Đau khớp gối ở trẻ em được bắt nguồn từ một số căn nguyên khác nhau như do sự tăng trưởng nhanh chóng của cơ thể hay do việc vận động quá mức. Bên cạnh đó, tình trạng đau khớp đầu gối còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng như bệnh bạch cầu, viêm khớp,… Để tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như các điều trị triệu chứng trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây đau khớp gối ở trẻ em
Ở trẻ nhỏ biểu hiện đau nhức vùng đầu gối hay xuất hiện vào ban đêm và giảm dần khi thức giấc. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều nhất tại vị trí phía sau của đầu khớp, bắp chân và đùi. Đa số các bé được chẩn đoán là do hệ quả của quá trình tăng trưởng, thế nhưng có một số trường hợp trẻ bị đau khớp đầu gối là do biểu hiện của bệnh lý.
- Đau đầu gối do quá trình tăng trưởng
Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ trẻ bị đau đầu gối là ảnh hưởng của quá trình tăng trưởng chiếm đến hơn 50%. Tình trạng trên thường tập trung phổ biến ở trẻ em có độ tuổi dao động từ 4 đến 10 tuổi, hiện tượng trên thường giảm dần và biến mất khi bước vào tuổi dậy thì và thiếu niên. Chúng thường không ảnh hưởng tới quá nhiều tới sức khoẻ hay các biến chứng nghiêm trọng.
Các đặc điểm nhận biết cơn đau do sự tăng trưởng của trẻ gồm có:
- Đau chủ yếu xuất hiện vào ban đêm và từ từ thuyên giảm khi trẻ thức giấc vào buổi sáng.
- Triệu chứng đau ảnh hưởng đều đến hai bên gối.
- Các cơn đau khiến trẻ bị mất ngủ, khó chịu, ảnh hưởng tới giấc ngủ và khiến trẻ mệt mỏi vào hôm sau.
- Đau thường biểu hiện kéo dài ít nhất là trong một vài đêm.
- Trẻ em có thể bị đau nhức đầu gối kèm theo các dấu hiệu khác như đau đầu, đau bụng.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể xác định một cách chính xác nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối trong quá trình tăng trưởng ở trẻ. Tuy vậy, họ vẫn cho rằng tình trạng này có khả năng liên quan mật thiết với hội chứng chân không yên hay bởi sự hoạt động quá mức ở trẻ như chạy, nhảy, leo trèo,…
Nguyên nhân đau khớp đầu gối do tăng trưởng đến nay vẫn chưa tìm được cách chữa trị dứt điểm, chúng có thể tự khỏi sau một thời gian có thể là vài tuần, vài tháng hoặc vài năm tuỳ vào từng đối tượng. Bên cạnh đó, để cho con có một giấc ngủ ngon hơn, ba mẹ hãy áp dụng phương pháp chườm ấm hoặc xoa bóp sẽ giúp con bớt đau.
- Đau do viêm gân tại bánh chè
Do đang ở lứa tuổi năng động, muốn khám phá thế giới nên trẻ em sẽ có thể hay chạy nhảy, tập luyện các bộ môn thể dục thể thao đòi hỏi phải ngồi xổm hoặc nhảy nhiều làm các sợi gân bị tổn thương nghiêm trọng. Hành động này vô tình khiến cho gân bánh chè bị lạm dụng hoạt động quá mức, dẫn tới tình trạng viêm gân và đau nhức.
Thông thường, việc hạn chế vận động và nghỉ ngơi điều độ trong một thời gian sẽ giúp cho bệnh viêm gân bánh chè được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể đưa trẻ đi khám và sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm sưng khớp đầu gối do bác sĩ kê đơn hoặc kết hợp dùng đai hỗ trợ hoạt động cho đầu gối.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể sử dụng biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, chườm ấm, chườm lạnh,… cũng có tác dụng giảm đau chống viêm sưng rất tốt. Ở một vài trường hợp đặc biệt, trẻ có thể phải can thiệp ngoại khoa nếu tình trạng đau không được cải thiện và đang có biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ.
- Bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở trẻ vị thành niên
Bệnh lý tự miễn dịch viêm khớp dạng thấp ở trẻ em độ tuổi vị thành niên thường dẫn tới triệu chứng đau khớp đầu gối, chúng được sinh ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các mô và tế bào khỏe mạnh. Chính vì vậy mà làm cho các chất gây tổn hại mô được giải phóng, khiến trẻ bị đau nhức do khớp bị viêm.
