Acid uric là một chất thải có trong cơ thể người. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, gây ra những biến chứng và phát triển thành một số căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Acid uric là gì?
Quá trình phá vỡ putin trong cơ thể sẽ sản sinh ra một loại chất thải, đó là acid uric. Acid uric thường được thải ra bên ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và phân. Trong máu của người bình thường sẽ có một lượng acid uric nhất định. Tuy nhiên, nếu lượng acid uric tăng cao quá mức cho phép, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể.
Nồng độ acid uric trong máu được quy định như sau:
- Nồng độ acid uric thấp: dưới 2.5 mg / dl đối với nam giới và dưới 1.5 mg / dl đối với nữ giới.
- Nồng độ acid uric trung bình: 2.5 – 7.0 mg / dl đối với nam giới và 1.5 – 6.0 mg / dl đối với nữ giới.
- Nồng độ acid uric cao: trên 7.0 mg / dl đối với nam giới và trên 6.0 mg / dl đối với nữ giới.
Thông thường lượng acid uric trong máu tăng cao là do thói quen ăn uống hàng ngày của người bệnh. Một số thực phẩm chứa nhiều purin bao gồm:
- Hải sản, đặc biệt là tôm, cua, cá hồi, cá mòi.
- Nội tạng động vật.
- Thịt đỏ.
- Thức uống có chứa fructose như siro ngô, rượu, bia.
Khi lượng acid uric trong máu tăng cao đến một lượng nhất định sẽ hình thành các tinh thể acid uric – chúng thường lắng đọng vào các mô và khớp trên cơ thể. Bệnh gout là căn bệnh phổ biến nhất ở những người có lượng acid uric trong máu tăng cao. Các tinh thể uric gây chèn ép vào xương, cơ, hệ thống mạch máu, dây thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Ngoài ra, tinh thể acid uric cũng có thể lắng đọng ở thận và gây ra bệnh lý sỏi thận.
Nếu người bệnh không được điều trị sớm, các tinh thể acid uric có thể gây tổn thương xương, cơ và mô xung quanh khớp. Lượng acid uric tăng cao cũng là nguyên nhân gây nên bệnh gây ra tình trạng bệnh thận, tim, tiểu đường loại 2, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao,…
Dấu hiệu của acid uric trong máu tăng cao
Nồng độ acid uric trong máu tăng cao thường sẽ không có những dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện khi nồng acid uric tăng cao trong thời gian dài khiến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu thường thấy đó là:
- Khớp bị sưng và đau.
- Da xung quanh khớp sáng bóng, mẩn đỏ bất thường.
- Xung quanh khớp ấm và bị đau khi chạm vào.
- Khi tinh thể acid uric lắng đọng vào thận gây sỏi thận sẽ kèm theo dấu hiệu đau lưng, nhức mỏi, tiểu nhiều, nước tiểu đục, có máu, buồn nôn,…
Những bệnh lý liên quan đến tình trạng acid uric tăng cao
Bệnh gout
Bệnh gout là tình trạng viêm khớp điển hình xuất hiện ở những người có nồng độ acid uric tăng cao. Nguyên nhân là do các tinh thể acid uric gây ra những tổn thương vào xương và mô xung quanh khớp.
Các cơn đau thường xảy ra đột ngột gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Theo thời gian dài, khớp có thể bị biến dạng, thậm chí là tàn phế nếu không được chữa trị kịp thời.
Bệnh tiểu đường loại 2
Nồng độ acid uric tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Theo các thống kê, những người mắc bệnh acid uric trong máu tăng cao thì sẽ có tỷ lệ mắc bệnh bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn người bình thường.
Hội chứng ly giải khối u
Khối u trong cơ thể một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng ly giải khối u. Đây là tình trạng các chất độc trong khối u giải phóng vào máu dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Khi người bệnh thực hiện hóa trị điều trị ung thư cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng cao acid uric trong máu.
Bệnh thận
Thận có chức năng lọc máu và thải độc ra khỏi cơ thể. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao, lượng acid uric không được thận lọc sạch và sẽ tồn đọng vào trong các tế bào thận gây nên bệnh sỏi thận.
Điều trị bệnh lý acid uric tăng cao
Nếu tình trạng acid uric trong máu tăng cao dẫn đến bệnh gout, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một số thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó, để tăng quá trình thải acid uric, người bệnh cần bổ sung nhiều nước thường xuyên.
Nếu xuất hiện tình trạng sưng đau, nhức khớp cần cho người bệnh chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau nhanh chóng.
Đối với thói quen ăn uống, người bệnh tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, nước ngọt trong quá trình điều trị. Các dòng thực phẩm purin cũng cần được giảm thiểu như: Thịt, gà tây, nội tạng, thịt bê, động vật có vỏ, cá tuyết, cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá trích,…
Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:
- Tập luyện thể dục, thể thao vừa sức để tăng cường quá trình thải độc tố của cơ thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Không mang vác nặng nhọc, không dùng lực ở những phần khớp bị tổn thương.
- Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
Bên cạnh đó, để điều trị bệnh gout hiệu quả, người bệnh cần thực hiện kiểm tra lượng acid uric trong máu định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ biện pháp điều trị của bác sĩ, chuyên gia. Giữ lượng acid uric ổn định sẽ giúp giảm đau và hạn chế những tổn thương tốt nhất.
Acid uric là một chất thải có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến khớp, mô và hệ thống dây thần kinh xung quanh. Lâu dần, sức khỏe người bệnh sẽ nhanh chóng suy yếu và phát triển thành nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau.
Đối với bệnh nhân gout, để điều trị dứt điểm và tránh các cơn đau hiệu quả chỉ có cách giữ cho nồng độ acid uric được ổn định. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những cơn đau, tổn thương, ngăn tình trạng viêm nhiễm lan rộng hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về tình trạng acid uric tăng cao trong máu. Đây là bệnh lý sinh ra do thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc duy trì một thói quen sống tích cực, lành mạnh chính là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh lý acid uric tăng cao.