Viêm khớp nhiễm khuẩn chính là một bệnh lý liên quan đến xương khớp khá nguy hiểm. Nó có thể hình thành nhiều biến chứng khác nhau cũng như gây nên ảnh hưởng không tốt đến bộ phận khớp đang viêm. Vậy viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Cách chữa trị ra sao? Hãy bỏ ra 10 phút để cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?
Viêm khớp nhiễm khuẩn còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như viêm khớp sinh mủ hay viêm khớp nhiễm trùng tùy theo từng khu vực để diễn tả một căn bệnh nhiễm trùng ở khớp nghiêm trọng. Hãy hiểu đơn giản là vi khuẩn đã xâm nhập, tồn tại, phát triển bên trong khớp làm cho khớp sưng tấy, viêm đau khó chịu.
Tuy nhiên tình trạng này ít khi xảy ra ở nhiều khớp đồng thời mà chỉ phát sinh khi mà có vi trùng trong dòng máu người bệnh đi qua một hay nhiều bộ phận của cơ thể. Ngoài ra trẻ sơ sinh và người già là đối tượng dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn đối tượng khác. Vì nhiễm trùng sẽ phá hỏng sụn, khớp cực nhanh chóng và dễ dàng nên người bệnh cần được phát hiện sớm cũng như lựa chọn cách chữa trị đúng.
Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Trong đó có xuất phát từ một số con đường chính như:
- Do nhiễm khuẩn, virus hoặc nấm
Bệnh có thể xuất hiện khi mà cơ thể hay các khớp trong cơ thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nổi bật chính là Staphylococcus Aureus nhiễm khuẩn tụ cầu khuẩn làm cho bệnh phát triển nhanh chóng theo chiều hướng xấu. Theo đó Staphylococcus Aureus hay sinh sống tại khu vực làm da khỏe mạnh.
- Do bệnh nhiễm trùng
Viêm khớp nhiễm khuẩn cũng có thể được hình thành từ một hay nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác trong cơ thể. Ví dụ như nhiễm trùng da, đường tiết niệu,… Những tác nhân xấu này sẽ lây lan sang các khớp bằng đường máu. Hiếm gặp hơn là lây nhiễm bằng quá trình phẫu thuật hay tiêm gần khớp, trong khớp. Khi đó vết thương đã được đâm thủng và vi khuẩn cứ thể xâm nhập tự nhiên vào trong không gian khớp.
- Nhiễm trùng màng hoạt dịch khớp xương
Màng hoạt dịch khớp rất dễ bị nhiễm trùng do khả năng bảo vệ rất kém. Nếu vi khuẩn có cơ hội đi đến đây thì chúng thường dễ xâm nhập rồi phá hủy sụn khớp nhanh chóng. Các phản ứng từ cơ thể đối với vi khuẩn sẽ là gia tăng áp lực ở xung quanh khớp, lưu lượng máu di chuyển đến đây giảm. Tất cả làm đẩy nhanh thời gian phát triển các tổn thương hay những thiệt hại đến khớp.
- Cấu trúc khớp thay đổi bất thường
Đây cũng là một nguyên nhân tác động không nhỏ trong việc gia tăng nguy cơ hình thành bệnh như xương khớp bị chấn thương, bị viêm khớp, đã từng cấy ghép khớp nhân tạo. Hay chính là do hệ miễn dịch bị suy yếu liên quan đến bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc bệnh ung thư,…
Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn
Vì được biểu hiện bằng nhiều nguyên nhân khác nhau nên viêm khớp nhiễm khuẩn sẽ biểu hiện theo nhiều triệu chứng khác nhau. Đặc biệt là khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn khi di chuyển, bị đau đớn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Một số dấu hiệu điển hình là:
- Bị đỏ và sưng to ở khu vực khớp đang bị ảnh hưởng
- Sốt, đau nhức nặng nề, nhất là lúc di chuyển
- Cảm thấy nóng hoặc ấm ở khớp ảnh hưởng
Nếu tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn mà xảy ra ở trẻ nhỏ thì còn có thể một vài dấu hiệu khác như trong người khó chịu, chán ăn, ăn không ngon và nhịp tim đập nhanh. Còn khi người bệnh đang dùng một số loại thuốc để chữa trị các loại viêm khớp khác thì hầu như không thể cảm nhận được các cơn đau gây ra bởi viêm khớp nhiễm trùng vì tác dụng từ thuốc đã che giấu đi các cơn sốt và độ nghiêm trọng từ cơn đau.