Ngoài bị đau ra thì trẻ còn có thể xuất hiện tình trạng sưng đỏ, nóng khớp gối. Bệnh được hình thành chủ yếu ở trẻ nhỏ từ 6 tháng – 16 tuổi. Hiện chưa có phác đồ điều trị dứt điểm bệnh, tuy nhiên việc dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu có thể là lựa chọn tốt giúp con cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
- Bệnh bạch cầu
Bạch cầu là dạng ung thư thư máu phổ biến ở trẻ em bắt nguồn từ trong tuỷ. Trẻ thường có các triệu chứng như đau khớp gối, đau nhức xương cùng một số biểu hiện khác nhau tuỳ thuộc và từng loại bạch cầu khác nhau. Các dấu hiệu nhận biết chính ở hầu hết trẻ em gồm có:
- Thiếu máu, giảm hồng cầu.
- Sốt hoặc nhiễm trùng dai dẳng.
- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
- Sưng và nổi các hạch bạch huyết.
- Khó thở.
- Đau tức bụng.
- Trẻ đau khớp gối do Lupus ban đỏ hệ thống
Đây là một dạng bệnh do rối loạn hệ miễn dịch tự miễn, chúng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các cơ quan nội tạng bên trong, kể cả khớp đầu gối. Thông thường, tình trạng trên chỉ hay gặp ở trẻ độ tuổi vị thành niên và đặc biệt là nhiều ở nữ hơn nam giới.
Bệnh lý Lupus ban đỏ do hệ thống thường biểu hiện bằng các dấu hiệu khác nhau, điển hình như:
- Sốt
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức.
- Khớp bị sưng đau và cứng.
- Có hiện tượng da nổi ban đỏ, nhất là tại vị trí xung quanh miệng và mũi.
- Rụng tóc.
Có thể bạn chưa biết nhưng Lupus ban đỏ hệ thống có khả năng nặng dần sau một thời gian và là bệnh bệnh lý lâu dài. Người bệnh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ cao là được cải thiện đáng kể các triệu chứng.
- Đau khớp do viêm củ lồi trước xương chày
Bệnh viêm củ lồi hình thành khi phần xương, cơ và gân ở trẻ nhỏ phát triển nhanh nhưng không đồng đều một lúc. Hiện tượng này sẽ khiến một vài nhóm cơ bị gia tăng áp lực, có nguy cơ cao ảnh hưởng đến khả năng phát triển bình thường của trẻ.
Tình trạng viêm có triệu chứng cụ thể như đi lại khập khiễng, xuất hiện sưng phần trên xương của ống chân, cơ bị căng cứng. Đau bắt đầu từ mức độ nhẹ cho đến nặng và sẽ kéo dài khoảng vài tuần, vài tháng tuỳ thuộc vào từng thể trạng bệnh của mỗi người.Bạn có thể cải thiện triệu chứng trên bằng việc luyện tập các bài thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng, phù hợp.
Điều trị đau khớp gối ở trẻ em
Như các bạn đã biết, bởi chứng đau khớp đầu gối ở trẻ được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy mà cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa bệnh cho cụ thể từng nguyên nhân gây đau nhức khớp. Thế nhưng các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số phương pháp cải thiện bệnh cho trẻ ngay tại nhà như sau:
- Vật lý trị liệu: Các biện pháp bao gồm xoa bóp, massage, chườm ấm, tắm nước ấm, dùng thuốc chống viêm, giảm đau, châm cứu,…
- Tăng cường các bài tập nâng cao sức khỏe xương khớp, tăng cường khả năng vận động, giúp giảm đau và chắc khỏe xương như yoga, squat, bơi lội, bài tập kéo căng cơ, căng gân,…
- Bổ sung các dưỡng chất và vitamin cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày cho trẻ, đặc biệt là canxi và vitamin D.
Hy vọng rằng một số thông tin cơ bản mà chúng tôi đề cập ở bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp các thắc mắc và hiểu hơn về chứng đau khớp gối ở trẻ em. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ phát hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc thay đổi bất thường nào của con như sốt cao, sưng khớp, nóng khớp,… hãy đưa con đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị cụ thể.