Viêm khớp quanh vai là một bệnh lý viêm nhiễm ở xung quanh khớp vai. Bệnh sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, viêm nhiễm, căng cứng và thậm chí là có thể bị liệt khớp. Chính vì thế, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về căn bệnh này và có những biện pháp điều trị kịp thời khi chẳng may mắc bệnh.
Viêm khớp quanh vai là gì?
Viêm khớp quanh vai là hiện tượng đau đớn, tổn thương ở phần quanh khớp vai bao gồm cơ, dây chằng, đùi, bao khớp… Bệnh viêm khớp quanh vai có thể được phân thành các loại như sau:
- Đau vai đơn thuần: Tình trạng này khởi phát là do gân xung quanh vai.
- Đau vai cấp: Hiện tượng ứ đọng vi tinh thể gây nên bệnh đau vai cấp.
- Cứng khớp vai: Hiện tượng này xảy ra do bao khớp bị đau, co cứng, dính bao hoạt dịch.
- Giả liệt khớp vai: Giả liệt khớp vai khởi phát do các cơ, gân quanh khớp bị đứt khiến người bệnh mất khả năng vận động.
Triệu chứng viêm quanh khớp vai
Bệnh viêm quanh khớp vai có thể khởi phát với rất nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:
Đau vai đơn thuần
- Vai bị đau đớn nhiều, cơn đau có thể lây lan sang cánh tay, bàn tay…
- Khi người bệnh thực hiện một số hoạt động ở vai thì có triệu đau nhức nhiều hơn, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
- Dang tay, đưa tay ra thì cảm thấy vùng gân bị tổn thương. Khả năng vận động, làm việc của khu vực quanh khớp vai.
Đau vai cấp
- Cơn đau nhức đau vai cấp khởi phát một cách bất chợt, đau đớn nhiều, đặc biệt vào buổi tối khi đi ngủ.
- Cơn đau nhức lây lan toàn bộ vai, sang cánh tay, bàn tay.
- Khu vực xung quanh khớp vai có khả năng hạn chế vận động, kèm theo triệu chứng sưng to ở vai.
- Người bệnh có thể xuất hiện một triệu chứng toàn thân như sốt, thân nhiệt tăng cao.
Giả liệt khớp vai
- Người bệnh cảm nhận được các cơn đau dữ dội, khó chịu.
- Xuất hiện các tiếng lục cục, rắc rắc ở khớp vai, vai bị bầm tím.
- Khả năng di chuyển, vận động dần mất đi.
- Tuy nhiên, sau một thời gian cơn đau nhức có thể tự biến mất mà không cần chữa trị bệnh.
Cứng khớp vai
- Xuất hiện các cơn đau khớp dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
- Khả năng vận động, di chuyển ở khớp vai bị giới hạn nhiều, chẳng hạn như khó khăn khi đưa tay lên cao.
- Nhấn vào vai thì cảm thấy các cơn đau nhẹ.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia, bệnh viêm khớp quanh vai có thể xảy ra bởi các nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh này như sau:
- Viêm khớp quanh vai có thể xảy ra bởi những chấn thương, va đập mạnh ở vùng quanh vai. Đặc biệt, khi chơi thể thao, làm việc quá mức hoặc bị tai nạn giao thông.
- Đột ngột thay đổi tư thế hoặc di chuyển bất chợt cũng khiến người bệnh mắc bệnh viêm khớp quanh vai.
- Ngồi sai tư thế, làm việc sai tư thế sẽ gây nên các bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm khớp vai.
- Một số căn bệnh khác như lao phổi, nhồi máu cơ tim, đau dây thần kinh, tiểu đường cũng có liên quan đến bệnh viêm khớp quanh vai.
- Lạm dụng một số loại thuốc điều trị bệnh, thuốc ngủ cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Viêm khớp quanh vai có nguy hiểm không?
Viêm khớp quanh vai là bệnh lý chưa quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi sau một thời gian chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không thăm khám sớm thì bệnh có thể gây nên một số vấn đề như sau:
- Khớp vai hoặc các khớp khác có thể bị giới hạn vận động.
