Viêm xương mu được coi là căn bệnh khá nhạy cảm, tuy nhiên rất thường gặp hiện nay. Không ít người ngại ngùng không đi khám chữa đồng thời cũng không có hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin quan trọng về viêm xương mu ngay trong bài viết dưới đây.
Viêm xương mu là gì?
Xương mu là phần xương nhô cao ở vùng kín của bộ phận sinh dục nữ. Đây được coi là một trong những khu vực nhạy cảm nhất trên cơ thể. Viêm xương mu là tình trạng xương vùng mu có thể bị viêm đau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng viêm xương mu thường xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi từ 20 đến trung niên.
Nguyên nhân gây viêm xương mu
Viêm xương mu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất mà người bệnh cần nắm được.
Do vận động mạnh, căng thẳng quá mức
Nguyên nhân gây viêm xương mu có thể do người bệnh vận động mạnh, hoạt động thể dục thể thao thường xuyên và luôn trong trạng thái căng thẳng quá mức. Quá trình vận động căng thẳng này lặng đi lặp lại trong khoảng thời gian dài khiến khớp xương mu bị tổn thương, hệ miễn dịch cũng suy yếu. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm xương mu.
Do vận động sai tư thế
Một số môn thể thao: chạy cự ly gần, chạy vượt rào, cử tạ, nhảy cao, nhảy xà… Đây đều là những môn đòi hỏi vận động viên sử dụng phần hông nhiều. Nếu vận động không đúng cách, các vận động viên rất dễ mắc các vấn đề về xương mu trong đó có viêm xương mu.
Do có tiền sử chấn thương hông trước đó
Người từng bị chấn thương vùng hông từ trước có nguy cơ mắc viêm nhiễm xương mu cao hơn những người bình thường khác. Bởi vùng xương hông bao chứa cả xương mu. Khi vùng hông bị tổn thương suy yếu thì nguy cơ gây viêm sẽ tăng lên.
Do viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp được coi là căn bệnh thường gặp nhất đối với cột sống. Tình trạng bệnh này có thể lan rộng nhanh chóng với những biến chứng khó lường, trong đó có viêm xương mu.
Biến chứng sau phẫu thuật
Viêm xương mu cũng có thể là một trong những biến chữ hậu phẫu thuật. Cụ thể ở đây là những thủ thuật đặc biệt được tiến hành để xâm lấn vào vùng xương chậu. Các cuộc phẫu thuật để cắt bỏ tuyến tiền liệt, phẫu thuật vùng kín, tiết niệu… đều có thể gây ảnh hưởng tới vùng xương mu.
Phụ nữ đang mai thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc các vấn đề về xương hông, xương mu nhiều nhất. Trong quá trình mang thai, các chị em phải chịu áp lực lớn tới vùng xương chậu, gây giãn nở, viêm nhiễm xương khớp. Điều này có thể kéo dài đến hết quá trình thai kỳ.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm xương mu
Để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm, chúng ta cần nắm bắt được các biểu hiện cụ thể của bệnh. Viêm xương mu có những dấu hiệu khá rõ ràng được biểu hiện cụ thể như sau:
- Người bệnh xuất hiện cảm giác đau nhức kéo dài ở vùng xương mu. Cụ thể là ở khu vực phía trước của xương châu. Tình trạng đau nhức lan rộng ra dưới háng, đùi, vùng kín…
- Xương mu có hiện tượng sưng đỏ, phồng hơn ở khu vực bị viêm so với những vùng xương khác. Khi sở vào có cảm giác hơi mềm và đau rát.
- Bệnh nhân khó khăn khi cử động. Không thể thực hiện được các động tác sử dụng nhiều đến chân và hôn như: đá, nhảy, xoay chân, leo cầu thang, khó khăn trong điều khiển phương tiện giao thông…
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm xương mu
Viêm xương mu không chỉ gây đau nhức tức thời mà còn gây cản trở các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Người bệnh cần được phát hiện sớm, tìm ra đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả về sau. Nếu để tình trạng viêm quá lâu, người bệnh có thể bị teo cơ, teo xương, mất đi khả năng vận động, gây viêm lên các vùng xương khác…
Trên thực tế, có rất nhiều căn bệnh nguy hiểm thường xuyên xảy ra ở những vùng nhạy cảm, viêm xương mu là một trong số đó. Thế nhưng hầu hết nhiều người còn ngại ngùng không muốn khám xét và điều trị. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống về lâu dài. Chính vì mức độ nguy hiểm này, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của bệnh.
Phương pháp điều trị viêm xương mu
Viêm xương mu cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số gợi ý về cách điều trị cho các bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh này.
Chẩn đoán bệnh
Để điều trị bệnh chuẩn, trước tiên người bệnh cần được tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng bệnh. Quá trình chẩn đoán thông thường sẽ được thực hiện bằng phương pháp chụp X quang, chụp cộng hưởng… Kèm theo đó, người bệnh sẽ được yêu cầu tiến hành các xét nghiệm liên quan. Từ đó, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân gây bệnh và xác định phương hướng điều trị chuẩn xác nhất.
Sử dụng thuốc
Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà mỗi bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc khác nhau. Về cơ bản, viêm xương mu sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc phổ biến như: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, thuốc tăng cường hoạt động xương khớp…
Vật lý trị liệu
Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng vật lý trị liệu để duy trì và khôi phục các hoạt động bình thường. Vật lý trị liệu nhìn chung dễ thực hiện, an toàn, giúp xương khớp duy trì được hoạt động linh hoạt hiệu quả.
Bài viết trên đây đã cung cấp đến độc giả những thông tin quan trọng về căn bệnh viêm xương mu. Hãy chủ động quan tâm trau dồi sức khỏe của bản thân, đặc biệt là nâng cao sức khỏe xương khớp. Trong trường hợp xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh viêm xương mu, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.