Nguyên nhân khiến cho bà bầu bị đau nhức xương khớp thường xuất phát từ hệ quả của việc tăng cân, rối loạn nội tiết tố, cơ thể bị căng thẳng, stress… Vậy để cải thiện tình trạng này, bà bầu cần phải làm gì?
Đau nhức xương khớp khi mang thai
Khi phụ nữ đang mang thai, vị trí đau nhức xương dễ gặp nhất đó là khớp mu, khớp háng, khớp đầu gối và khớp cùng chậu. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào yếu tố tác động cũng như nguyên nhân mà thai phụ sẽ bị đau ở ngón chân, ngón tay, gót chân, cổ tay, cánh tay và các vị trí khác ở trong cơ thể. Thông thường, tình trạng đau nhức xương khớp ở phụ nữ mang thai thường xảy ra nghiêm trọng và dai dẳng hơn ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Bà bầu bị đau nhức xương khớp do đâu?
- Tăng cân
Khi mang thai, khối lượng cơ thể của mẹ bầu sẽ bị tăng một cách đột ngột. Điều này sẽ khiến cho hệ thống cơ xương khớp bị tăng áp lực. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây ra những cơn đau cấp tính.
Đặc biệt, khi thai nhi phát triển lớn hơn, cơn đau sẽ trở nên dai dẳng và nghiêm trọng hơn, nhất là ở những khớp xương đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể như đầu gối, khớp háng, khung xương chậu…
- Rối loạn nội tiết tố
Sự ảnh hưởng từ hormone Relaxin hay rối loạn nội tiết tố chính là một trong số những nguyên nhân khiến cho bà bầu bị đau nhức xương khớp. Tuy vậy, tác động của việc giãn mạch lại khiến cho loại hormone này gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến cơ thể. Chúng có thể khiến cho các khớp xương bị nới lỏng và giảm độ linh hoạt, dẻo dai.
- Thói quen lười vận động
Thói quen lười vận động khi mẹ bầu mang thai sẽ khiến cho hệ xương khớp bị co cứng và làm tăng nguy cơ phát sinh các cơn đau. Khi nằm bất động tại một chỗ hoặc ngồi quá lâu, hệ thống mạch máu, hệ xương khớp và các dây thần kinh sẽ bị chèn ép và dẫn đến chứng đau nhức, tê bì chân tay.
- Khung xương chậu mở rộng
Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen, tiroxin ở mẹ bầu sẽ bị tăng cao. Do đó, phần khung xương chậu sẽ được mở rộng và làm cho kết cấu của xương chậu trở nên lỏng lẻo, thiếu liên kết.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Khi ăn uống thiếu chất, mẹ bầu sẽ không được cung cấp đầy đủ canxi và các loại vitamin cần thiết. Đây chính là nguyên nhân khiến cho xương khớp bị tổn thương và đau nhức.
- Căng thẳng
Những trạng thái tâm lý như stress, căng thẳng, luôn cáu gắt, khó chịu sẽ khiến cho mẹ bầu rất dễ bị trầm cảm. Đây là nguyên nhân khiến cho quá trình trao đổi chất ở cơ thể bị ảnh hưởng và gây ra các cơn đau nhức khó chịu.
- Yếu cơ
Khi kích thước thai nhi ngày một lớn, các cơ sẽ bị suy yếu và đánh mất đi độ bền. Do đó, các khớp xương và cơ cũng sẽ mất đi tính ổn định và gây đau nhức dữ dội.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Những thói quen sinh hoạt khi phụ nữ đang mang thai như làm việc gắng sức, đi nhiều, duy trì ở một tư thế quá lâu, đi giày cao gót… sẽ ảnh hưởng đến xương khớp và làm tăng nguy cơ gây đau nhức xương khớp ở thai phụ.
- Do ảnh hưởng từ một số bệnh xương khớp
Một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương… cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau xương khớp. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ bị tê bì chân tay, hạn chế khả năng vận động và tê buốt tại các đầu ngón tay.
Triệu chứng đau nhức xương khớp khi mang thai
Một số triệu chứng, dấu hiệu đau nhức xương khớp khi phụ nữ đang mang thai đó là:
- Cơ thể mệt mỏi, nặng nề.
