Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến vận động của người bệnh do có thể gây ra sưng, đau. Có đến ¼ người bệnh viêm khớp dạng thấp hiện gặp phải tình trạng này. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp tự miễn. Y học nhận định, bệnh xảy ra do sự tấn công nhầm của hệ thống miễn dịch vào khớp mà cụ thể là màng bao hoạt dịch. Người bệnh thường có các nốt thấp khớp/nốt dạng thấp ở vị trí khớp bị tổn thương.
Hạt dưới da là triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp. Các hạt có kích thước từ 2mm đến 5cm. Các hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp thường có dạng tròn, đường viền thường không đều và không tạo thành hình tròn.
Bằng trực quan, hạt dưới da thường có cảm giác cứng, chạm hoặc ấn các hạt sẽ di chuyển. Nếu hạt đã liên kết với mô hoặc gân bên dưới da thì sẽ không di chuyển khi có tác động. Một vài trường hợp, hạt có thể mềm ra khi có tác động, thường hiện tượng này sẽ gặp phải ở những người đang bùng phát triệu chứng bệnh.
Bàn tay, ngón tay, chân, cổ tay, mắt cá nhân… là những khu vực hạt dưới da thường xuất hiện. Đây là đều là vị trí dễ va chạm hoặc có nhiều áp lực nên dễ gặp phải triệu chứng này hơn. Ngoài ra, hạt dưới da có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như:
- Dây thanh quản
- Phổi
- Tim
- Hông
- Xương cụt
Đa phần hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp có kích thước nhỏ sẽ không gây ra đau, không gây ra nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu các hạt dưới da có kích thước lớn có thể chèn ép dây thần kinh và các mạch xung quanh. Tình trạng năng gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.
Ngoài ra, các hạt dưới da có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp khác như viêm mạch, ảnh hưởng đến tĩnh mạch. Do đó, khi xuất hiện chứng bệnh bác sĩ sẽ theo dõi và đề nghị can thiệp khi cần thiết.
Nguyên nhân hình thành hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp
Theo thống kê thực tế, khoảng 40% người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp sẽ gặp phải tình trạng hạt dưới da. Nguyên nhân chính xác dẫn đến triệu chứng này chưa được tìm ra. Tuy nhiên, theo dõi quá trình, bác sĩ nhận thấy tình trạng thường chỉ xuất hiện ở người bệnh viêm khớp dạng thấp đã kéo dài trong vài năm.
Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp có thể hình thành do các nguyên nhân sau:
- Các tế bào da chết ở da chứa Protein trong cơ thể tích tụ ở dưới da, từ đó hình thành nên các nốt sần
- Có tế bào trong cơ thể bị viêm
- Mô bị tổn thương
- Di truyền từ những người thân trong gia đình
- Người bị chẩn đoán mắc viêm khớp dạng thấp
- Người có kháng thể Peptid Citrulline chống chu kỳ trong máu
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị hạt dưới da
- Sử dụng các thuốc viêm khớp hoặc dùng Methotrexat làm tăng nguy cơ hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp. Hạt thường xuất hiện ở tai, bàn chân hoặc bàn tay.
Ngoài ra, hạt dưới da có thể hình thành ở những người mắc bệnh ung thư, Lupus ban đỏ hệ thống, người mắc bệnh lý nhiễm trùng trong cơ thể.
Hạt dưới da thường bị nhận nhầm thành hạt Tophi trong bệnh gout hoặc triệu chứng của viêm bao hoạt dịch. Do đó, để có phương pháp điều trị chính xác người bệnh cần thực hiện thăm khám, xét nghiệm tại bệnh viện.
Chẩn đoán hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp
Chẩn đoán hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp được thực hiện nhằm kiểm tra chính xác tổn thương có liên quan. Tùy vào tình trạng mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm phù hợp. Một số xét nghiệm mà người bệnh cần thực hiện gồm:
- Xét nghiệm máu: Người mắc bệnh thường số lượng tiểu cầu tăng lên, bạch cầu giữ nguyên hoặc tăng nhẹ
- Chụp X-quang khu vực bị đau, xác định mức độ tổn thương
- Siêu âm khớp
- Chụp cộng hưởng từ MRI
Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện các chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý như ung thư, bệnh gout, viêm cột sống dính khớp, Lupus ban đỏ, u xơ… Các bệnh này đều có sự xuất hiện của hạt dưới da.
Điều trị hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp
Trong trường hợp các nốt thấp dưới da nhỏ, không nguy hiểm thì không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu đau nhức và ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động thì người bệnh cần thực hiện một số phương pháp điều trị để cải thiện triệu chứng này.
Một số phương pháp thường được áp dụng là:
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường như Acetaminophen, thuốc giảm đau chống viêm không chứa Steroid như Ibuprofen có thể được chỉ định sử dụng cải thiện tình trạng hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp.
- Thuốc Steroid: Thuốc được chỉ định nhằm mục đích thu nhỏ kích thước của hạt dưới da. Thông thường thuốc được chỉ định dưới dạng tiêm.
- Vật lý trị liệu: Một số bài tập vật lý trị liệu được bác sĩ khuyến cáo người bệnh sử dụng để duy trì vận động, cải thiện tình trạng đau.
- Thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm: Thuốc làm chậm quá trình phát triển xấu đi của bệnh viêm khớp dạng thấp, hạn chế những tác động của hạt thấp dưới da. Thông thường bác sĩ có thể cân nhắc cho người bệnh dùng Rituximab.
- Phẫu thuật: Phương pháp được sử dụng khi việc điều trị bảo tồn không đạt được hiệu quả mong muốn. Đặc biệt, các nốt sần dưới da đã bị nhiễm trùng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khớp. Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hạt dưới da. Tuy nhiên, các hạt này vẫn có khả năng tái phát sau khi phẫu thuật.
Để phòng ngừa hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp, bạn cần kiểm soát thật tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt. Hãy giữ tinh thần thật thoải mái để giảm thiểu nguy cơ bệnh hình thành. Ngoài ra, bạn cần:
- Tránh các hoạt động tổn thương khớp
- Kiểm soát cân nặng
- Không hút thuốc, chống nhiễm trùng
Trên đây là tổng hợp thông tin về hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp. Bạn đọc hãy tham khảo và bổ sung thêm kiến thức về triệu chứng này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!