Cơ dựng sống là một trong những nhóm cơ có vai trò quan trọng đối với cơ thể, góp phần quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến đốt sống lưng và các vấn đề về sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về cơ dựng sống, hãy cùng chúng tôi khám phá ở bài viết ngay sau đây.
Cơ dựng sống là gì?
Cơ dựng sống được hiểu là một nhóm cơ nằm tại bên phải và bên trái, chạy dọc khu vực đốt cột sống từ hộp sọ đến hết xương cùng của cơ thể. Ở mỗi vị trí khác nhau, cơ dựng sống có kích thước và cấu tạo khác nhau để đáp ứng tối đa cho hoạt động của cơ thể. Ví dụ như ở xương cùng thì cơ cột sống nhọn và khá hẹp, tuy nhiên ở phần thắt lưng thì phần cơ này lại lớn với các khối thịt dày.
Cơ dựng sống có cấu tạo từ bao lớp cơ chính, bao gồm lớp cơ chậu sườn, cơ dài và cơ gai sống. Mỗi lớp cơ sẽ có vai trò cơ bản, đảm nhận từng chức năng chính làm nên quá trình vận động và sinh hoạt hàng ngày của cơ thể.
- Cơ chậu sườn: Đây là lớp bên ngoài cùng của cơ dựng sống, bắt nguồn từ mặt sau của xương hông, xương cùng và hệ thống các tuyến dây chằng của khớp xương. Vai trò của nhóm cơ chậu sườn là chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động của cột sống như xoay cột sống, quay sang hai bên, uốn cong, vặn hông,.. Cơ chậu sườn sẽ được chia thành 3 phần riêng biệt gồm cơ chậu sườn cổ, cơ chậu sườn ngực, cơ chậu sườn thắt lưng.
- Cơ dài: Cơ dài có tại vị trí của phần gân mặt sau của xương hông, xương cùng và dây chằng khớp xương. Cơ dài được cấu tạo bởi 3 phần chính là cơ dài ngực gắn các cơ ngang từ đốt sống ngực với khoảng 9-10 đốt xương sườn dưới; cơ dài cổ gắn của cơ ngang của đốt sống từ thứ 2 đến thứ 6; cơ dài sọ từ cổ đến lưng.
- Cơ gai sống: Cơ gai sống có vị trí từ gân rộng của mặt sau xương hông và xương cùng. Đây là tuyến cơ có vị trí gần nhất cột sống và cũng là tuyến cơ nhỏ nhất của các cơ dọc. Cơ gai sống gồm cơ gai sống lồng ngực, cơ gai sống cổ, cơ gai sống đầu.
Chức năng của cơ sống dựng
Cơ sống dựng có chức năng cơ bản là kéo dài đốt cột sống và hỗ trợ trong các hoạt động vận động của cơ thể như uốn cong, vặn hông, quay sang hai bên,.. Đặc biệt, cơ này còn giúp kiểm tra trạng thái cơ bản của cơ bụng, nhất là vùng trực tràng.
Cơ sống dựng giúp duy trì tư thế đứng thẳng của cơ thể, nếu cơ này bị tổn thương thì cơ thể sẽ rất khó giữ ở trạng thái cân bằng, ảnh hưởng đến quá trình vận động và di chuyển.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ dựng sống
Cũng giống như mọi bộ phận chức năng khác trong cơ thể, cơ dựng sống cũng rất dễ bị tổn thương do các yếu tố từ bên ngoài tác động đến. Trong nhiều trường hợp, cơ dựng sống sẽ có thể bị căng cơ, teo cơ, suy giảm chức năng hoạt động,.. Hãy cùng điểm qua các yếu tố làm ảnh hưởng đến cơ dựng sống:
- Sai tư thế: Khi bạn vận động nặng, tập luyện với cường độ cao với tư thế sai sẽ rất dễ gây nên các tổn thương đến cơ dựng sống và gây nên các triệu chứng đau nhức khó chịu. Nếu như không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe của cơ thể nói chung và lưng nói riêng.
- Suy nhược cơ bắp: Tình trạng suy nhược cơ bắp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ dựng sống, làm mất khả năng vận động của cơ và gây nên các biến chứng phức tạp như teo cơ, lâu dần bại liệt,..
- Căng cơ: Khi cơ thể vận động quá sức sẽ rất dễ gây ra các chấn thương không đáng có và tình trạng căng cơ, khiến cho cơ dựng sống không thể hoàn thành tối đa quá trình vận động.
Bảo vệ cơ dựng sống đúng cách
Để có thể nâng cao chức năng hoạt động của cơ dựng sống, các bạn cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý cùng phương pháp luyện tập khoa học. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về điều này, hãy cùng chúng tôi khám phá ở ngay phần bài viết sau đây.
Chế độ dinh dưỡng: Đóng vai trò quan trọng trong tái tạo, hình thành và phát triển các loại cơ, nhất là vùng cơ dựng sống đang phải gánh chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Để tăng cường cơ, các bạn cần ăn các thực phẩm giàu protein, khoáng chất và các loại vitamin thiết yếu (vitamin A, C, D, E,..) với các nhóm thực phẩm chính như trứng, hạnh nhân, các loại thịt, hải sản, các loại hạt và trái cây, rau xanh. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ma túy,..
Tập luyện: Để tăng cơ hiệu quả, các bạn cần chú ý về tần suất luyện tập, nội dung các bài tập và kỹ thuật trong tập luyện để hạn chế tối đa các chấn thương không đáng có. Các bài tập luyện để tăng cơ có thể kể đến như tập gym (chú trọng vào phần tập cơ lưng, cơ tay, cơ bụng,..) và một số môn thể thao như bơi lội, chạy bộ, đá bóng,… Các bạn cũng lưu ý tránh tập với cường độ quá nặng hoặc những bài tập chuyên sâu dành cho những vận động viên chuyên nghiệp.
Nghỉ ngơi: Bên cạnh thời gian tập luyện, các bạn cùng cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giúp thư giãn các vùng cơ, tránh tình trạng căng cứng cơ kéo dài. Đồng thời, các bạn cũng nên thực hiện các động tác xoa bóp, massage để giúp lưu thông khí huyết để giúp quá trình chuyển đổi chất được diễn ra nhanh chóng.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có cho mình thêm thật nhiều thông tin bổ ích về cơ dựng sống. Xin chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết có trong chuyên mục sức khỏe.