- Toàn thân đau nhức, kèm theo đó là tình trạng cứng khớp và tê bì chân tay.
- Phạm vi chuyển động thay đổi, dáng đi thay đổi.
- Cơn đau gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng của mẹ bầu.
Bà bầu bị đau nhức xương khớp có nguy hiểm không?
Có thể nói rằng, tình trạng đau nhức xương khớp khi phụ nữ đang mang thai thường không nguy hiểm. Bởi lẽ, nguyên nhân gây ra các cơn đau này là do sự thay đổi của cơ thể khi phụ nữ mang thai. Do đó, bạn có thể khắc phục được bằng cách áp dụng các biện pháp chăm sóc không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, nếu đau nhức xương khớp ở bà bầu là do hệ quả của một số bệnh lý thì các cơn đau sẽ kéo dài âm ỉ và rất khó để kiểm soát. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe và khả năng vận động của mẹ bầu bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
Biện pháp giảm đau cho bà bầu bị đau nhức xương khớp
Chườm ấm
Bạn lấy chai thủy tinh đựng nước ấm hoặc khăn ấm để chườm lên khu vực bị đau trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày bạn duy trì thực hiện 4 lần để cải thiện các cơn đau.
Nghỉ ngơi
Mẹ bầu nên dành ra một khoảng thời gian nhất định trong ngày để nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc. Mẹ bầu duy trì tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng sang hai bên hoặc nâng cả hai chân lên cao và thả lỏng các chi.
Chườm lạnh
- Bạn lấy một túi vải rồi cho đá lạnh vào bọc lại.
- Bạn chườm lên khu vực bị đau trong khoảng thời gian 10 đến 15 phút.
- Mỗi ngày bạn chườm khoảng 3 lần để tình trạng bệnh lý được cải thiện.
Xoa bóp
Xoa bóp có tác dụng giúp cho các mạch máu được thư giãn và giúp cho khí huyết được lưu thông. Từ đó giúp cho xương khớp được nuôi dưỡng và cải thiện sự tổn thương một cách hiệu quả.
Ngoài ra, việc thực hiện xoa bóp còn đả thông kinh lạc, giúp cho dây chằng và khớp xương được thư giãn một cách hiệu quả.
Điều chỉnh tư thế
Điều chỉnh tư thế ngồi
- Bà bầu ngồi trên chiếc ghế có lưng tựa.
- Khi ngồi nên giữ cho thẳng lưng và giữ cho tai, hông , vai thẳng hàng.
- Nên thay đổi tư thế khi ngồi quá lâu.
Điều chỉnh tư thế ngủ
- Khi ngủ, bà bầu nên ngủ nghiêng và đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối.
- Nếu như đau ở cổ, mẹ bầu nên lấy một chiếc khăn nhỏ rồi đặt ở dưới cổ.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
Khi mang bầu, phụ nữ có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như:
- Đai đỡ bụng bầu: Có tác dụng giảm áp lực lên xương khớp, nâng đỡ thai nhi và tăng cường sự linh hoạt tại các khớp xương.
- Gối ngủ cho bà bầu: Loại gối này chủ yếu là gối chữ J hoặc chữ U. Gối có tác dụng nâng đỡ phần cánh tay trên và làm giảm áp lực lên xương khớp.
Ăn uống đủ chất và lành mạnh
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như hạn nhân, phô mai, sữa chua, rau lá xanh…
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Cà chua, cam, ớt chuông đỏ, kiwi, việt quất.
- Thực phẩm dồi dào vitamin D: Cá ngừ, cá hồi, tôm, nấm, cá mòi…
- Thực phẩm giàu magie: Các loại hạt, các loại đậu, cá béo…
Phòng ngừa đau nhức xương khớp khi mang thai
- Kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Tăng cường ăn uống đủ chất.
- Hạn chế những tư thế xấu khi đang mang thai như ngủ không đúng tư thế, nằm bất động một chỗ quá lâu.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Tránh stress, căng thẳng kéo dài.
Những lưu ý quan trọng khi bà bầu bị đau nhức xương khớp đã được chúng tôi đề cập cụ thể qua bài viết. Nếu còn bất cứ vấn đề gì còn thắc mắc, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi.