Đau nhức cánh tay khiến người bệnh khó chịu, làm hạn chế vận động. Việc nắm rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa bệnh rất quan trọng. Cùng tìm hiểu chi tiết hiện tượng này trong bài viết dưới đây nhé!
Đau nhức cánh tay là do đâu?
Tình trạng cánh tay đau nhức có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai tay. Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này có thể là do va chạm, chấn thương hoặc các bệnh lý gây ra. Chi tiết như sau:
Dùng lực tay quá nhiều
Việc lạm dụng tay quá nhiều là nguyên nhân phổ biến gây đau nhức bộ phận này. Cụ thể, khi luyện tập thể thao hoặc làm việc chỉ dùng lực của một tay trong thời gian sẽ dẫn tới các tình trạng như:
- Bong gân, căng cơ: Khi dùng tay quá nhiều khiến hệ thống gân và cơ dễ bị tổn thương. Từ đây gây ra hiện tượng sưng, đau đớn và bầm tím. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế để khắc phục những tổn thương này kịp thời, tránh ảnh hưởng tới khả năng vận động của tay.
- Viêm gân: Bệnh xảy ra khi các gân ở vai hoặc cánh tay bị viêm. Tình trạng này khiến cánh tay đau buốt, đau nhức hoặc thậm chí lan rộng xuống tới phần khủy và cổ tay.
- Hội chứng Rotator cuff: Triệu chứng của hội chứng này là những cơn đau âm ỉ hoặc đau buốt khó chịu, liên tiếp tại cánh tay.
Chấn thương ở tay
Một số chấn thương sau đây có thể gây hiện tượng đau nhức vùng cánh tay:
- Trật khớp: Trật khớp xương cổ tay hoặc khớp vai đều khiến cánh tay đau nhức, vận động khó khăn. Do đó người bệnh cần gặp ngay bác sĩ để can thiệp y tế kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.
- Gãy xương: Tình trạng đau nhức cánh tay sau các chấn xương thì có khả năng lớn người bệnh đã bị gãy xương tay. Các triệu chứng khác có thể đi kèm như bầm tím, đau đớn, sưng viêm hoặc co thắt cơ. Trong trường hợp này, người bệnh cần tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Gãy xương để lâu sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy khó điều trị.
Do các bệnh lý
Trong một số ít trường hợp, đau nhức cánh tay có thể là do các bệnh lý gây ra. Điển hình trong số đó là:
- Dây thần kinh bị chèn ép: Tình trạng này thường gây đau buốt hoặc đau nhói cánh tay, yếu cơ và tê cánh tay.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng rối loạn khớp mãn tính, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của cánh tay. Bệnh khiến vùng cánh tay sưng, co cứng, đau buốt. Đồng thời cơ thể người bệnh dễ mệt mỏi, suy nhược.
- Hội chứng rối loạn cánh tay: Là tình trạng cánh tay bất động hoặc không có khả năng sử dụng bình thường. Hội chứng này gây ra những cơn cứng bắp, đau buốt và co rút cánh tay.
- Viêm bao hoạt dịch cánh tay: Bệnh là kết quả của quá trình tay lặp lại một chuyển động thường xuyên. Viêm bao hoạt dịch khiến cánh tay đau nhức, nhất là khi dơ tay lên cao hoặc hạ xuống.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bệnh gây chèn ép vào hệ thống dây thần kinh xung quanh, dẫn tới tình trạng đau nhức, mỏi cánh tay.
- Hội chứng lối ra lồng ngực: Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng hệ thống mạch máu ở dưới xương đòn bị chèn ép. Hội chứng này khiến cánh tay của người bệnh đau nhức, yếu đi hoặc tê ngứa.
Ảnh hưởng các vấn đề về tim mạch
Riêng với đau nhức cánh tay bên trái có thể liên quan tới các bệnh về hệ tim mạch như:
- Đau thắt ngực: Là cơn đau diễn ra khi lượng oxy cung cấp tới tim không đủ. Đau thắt ngực khiến vùng ngực, cổ, lưng và cánh tay đều đau nhức. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như khó thở, tức ngực, chóng mặt, buồn nôn. Đây là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
- Đau tim: Đôi khi tình trạng cánh tay đau nhức có thể là dấu hiệu nhận biết cơn đau tim. Các triệu chứng nhận biết khác bao gồm khó thở, đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, tức ngực hoặc đau mỏi/ đau buốt hai cánh tay.
