Bấm huyệt là phương pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền được áp dụng khá nhiều trong việc chữa trị các bệnh xương khớp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần áp dụng kỹ thuật bấm huyệt với các loại thuốc đặc trị an toàn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ hơn về tác dụng cũng như một số lưu ý khi thực hiện phương pháp bấm huyệt điều trị xương khớp.
Bấm huyệt là gì? Phân loại bấm huyệt
Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay, ngón tay để thực hiện các thủ thuật như: ấn (dùng ngón tay ấn vào vùng huyệt cần tác động), day (dùng gốc bàn tay ấn xuống vùng da của bệnh nhân theo đường tròn), lăn (dùng mu bàn tay lăn trên vùng định xoa bóp), véo (dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ, kéo da người bệnh lên).
Phương pháp này được thực hiện thông qua những tác động lên huyệt, da, gân, cơ, khớp của người bệnh, từ đó tạo nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết đến toàn thân.
Bấm huyệt được chia thành các loại như sau: Bấm huyệt phục hồi sức khỏe, bấm huyệt điều trị, bấm huyệt trong chấn thương, thể thao, bấm huyệt thư giãn.
Nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của bấm huyệt
Phương pháp bấm huyệt xuất hiện khá sớm ở Việt Nam, được ứng dụng trong việc chữa bệnh.
Theo các tài liệu y thư, cách đây 2900 TCN, người dân đã biết sử dụng lá ngải cứu, cúc tần, trầu không,… để xoa bóp, chườm nóng.
Từ đó, phương pháp chườm nóng, xoa bóp cũng được xuất hiện nhiều trong tài liệu của các danh y nổi tiếng:
- Thế kỷ XIV, trong cuốn “Hồng nghĩa giác tư y thư”, Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh đã tổng kết những kinh nghiệm xoa bóp bấm huyệt chữa một số bệnh phổ biến.
- Thế kỷ XVI, phương pháp này cũng được nhắc đến trong cuốn “Hoạt nhân toát yếu” của danh y Hoàng Đôn Hòa, “Vệ sinh yếu quyết” của Hải Thượng Lãn Ông.
Trong thời gian thực dân Pháp xâm lược, nền YHCT Việt Nam bị đàn áp, trong đó có xoa bóp bấm huyệt. Sau Cách mạng tháng Tám, phương pháp này dần được khôi phục và được đưa vào phác đồ điều trị của các bệnh viện, kết hợp với những thành tựu y học hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả chữa trị.
Nguyên tắc điều trị của bấm huyệt
Trên cơ thể người có 108 huyệt đạo, trong đó có 72 huyệt cơ bản và 36 huyệt quan trọng. Hệ thống huyệt đạo này có mối quan hệ mật thiết với hệ thống kinh mạch và tạng phủ trong cơ thể, do đó nếu tác động không đúng cách sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Dưới đây là một số nguyên tắc trong bấm huyệt mà người bệnh cần lưu tâm:
- Nguyên tắc điều chỉnh âm dương
Cơ thể con người là sự cân bằng, hòa hợp giữa hai mặt âm dương, khi hai mặt này có sự chênh lệch sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh là cần thiết lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể. Lúc này việc vận dụng các kỹ thuật bấm huyệt sẽ lưu thông khí huyết, từ đó giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng âm dương động.
- Nguyên tắc điều chỉnh chức năng kinh lạc và khí huyết tạng phủ
Hệ thống kinh lạc bao gồm những đường kinh (thẳng) và đường lạc (ngang) nối liền các tạng phủ với tứ chi, da, xương khớp. Trong kinh lạc, có kinh khí thực hiện nhiệm vụ điều hòa khí huyết, chống lại các tác nhân gây bệnh. Mỗi đường kinh lạc đều có mối liên hệ mật thiết đến một tạng hoặc một phủ nhất định.
Do đó, khi cơ thể bị bệnh sẽ gây ra bế tắc trong vận hành kinh khí. Vì vậy, để kinh khí hoạt động như bình thường, các bác sĩ sẽ tác động bằng phương pháp bấm huyệt đến hệ thống huyệt vị, thúc đẩy tuần hoàn máu và khai thông kinh lạc.
- Phục hồi chức năng vận động của cơ xương khớp
Bấm huyệt giúp khai thông khí huyết, kích thích sản sinh hormone giảm đau tự nhiên endorphin, giãn cơ. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, phục hồi khả năng vận động linh hoạt của khớp xương.
