Sai khớp là một trong những chấn thương khớp thường gặp khi vị trí của khớp không đúng so với vị trí ban đầu. Nếu để lâu, sai khớp có thể gây ra biến chứng đến mạch máu và thần kinh. Vì vậy, những thông tin về bệnh sau sẽ giúp người bệnh chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sai khớp là gì?
Sai khớp là sự lệch một phần hoặc hoàn toàn cầu xương của khớp. Tình trạng này có thể do việc chấn thương tác động hoặc do nhiều nguyên nhân gián tiếp khác. Các khớp thường xảy ra hiện tượng này là: đầu gối, vai, khuỷu tay, mắt cá chân, ngón chân, ngón tay…
Sai khớp có thể gặp ở nhiều đối tượng và nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là những người bị chấn thương. Bệnh nếu để lâu ngày có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, mạch máu và các khớp xương khác.
Ngoài ra, sai khớp còn dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng bong gân nên khiến người bệnh thường chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần chú ý quan sát các triệu chứng của bệnh để chẩn đoán và chữa trị đúng cách.
Triệu chứng bệnh sai khớp
Bệnh sai khớp có triệu chứng phổ biến là đau nhói và sưng ở khu vực khớp bị lệch. Thậm chí, nhiều người bệnh còn khó khăn hơn khi cử động các khớp bị đau. Ngoài triệu chứng chính trên, người bị sai khớp còn có nguy cơ đối mặt với các vấn đề như:
- Khả năng vận động khớp suy giảm, người bệnh cảm giác các khớp yếu, hoạt động khó khăn.
- Dấu hiệu vai bị gù, khiến người bệnh khó đứng thẳng khi di chuyển.
- Biến dạng các chi, ví dụ khó khăn khi khép cánh tay, bàn chân di chuyển không bình thường.
- Ở vùng xương khớp bị đau xuất hiện một chỏm xương gồ bất thường.
- Dù người bệnh đã kéo khớp trở lại vị trí bình thường nhưng trong một thời gian khớp lại về vị trí bị sai. Dấu hiệu này khác hẳn với bệnh trật khớp, Do sau khi chỉnh trật khớp người bệnh sẽ không còn gặp vấn đề này nữa.
- Ngoài ra, sai khớp còn khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, đau nhức kéo dài…
Nguyên nhân gây bệnh sai khớp
Bệnh sai khớp thường gặp ở những người bị chấn thương hoặc va đập mạnh. Trong đó, tai nạn giao thông, ngã, chấn thương thể thao… là những nguyên nhân thường gặp nhất.
Tình trạng sai khớp cũng thường gặp ở những người bị yếu sẵn các cơ xương khớp, người lớn tuổi hoặc người thường xuyên suy nghĩ nhiều, lười luyện tập khiến cơ bắp yếu đi.
Ngoài ra, những đối tượng sau thường có nguy cơ bị sai khớp cao hơn thông thường:
- Người lao động nặng, mang vác hoặc làm việc quá sức.
- Người thường xuyên mang giày cao gót.
- Người đi lại nhiều, vận động tay chân liên tục.
- Người phải chạy nhảy, hoạt động nhiều.
- Người lớn tuổi do hệ xương khớp gặp tình trạng thoái hóa.
- Yếu tố di truyền khiến những người có người thân trong gia đình bị yếu xương khớp cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Trẻ em có hệ xương khớp yếu bẩm sinh
Sai khớp có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sai khớp không phải là một căn bệnh nguy hiểm nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thông thường, người bệnh sai khớp có thể cải thiện bệnh nhanh sau khoảng một tháng điều trị đúng phương pháp.
Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc không điều trị kịp thời, sai khớp có thể khiến người bệnh đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
- Tổn thương nặng ở phần dây chằng, gân khiến người bệnh khó phục hồi và hoạt động bình thường.
- Rách cơ và các tổn thương xương khớp ở gần khu vực bị sai khớp.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hoạt động hàng ngày của người bệnh.
- Có thể dẫn đến các bệnh về xương khớp như: viêm xương khớp, thoái hóa xương khớp về sau.
- Nguy cơ tái bệnh cao nếu không điều trị đúng cách.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, khả năng cầm nắm nếu bệnh xảy ra ở các chi.
Như vậy có thể thấy, sai khớp có thể ảnh hưởng đến vận động cũng như hệ xương khớp của người bệnh. Do đó, những người bị sai khớp nên thăm khám và điều trị y tế kịp thời để phòng ngừa những biến chứng không mong muốn trên.
Chẩn đoán bệnh sai khớp
Bệnh sai khớp có thể chẩn đoán tại các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên môn. Sau khi thăm khám lâm sàng, hỏi triệu chứng và tiền sử bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp để nhận biết sai khớp, bao gồm:
- Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
- Chụp X-quang.
Đây đều là những xét nghiệm hình ảnh giúp các bác sĩ nhận thấy được những bất thường ở các khớp và tổn thương xương xung quanh. Tùy vào mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Cách điều trị sai khớp hiệu quả
Các phương pháp điều trị sai khớp giúp tránh sự tăng nặng những tổn thương không mong muốn của bệnh. Ngoài ra, các phương pháp này còn giúp người bệnh phục hồi lâu dài, giảm nguy cơ tái phát. Cụ thể:
Xử lý sai khớp tại chỗ
Những người bị sai khớp nên hạn chế di chuyển nhiều cũng như lực tác động mạnh tại vùng bị đau. Ngoài ra người bệnh không được tự ý nắn hoặc bóp các khớp để tránh ảnh hưởng đến khớp, cơ và dây chằng, mạch máu xung quanh.
Sử dụng các biện pháp chườm để làm giảm đau do sai khớp.
Xử lý sai khớp tại bệnh viện
Phương pháp xử lý sai khớp tại bệnh viện giúp đưa khớp của người bệnh trở lại vị trí cũ. Đồng thời các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giúp quá trình này phục hồi nhanh hơn. Người bệnh sau khi điều trị sẽ hạn chế cử động cũng như bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt để quá trình sai khớp được phục hồi.
Trên đây là tổng quan về bệnh sai khớp. Có thể thấy, sai khớp là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, những người bị sai khớp cần chú ý theo dõi và điều trị kịp thời để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp là hết sức cần thiết.