Phương pháp chẩn đoán đau nhức cánh tay
Phương pháp chính để chẩn đoán hiện tượng cánh tay đau nhức là tiến hành kiểm tra tổng quan sức khỏe và xem xét tiền sử bệnh lý. Trước hết, người bệnh được yêu cầu nêu rõ về các hoạt động thường ngày và triệu chứng liên quan. Đồng thời kiểm tra thực hiện chuyển động đơn giản của cánh tay như nâng, hạ, cầm vật. Quá trình này sẽ giúp các bác sĩ nhanh chóng xác định được vị trí và phạm vi tổn thương của cánh tay.
Kết thúc kiểm tra tổng quan, người bệnh có thể phải làm một trong số những xét nghiệm nêu bên dưới:
- Xét nghiệm máu để xem đau nhức cánh tay có liên quan tới bệnh tiểu đường hoặc viêm khớp không.
- Chụp X-quang giúp nhanh chóng phát hiện vùng xương cánh tay bị gãy gây đau nhức.
- Trường hợp các bác sĩ nghi ngờ hiện tượng này có liên quan tới vấn đề ở tim thì người bệnh được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu về tim mạch.
- Siêu âm để kiểm tra sức khỏe của hệ thống gân, dây chằng bên trong khớp.
- Chụp CT hoặc MRI cung cấp hình ảnh hiện tại của mô mềm và xương.
Phác đồ điều trị đau nhức cánh tay
Hướng điều trị đau nhức cánh tay sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Trong đó với những nguyên nhân thường gặp, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp đơn giản sau:
- Nghỉ ngơi cánh tay: Khi cơn đau nhức tái diễn, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi. Tránh bê vác hoặc nâng đồ nặng để cơn đau giảm dần.
- Chườm đá: Giúp vùng cánh tay bị tổn thương giảm đau nhức, hỗ trợ chống viêm hiệu quả.
- Dùng thuốc Tây y: Khi người bệnh đau nhức lâu ngày không khỏi, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc chống viêm không chứa steroid. Nhóm dược liệu này sẽ giúp cơn đau nhức giảm dần. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh phản ứng phụ của thuốc.
- Vật lý trị liệu: Kết hợp các bài tập vật lý trị liệu là giải pháp hữu hiệu làm giảm những cơn đau nhức, tê cứng tại cánh tay. Đồng thời hỗ trợ chức năng vận động của tay linh hoạt hơn.
- Tiêm cortisone: Tiêm cortisone vào cánh tay có tác dụng giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên tùy từng cơ địa, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liều lượng phù hợp.
- Phẫu thuật: Khi tình trạng đau nhức cánh tay quá nghiêm trọng, nhất là do các chấn thương mạnh hoặc viêm khớp gây ra thì người bệnh cần thực hiện phẫu thuật.
Biện pháp ngăn ngừa đau nhức cánh tay
Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức cánh tay, ngay từ bây giờ, bạn nên chủ động phòng tránh bằng cách:
- Thường xuyên kéo giãn tay trước khi vận động mạnh hoặc tập thể dục.
- Tuân thủ đúng kỹ thuật khi chơi bất kỳ môn thể thao nào để phòng tránh các chấn thương không may.
- Tuân thủ đúng quy định bảo hộ khi làm việc hoặc tham gia giao thông.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Không nên làm việc quá sức, nâng đồ quá nặng hoặc lạm dụng sử dụng sức của một cánh tay trong thời gian dài.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhất là canxi và vitamin để hệ xương khớp khỏe mạnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý có thể gây đau nhức cánh tay.
Như vậy bài viết đã cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, các điều trị và phòng tránh tình trạng đau nhức cánh tay. Nếu bạn đọc có bất kỳ khúc mắc nào thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài tin tiếp theo của chúng tôi!