Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị bệnh đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp xâm lấn này khi tình trạng bệnh đã nghiêm trọng và không phải ai thực hiện cũng nhận được kết quả như mong đợi. Có nên mổ gai cột sống hay không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Gai cột sống có phải mổ không?
Gai cột sống là bệnh xương khớp mạn tính phổ biến ở người cao tuổi do tích tụ lượng canxi tại cột sống hình thành các gai xương. Người bệnh phải chung sống với các cơn đau buốt khó chịu và lan sang các chi gây tê bì, đau nhức.
Để điều trị gai cột sống, phương pháp điều trị nội khoa dùng thuốc và không dùng thuốc được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng cho người bệnh. Mặc dù không giải quyết triệt để nhưng các liệu pháp này khá hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Trong một số trường hợp bệnh ở mức nặng và các phương pháp điều trị bằng thuốc không còn có tác dụng bác sĩ sẽ chỉ định mổ gai cột sống. Phương pháp này giúp người bệnh ngăn chặn biến chứng của và phục hồi chức năng vận động. Đối tượng được bác sĩ chỉ định mổ là:
- Biện pháp điều trị dùng thuốc hay vật lý không đáp ứng được
- Gai xương có kích thước lớn gây chèn ép mô mềm và vùng da bao bọc bên ngoài bị viêm, sưng tấy dẫn đến đau đớn dữ dội.
- Người bệnh xuất hiện các biến chứng rối loạn dây thần kinh thực vật, rối loạn đại tiểu tiện,…
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?
Mổ gai cột sống không còn là thủ thuật quá phức tạp hay khó khăn cho bác sĩ khi nền y học đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại những rủi ro không thể lường trước được và một số tác dụng phụ. Tiêu biểu phải kể đến:
- Vị trí phẫu thuật bị nhiễm trùng
- Vết thương sau khi mổ có thể khó lành gây các cơn đau nhức khó chịu
- Dung dịch kháng khuẩn gây kích ứng da
- Vùng da xung quanh vị trí phẫu thuật trở nên mẫn cảm, dễ bị kích ứng
Sau khi phẫu thuật nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, người bệnh hãy báo ngay với bác sĩ và đến bệnh viện để được kiểm tra. Do đó, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nếu bạn bị bệnh ở thể nhẹ, tình trạng bệnh không quá nặng thì phương pháp điều trị nội khoa dùng thuốc hoặc không dùng thuốc vẫn được ưu tiên hàng đầu.
Các phương pháp phẫu thuật cắt gai cột sống
Phương pháp nội soi
Bác sĩ tạo một vết cắt nhỏ ở vùng lưng, sau đó đưa dụng cụ gắn camera vào và quan sát sau đó cắt bỏ các gai xương. Phương pháp này ít gây đau đớn, hồi phục nhanh và tỷ lệ gặp biến chứng thấp.
Phương pháp mổ truyền thống
Phạm vi xâm lấn của phương pháp truyền thống cao, thời gian phục hồi của người bệnh lâu. Song khi sử dụng phương pháp này bác sĩ có thể dễ dàng loại bỏ gai xương đồng thời định hình lại cấu trúc cột sống.
Mổ cắt lát đốt sống
Khu vực đốt sống hình thành gai xương được cắt lát mỏng, tạo khoảng cách lớn giữa 2 đốt sống giúp giảm chèn ép của gai xương lên các cơ quan xung quanh và đĩa đệm.
Sau khi phẫu thuật gai cột sống có khỏi hẳn không?
Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ sau khi mổ thành công. Thực hiện đúng các nguyên tắc hậu phẫu để giúp cơ thể hồi phục nhanh và phòng ngừa tái phát. Một số nguyên tắc hậu phẫu người bệnh cần thực hiện:
- Tránh làm việc nặng, làm việc sai tư thế ảnh hưởng xấu đến cột sống
- Thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa xương khớp
- Không tập thể dục, vận động quá sức
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với tình trạng cơ thể
Trong một vài trường hợp các gai xương có thể hình thành trở lại nhanh chóng sau khi người bệnh thực hiện phương pháp mổ gai cột sống.
Chi phí mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền
Một ca phẫu thuật thường bao gồm 2 loại chi phí:
- Chi phí thực hiện ca phẫu thuật mổ
- Chi phí phục hồi chức năng sau phẫu thuật và bồi dưỡng
Tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật mà người bệnh lựa chọn, mức chi phí được tính toán có sự khác nhau. Cũng như phụ thuộc vào các thiết bị y tế tại mỗi cơ sở sử dụng cho quá trình phẫu thuật mà mức giá có sự thay đổi.
- Phương pháp truyền thống có chi phí phẫu thuật thấp nhất trong các phương pháp
- Phương pháp mổ nội soi có mức chi phí gấp 2 lần phương pháp mổ truyền thống
- Trường hợp gai cột sống có nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp cần kết hợp nhiều thủ thuật khác nhau để chữa trị có chi phí tương đối cao.
Khi bạn có bảo hiểm y tế và điều trị tại cơ sở y tế đúng tuyến chi phí mà người bệnh phải bỏ ra có thể được giảm xuống đáng kể.
Mổ gai cột sống ở đâu tốt nhất?
Thủ thuật mổ gai cột sống khá phức tạp và khó vì vậy đòi hỏi bác sĩ thực hiện ca mổ phải có kinh nghiệm, tay nghề cao. Bên cạnh đó cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật phải trang bị thiết bị y tế hiện đại đáp ứng tốt cho quá trình mổ, tránh xảy ra rủi ro. Do đó người bệnh cần lựa chọn địa chỉ phẫu thuật mổ cột sống uy tín, chất lượng, thông thường là các bệnh viện tuyến đầu của cả nước.
Dưới đây là địa chỉ một số bệnh viện thực hiện mổ gai cột sống tại Hà Nội và TP.HCM mà người bệnh có thể tham khảo lựa chọn:
- Bệnh viện Việt Đức làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (7h00 đến 17h00). Sđt 024 38 253 531. Địa chỉ tại Số 140, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (7h00 đến 17h00) và sáng thứ 7 (7h30 đến 17h00). Sđt 024 35 747 788. Địa chỉ Số 1, Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa.
- Bệnh viện Bạch Mai làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật (6h30 đến 18h00). Sđt 844 38 693 731. Địa chỉ Số 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Chợ Rẫy làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (7h00 đến 16h00) và thứ 7 (7h00 đến 11h00). Sđt: 028 3855 4137. Địa chỉ Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM
- Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM làm việc từ thứ 2 đến Thứ 6 (7h00 đến 16h00) và thứ 7 (7h30 đến 16h00) và chủ nhật (7h30 đến 11h30). Sđt: 028 3868 3496. Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, Quận 5, TP HCM.
- Bệnh viện Nhân Dân 115 làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (7h00 đến 16h00) thứ 7 (7h30 đến 16h00) và chủ nhật từ 7h30 đến 11h30. Sđt: 028 3868 3496. Địa chỉ Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TPHCM.
Mổ gai cột sống tồn tại nhiều rủi ro biến chứng và chi phí khá cao nên phương pháp này không được áp dụng phổ biến như hướng điều trị bảo tồn. Để điều trị gai cột sống nhận được hiệu quả cao nhất người bệnh nên đến thăm khám và nhận tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Chúc các bạn sức khỏe.