả.