Hiện nay, mối quan hệ giữa glucosamine và bệnh xương khớp vẫn được nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, bệnh nhân cần phải tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này để có kế hoạch bổ sung sao cho phù hợp.
Glucosamine là gì?
Glucosamine thực chất là loại đường amin tự nhiên được sản xuất từ trong cơ thể. Hiện tại, glucosamine cũng đã được sử dụng để điều chế ra những thực phẩm chức năng để chữa trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó điển hình là thoái hóa khớp.
Thông thường, lượng glucosamine thường chiếm nồng độ cao nhất ở sụn và khớp. Đa số các chất bổ sung bổ sung Glucosamine vốn được chiết xuất thông qua quá trình lên men ngũ cốc và lên men vi khuẩn hoặc được chiết xuất từ vỏ động vật giáp xác.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại Glucosamine chính đó là glucosamine hydrochloride và glucosamine sulfate.
Mối liên hệ giữa Glucosamine và bệnh xương khớp
Làm chậm và ngăn chặn quá trình thoái hóa sụn khớp là mối liên hệ quan trọng nhất giữa bệnh xương khớp và Glucosamine. Hiện tại, bệnh nhân có thể dùng Glucosamine giống như một phương pháp điều trị bổ sung để hỗ trợ vào quá trình điều trị bệnh.
Tuy vậy, việc bổ sung những thực phẩm giàu Glucosamine sẽ có thể không mang đến hiệu quả điều trị như mong muốn với những trường hợp bị viêm xương khớp.
Mặc dù hoạt chất Glucosamine vốn được xem là một chất được đánh giá khá an toàn đối với các bệnh về xương khớp nhưng trước khi dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến ý kiến của các bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Nếu như bạn nhận thấy tình trạng bệnh lý không có sự thay đổi sau 3 tháng sử dụng, bạn nên ngừng sử dụng Glucosamine và trao đổi ý kiến với các bác sĩ.
Bổ sung Glucosamine có tác dụng với các bệnh viêm khớp không?
Theo một số nghiên cứu, Glucosamine có thể mang đến những lợi ích cho những bệnh lý về xương khớp như:
Đối với viêm xương khớp
Glucosamine có tác dụng hỗ trợ giảm đau và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh lý. Hiệu quả khi sử dụng Glucosamine thường tương đương với việc sử dụng 3g acetaminophen. Ngoài ra, theo ý kiến của một số người sử dụng, khi dùng 1.500 mg Glucosamine trong suốt 3 năm, những triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Tuy nhiên, lợi ích và mối liên quan giữa bệnh xương khớp và Glucosamine đang có nhiều tranh cãi. Theo một số nghiên cứu, Glucosamine chỉ có thể cải thiện được tình trạng viêm xương khớp khi bệnh nhân sử dụng ít nhất là 1 năm. Ngoài ra, có ý kiến lại cho rằng, hiệu quả của Glucosamine đối với căn bệnh xương khớp không quá rõ rệt.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra khi các khớp bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch. Đây vốn là một bệnh lý tự miễn mà không hề xảy ra do quá trình thoái hóa tự nhiên. Tuy vậy, hầu hết các nhà khoa học lại cho rằng Glucosamine lại không mang đến hiệu quả gì đối với căn bệnh viêm khớp dạng thấp.
Chống chỉ định sử dụng Glucosamine
Chống chỉ định sử dụng Glucosamine cho những trường hợp:
- Người bệnh bị tiểu đường chỉ nên tăng cường bổ sung Glucosamine sulfate dưới sự kiểm soát y tế để tránh những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến cơ thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy glucosamine còn có khả năng tăng kháng insulin.
- Người bệnh bị dị ứng với những động vật có vỏ nếu có nhu cầu sử dụng Glucosamine cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Mặc dù vậy, hầu hết những người bị dị ứng với động vật có vỏ thường không ghi nhận những hạn chế gì khi dùng Glucosamine.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Glucosamine.
- Bệnh nhân đang sử dụng aspirin hoặc thuốc làm loãng máu hàng ngày cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng Glucosamine.
Tác dụng phụ của Glucosamin
Thuốc Glucosamine có thể gây ra những tác dụng phụ như:
- Gây buồn nôn hoặc nôn.
- Gây táo bón, tiêu chảy.
- Gây ợ chua, ợ nóng.
- Làm tăng lượng khí có ở trong dạ dày và gây ra triệu chứng chướng bụng, đầy hơi.
Liều dùng Glucosamine và bệnh xương khớp
Mỗi ngày, bệnh nhân chỉ sử dụng Glucosamine 3 lần và nên dùng thuốc sau bữa ăn chính. Liều dùng thuốc trong mỗi bữa ăn dao động từ 300 đến 500mg, liều dùng tối thiểu hàng ngày là từ 900 đến 1500mg.
Kết hợp Glucosamin và các phương pháp khác
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nên sử dụng kết hợp giữa Glucosamine và những phương pháp điều trị khác như:
- Những loại thuốc giảm đau có đặc tính chống viêm như chất ức chế COX-2, ibuprofen, naproxen và những thuốc chống viêm không steroid khác. Khi ấy, việc dùng Glucosamine sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm, từ đó sẽ ngăn chặn những tác dụng phụ có sự liên quan.
- Bệnh nhân đang sử dụng Aspirin để điều trị bệnh nên trao đổi ý kiến với bác sĩ để hạn chế những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.
- Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường phạm vi chuyển động, duy trì sự linh hoạt của khớp xương và cơ. Theo đó, bệnh nhân nên thực hiện những hoạt động thể chất như bơi lội, đi bộ, tập yoga để tăng cường sức khỏe của xương khớp.
- Rèn luyện cơ thể bằng việc đi xe đạp, chạy bộ, bơi. Việc tập luyện sẽ cải thiện các vấn đề về xương khớp.
- Thực hiện việc nắn chỉnh khớp xương để giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm xương khớp và giảm đau một cách hiệu quả. Bệnh nhân cần phải trao đổi ý kiến với bác sĩ để việc nắn chỉnh khớp xương cho hiệu quả tối đa.
- Những phương pháp điều trị y tế bổ sung như châm cứu, tập thái cực quyền, tập yoga, kích thích điện, xoa bóp cũng có thể làm giảm những cơn đau một cách rõ rệt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thuốc để làm giảm tình trạng viêm khớp hoặc dành ra nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
Mối liên hệ giữa Glucosamine và bệnh xương khớp đã được chúng tôi làm rõ qua phần trên của bài viết. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này, bạn sẽ có sự chú ý hơn khi dùng thuốc để hiệu quả mang đến luôn là tốt nhất.