- Người bệnh có thể bị đứt gân và can thiệp bằng phẫu thuật.
- Người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chẩn đoán bệnh viêm khớp quanh vai
Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng cách cách như sau:
- Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng bằng cách kiểm tra chấn thương, phẫu thuật và các dấu hiệu mà bệnh nhân đang gặp phải.
- Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm, chụp MRI để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
- Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt với một số căn bệnh khác như viêm cột sống dính khớp, bệnh gút, loạn dưỡng cơ, gãy xương, viêm khớp mủ, viêm khớp dạng thấp, đau do một số bệnh khác như đau rễ cột sống, đau thắt ngực.
Các phương pháp điều trị bệnh
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm khớp quanh vai đều được điều trị bằng phương pháp nội khoa. Một số phương pháp chữa bệnh phổ biến điều trị bệnh như:
Uống thuốc Tây y
Một số loại thuốc giảm đau thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị viêm khớp quanh vai. Thuốc sẽ giúp giảm cảm giác đau nhức, mệt mỏi và phục hồi khả năng vận động.
- Thuốc Acetaminophen: Thuốc thường được kê toa để điều trị bệnh viêm khớp quanh vai. Mỗi ngày người bệnh uống 2 – 4 lần, mỗi lần uống 1 viên.
- Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc giúp giảm đau nhanh chóng, đẩy lùi tình trạng sưng viêm ở khớp vai. Thuốc được kê toa cho bệnh nhân bị đau nhức khớp vai ở mức độ trung bình.
- Tiêm corticoid: Thuốc được kê toa cho những bệnh nhân bị sưng viêm, đau nhức dữ dội và không giảm đau sau khi đã sử dụng các loại thuốc thông thường. Bệnh nhân sẽ được tiêm corticoid dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Phẫu thuật
Đối với trường hợp bị viêm khớp quanh vai nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ đánh giá, kiểm tra tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sớm nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động.
Phương pháp giảm đau tại nhà
Nếu bị viêm khớp quanh vai ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự giảm đau bằng các phương pháp đơn giản tại nhà như:
- Xoa bóp: Xoa bóp sẽ giúp thư giãn cơ, giảm cảm giác đau nhức, giảm tình trạng căng cứng ở vai. Đồng thời xoa bóp sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đều đặn đến khu vực quanh khớp vai.
- Liệu pháp nhiệt: Chườm nóng, chườm lạnh cũng là cách giúp bạn giảm đau nhanh chóng. Cách này sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông máu đến khớp, giảm đau và giảm sưng viêm hiệu quả. Người bệnh nên kiểm tra nhiệt độ của túi chườm trước khi đắp để tránh bị bỏng.
- Vận động: Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập vận động tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Bài tập sẽ giúp phục hồi xương khớp, cơ gân hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa viêm khớp quanh vai
Ngoài điều trị, người bệnh có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng các phương pháp như sau:
- Không nên vận động quá nhiều, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn xương khớp.
- Không nên nhấc tay lên đột ngột, nâng tay lên quá cao vượt quá tầm với.
- Khi mắc các bệnh lý nền, người bệnh nên tích cực điều trị để giảm mắc bệnh về xương khớp.
- Cẩn thận khi chơi thể thao, vận động hoặc tham gia giao thông.
- Tập luyện thể dục các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai ở các cơ xương khớp.
- Ăn uống bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho xương khớp để tăng cường vận động, hạn chế mắc bệnh xương khớp.
Viêm khớp quanh vai là một bệnh lý có thể điều trị khỏi và không quá nguy hiểm. Điều quan trọng là người bệnh cần thăm khám sớm khi phát hiện các triệu chứng của bệnh. Đừng để có bệnh tiến triển nặng, kéo dài dai dẳng thì mới điều trị. Lúc này, bệnh có thể diễn biến nguy hiểm và rất khó điều trị.