Thoái hoá đốt sống cổ có mổ được không là chủ đề quan tâm của rất nhiều người. Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho thắc mắc này!
Khi nào thì nên mổ thoái hoá đốt sống cổ?
Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh thoái hoá đốt sống cổ như tiêm thuốc, uống thuốc, dán cao, tập vật lý trị liệu… Phương pháp mổ thoái hoá đốt sống cổ được xem là cách chữa bệnh hiệu quả và dứt điểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng cách, đặc biệt là một số trường hợp sau:
- Bệnh nhân gặp phải tình trạng đau nhức quá mức, không thể cử động cổ. Trường hợp này cần phải xử lý bằng phẫu thuật, giúp giảm sức chèn ép lên những dây thần kinh tủy sống cũng như các rễ thần kinh khác.
- Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ làm cổ đau nhức, 2 tay, 2 chân đau mỏi, các chức năng vận động bị rối loạn. Mổ sẽ giúp hồi phục các chức năng của 2 chi.
- Biến chứng nặng khi 2 cánh tay bị tê liệt, chức năng sinh lý, đại tiểu tiện cũng bị thay đổi thất thường.
- Các dây thần kinh bị tổn thương do thoái hoá đốt sống cổ. Các rễ thần kinh bị chèn ép nhiều dẫn đến những vùng đau liên tiếp ở bàn tay, cánh tay, ngón Bác sĩ sẽ chỉ định mổ thoái hoá đốt sống cổ để không gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến tê tay
Mổ thoái hoá đốt sống cổ hết bao nhiêu tiền?
Y học phát triển đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp mổ thoái hoá đốt sống cổ không đau mà rất hiệu quả. Một số phương pháp phổ biến như mổ nội soi, tạo hình đốt sống qua da hoặc phương pháp giải phóng áp lực cho đĩa đệm bằng laser. Các cách thức mổ này đều có nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, không mất nhiều máu, phục hồi nhanh hơn và ít xảy ra biến chứng.
Mức giá mổ thoái hoá đốt sống cổ trung bình từ 15 – 20 triệu VNĐ/ca. Tuy nhiên, mổ nội soi sẽ có mức phí cao hơn chút khoảng 20 – 40 triệu VNĐ/ca. Bệnh nhân có biến chứng phức tạp, chi phí mổ có thể lên tới 50 triệu VNĐ.
Các phương pháp mổ thoái hoá đốt sống cổ phổ biến nhất hiện nay
Mổ phanh (mổ hở)
Phương pháp mổ hở với những vết mổ lớn giúp giải phóng sự chèn ép tới các rễ thần kinh. Tuy nhiên, vì vết mổ khá lớn nên bạn sẽ bị đau nhiều và cũng cần thêm thời gian để hồi phục so với những phương pháp khác. Ngoài ra, một số vấn đề có thể xảy ra như nhiễm trùng vết thương, máu không đông, chảy nhiều máu,… người bệnh cần hết sức cẩn thận.
Mổ nội soi
Kỹ thuật mổ nội soi như một phương pháp tiên tiến và hiện đại hơn so với mổ phanh. Thực hiện biện pháp này sẽ ít xâm lấn và mất ít máu hơn. Thông thường, đường rạch chỉ dài khoảng 1cm kéo từ gáy sao cho vừa kích thước với ống trocar đưa vào để bắt đầu mổ. Ngoài ra, phương thức mổ này cũng không làm ảnh hưởng tới mạch máu, cơ và các dây thần kinh liên quan.
Đây là phương pháp giải quyết gốc rễ của vấn đề thoái hoá đốt sống cổ với độ an toàn cao hơn so với mổ phanh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chuẩn bị một lượng chi phí lớn hơn và mất thêm thời gian ở lại viện theo dõi.
Mổ và cố định cột sống
Phương pháp này hiệu quả trong việc loại bỏ phần đĩa đệm bị lệch ra bên ngoài. Bác sĩ sẽ sử dụng ốc vít cùng với dây kim loại để cố định cột sống. Nhờ vậy mà các cơn đau cũng được đẩy lùi tích cực.
Phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo.
Phương pháp này sử dụng một thiết bị cấy ghép giúp cho cột sống hoạt động tốt hơn. Tuy vậy, thời gian phục hồi khá lâu, có thể lên tới 6 tháng là mối lo lắng của người bệnh.
Mổ thoái hoá đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Mặc dù mổ thoái hoá đốt sống cổ được coi là phương pháp đạt hiệu quả cao, nó vẫn tồn tại những hệ luỵ đáng lo ngại:
- Nhiễm trùng hậu phẫu nếu không chăm sóc cẩn thận: Các vết mổ rất dễ nhiễm trùng nếu như không có cách thức vệ sinh cẩn thận. Rất nhiều vị trí có khả năng nhiễm trùng như: Vùng da rạch để mổ, phía trong đĩa đệm hay ống cột sống ở quanh dây thần kinh.
- Xuất hiện các cơn đau dai dẳng sau khi phẫu thuật: Nhiều tổn thương chấn thương mô mềm hay các khớp mô sẹo được hình thành sau khi phẫu thuật, gây ảnh hưởng lớn tới các rễ thần kinh lân cận dẫn đến các cơn đau.
- Khả năng tái phát: 10 – 15 % người bệnh có dấu hiệu tái phát trong 6 tuần đầu sau khi mổ. Đối với những trường hợp tái phát, tỉ lệ chữa khỏi hoàn toàn khá thấp.
- Những cơn đau tái phát sau khoảng 1-3 năm: Nếu không tuân thủ quá trình hồi phục được bác sĩ hướng dẫn như dùng thuốc đặc trị, ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp… người bệnh có khả năng lớn tái phát bệnh sau một thời gian mổ.
Những lưu ý trước và sau khi phẫu thuật thoái hoá đốt sống cổ
Để chuẩn bị tốt cho ca phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
- Nắm rõ tình trạng bệnh của bản thân, thăm khám và xét nghiệm đầy đủ trước khi mổ.
- Trường hợp cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ chủ trị để có phương án kịp thời.
- Tìm hiểu kỹ cả thông tin về nơi mổ, chất lượng dịch vụ, bác sĩ mổ cũng như chi phí phẫu thuật.
- Lựa chọn phương pháp mổ phù hợp với bệnh tình cũng như nghe thêm từ vấn từ bác sĩ.
- Giữ tâm lý vui vẻ, tránh căng thẳng trước khi phẫu thuật.
Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng rất quan trọng với một vài lưu ý sau:
- Nằm viện từ 1 – 2 tuần để bác sĩ theo dõi tình trạng phục hồi cũng như những biến chứng nếu có.
- Người bệnh không nên vận động liên tục hoặc nằm lâu trên giường cũng gây ảnh hưởng tới vết mổ. Bệnh nhân hãy bắt đầu bằng những lần vận động nhẹ nhàng giúp hồi phục xương khớp tốt hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhóm dinh dưỡng chủ yếu là: Canxi, Omega-3, chất xơ, vitamin A, C, D,… Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc những loại đồ ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
- Chú ý ngồi với tư thế thẳng lưng, thẳng cổ.
- Chú ý lịch khám định kỳ và thực hiện một cách chính xác, báo lại cho bác sĩ trong trường hợp xuất hiện tình trạng bất thường.
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giải thích cho vấn đề thoái hoá đốt sống cổ có mổ được không. Chúc các bạn luôn hạnh phúc và khỏe mạnh!