- Phục hồi và tăng cường các hoạt động sống của cơ thể
Các thao tác bấm huyệt đúng sẽ tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh, giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung. Ngoài ra, quá trình này còn tác động lên nhu động ruột, dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Các kỹ thuật bấm huyệt
Dưới đây là một số kỹ thuật thường được thực hiện trong quá trình bấm huyệt:
Kỹ thuật day miết
Day miết được tiến hành để tạo ra các kích thích sâu vào các cơ, gân, dây chằng, mạch máu, dây thần kinh. Kỹ thuật này giúp làm tăng lưu thông máu, chống teo cơ, tăng lực cơ.
Kỹ thuật nắn bóp
Nắn bóp là kỹ thuật tác động chính lên các cơ, dây chằng và các tổ chức xung quanh khớp. Kỹ thuật này được thực hiện với vai trò chống teo cơ, nuôi dưỡng các tổ chức cơ, ức chế quá trình cơ cứng cơ, tạo ra kích thích cơ – thần kinh bị tê liệt. Kỹ thuật nắn bóp thường được áp dụng ở vùng cổ, vai, gáy, nách.
Kỹ thuật bấm huyệt
Bấm huyệt tác động vào các khu vực tổn thương, kích thích quá trình lưu thông máu, giải phóng chèn ép, từ đó giảm đau hiệu quả. Thủ thuật này thường được sử dụng ở các vùng mông, thắt lưng, chân tay.
Quy trình bấm huyệt
Quy trình bấm huyệt chuẩn sẽ trải qua những giai đoạn chính như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm có chứng chỉ hành nghề
- Phương tiện, trang thiết bị: Phòng bấm huyệt, giường bấm huyệt, cồn sát trùng, bột talc,…
- Người bệnh: Được giới thiệu, giải thích về quy trình bấm huyệt. Trước khi bắt đầu cần được thăm khám cụ thể. Người bệnh chuẩn bị ở tư thế nằm sấp hoặc ngồi trong phòng bấm huyệt.
Bước 2: Xoa bóp trước khi bấm huyệt
Thao tác này có vai trò làm nóng, thư giãn các mô cơ, hạn chế tình trạng đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho da.
Bước 3: Thực hiện kỹ thuật bấm huyệt
- Xát, miết, bóp, ấn, day, đấm, vỗ vùng xương khớp bị viêm nhiễm, thoái hóa, chấn thương.
- Ấn các huyệt đạo
- Kết hợp một số vận động khớp nhẹ nhàng để gia tăng hiệu quả trị liệu.
Bước 4: Theo dõi và xử trí tai biến
- Kết thúc bấm huyệt, bệnh nhân được theo dõi toàn trạng, các triệu chứng đi kèm nếu có.
- Xử trí các biến chứng (nếu có).
Ứng dụng bấm huyệt trong điều trị bệnh xương khớp
Theo Y học cổ truyền, bệnh xương khớp thuộc chứng tý, do phong hàn thấp nhiệt thâm nhập khiến cho kinh lạc bị ứ nghẽn, tắc trệ và gây ra các cơn đau nhức xương khớp. Với khả năng tác động sâu vào hệ thống kinh mạch, gân khớp, phương pháp bấm huyệt được ứng dụng khá nhiều trong việc đẩy lùi triệu chứng của các bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm đau khớp, đau thắt lưng. đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm,…
Những điều cần lưu ý khi thực hiện bấm huyệt
Để hiệu quả đạt được tối ưu, khi thực hiện phương pháp bấm huyệt người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Thăm khám kỹ càng để xác định tình trạng bệnh cụ thể
- Xác định đúng vị trí huyệt đạo
- Người bệnh cần nằm đúng tư thế, thả lỏng toàn thân, tránh căng thẳng sẽ gây co cứng cơ, ảnh hưởng đến điều trị.
- Trong quá trình điều trị người bệnh cần lắng nghe cơ thể, nếu thấy đau nên báo ngay với bác sĩ
- Thời gian bấm huyệt nên kéo dài từ 10 – 15 phút.Trong trường hợp cấp tính, có thể mỗi ngày thực hiện một lần. Còn đối với chứng bệnh mãn tính thì thường cách một ngày thực hiện một lần hoặc thực hiện 2 lần/tuần.
- Đặc biệt, người bệnh cần lựa chọn những địa chỉ thực sự uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi.
Ngoài thực hiện bấm huyệt, bạn cũng cần sử dụng các loại thuốc đặc trị để bệnh có thể khỏi hoàn toàn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.