Ngoài ra thì các khớp bị chịu ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng. Ví dụ:
- Trẻ em: Đa số khớp hông sẽ bị ảnh hưởng do bệnh nên đặc biệt cần giữ cho hông ở vị trí cố định, hạn chế xoay.
- Người trưởng thành: Nhiễm khuẩn hay tác động đến các khớp tay chân, đặc biệt nhất chính là khớp đầu gối
- Các trường hợp khác: Trong một vài trường hợp hiếm hoi thì bệnh cũng sẽ tác động rồi làm ảnh hưởng đến các khớp khác là đầu, lưng hay cổ.
Viêm khớp nhiễm khuẩn có nguy hiểm hay không?
Để mà nói thì đa số tất cả các căn bệnh xuất phát trong cơ thể thường không quá nguy hiểm nếu như được phát hiện và chữa trị đúng cách. Và với viêm khớp nhiễm khuẩn cũng vậy, bệnh cần được chữa trị sớm để hạn chế những nguy cơ làm tổn thương đến xương khớp hay đến các mô vì nó có thể làm xương bên trong nhiễm trùng, tạo nên viêm xương tủy.
Thêm vào đó khi không chữa trị kịp thời thì viêm khớp còn làm máu nhiễm trùng, được gọi với cái tên nhiễm trùng huyết rất dễ bị tử vong. Ngoài ra thì những dấu hiệu của bệnh cũng làm ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống, công việc người bệnh như giảm khả năng đi lại, di chuyển và bị phụ thuộc.
Một số cách chữa trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Tùy theo mức độ bệnh, đối tượng mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn mà các bác sĩ sẽ chỉ định nên sử dụng cách chữa trị nào cho phù hợp nhất. Trong đó có một số phương pháp được lựa chọn nhiều nhất là:
Điều trị bằng kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định dùng trong từng trường hợp cụ thể. Theo đó chúng sẽ được chọn căn cứ theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng là gì? Thường thì thời gian để chữa trị bệnh bằng thuốc kháng sinh sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 6 tuần. Mục đích chính là để ức chế các hoạt động từ vi khuẩn cũng như kiểm soát được viêm nhiễm.
Chọc hút dịch khớp
Một vài trường hợp cần phải tiến hành chọc hút dịch khớp để hạn chế việc sưng đau cũng như ngăn ngừa tổn thương tác động thêm đến khớp. Nó có thể thực hiện bằng nội soi khớp hoặc cũng phẫu thuật tránh rủi ro đi kèm tùy theo chỉ định từ bác sĩ.
Riêng thủ thuật bằng nội soi khớp thì người thực hiện sẽ rạch lấy một đường nhỏ ở gần khu vực khớp ảnh hưởng rồi đưa vào đó ống chọc hút có kèm camera để hút hết dịch nhiễm trùng trong đó. Ngoài ra thì họ cũng có thể đặt thêm ống dẫn lưu trong khớp để giúp khớp không sưng trở lại và ống sẽ được lấy ra sau một vài ngày.
Phẫu thuật
Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng, uống thuốc kháng sinh hay dùng các cách chữa trị khác không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân chọn phẫu thuật để loại bỏ đi nhiễm trùng hay một số phần mềm xương và sụn khớp lân cận.
Nếu người bệnh nhiễm khuẩn tại khớp nhân tạo thì phải bỏ khớp nhân tạo đi, dùng kháng sinh liên tục tại đường tính mạch khoảng từ 4 – 6 tuần. Sau đó căn cứ theo tình hình, các bác sĩ sẽ hội chuẩn để đưa ra quyết định có nên làm khớp nhân tạo hay là không. Còn với các nhiễm khuẩn ở khớp sâu như khớp háng ở trẻ nhỏ thì lựa chọn phẫu thuật là cách chữa trị tốt nhất giúp hạn chế sự tổn thương và việc hỏng xương đùi.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về căn bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những chia sẻ hữu ích nhất, đảm bảo đủ kiến thức bạn đang tìm kiếm. Để từ đó biết cách nhận biết dấu hiệu, lựa chọn được cho mình một cách chữa trị phù hợp nhất, đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Xin chân thành cảm ơn!