Chữa trị đau lưng bằng thuốc là biện pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng và được rất nhiều người áp dụng. Vậy thì bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi có những loại thuốc trị đau lưng nào và cách sử dụng thuốc như thế nào cho an toàn và hiệu quả nhất không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp hết những câu hỏi này.
Các loại thuốc Tây y chữa đau lưng
Nhóm thuốc giảm đau
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bạn sẽ được chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp, tùy thuộc vào mức độ đau lưng của bạn.
- Thuốc giảm đau nhóm I:
Hay còn gọi là thuốc giảm đau “ngoại biên” bao gồm các loại thuốc không opioid như: acid acetylsalicylic (aspirin), paracetamol, và thuốc chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID) như ibuprofen ở thuốc giảm đau. Những loại thuốc trong nhóm này thường được dùng để điều trị cơn đau lưng từ mức độ nhẹ đến trung bình. Thời gian phát huy tác dụng của thuốc thường là khoảng 30 phút sau khi uống.
Người bệnh đặc biệt lưu ý, những người bị suy giảm chức năng gan nên phải cẩn trọng với Paracetamol vì nó có thể chuyển hóa qua gan. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được sử dụng Paracetamol khi mới sử dụng các sản phẩm chứa cồn.
- Thuốc giảm đau nhóm II:
Loại này bao gồm các thuốc opioid yếu hơn như: tramadol và codein, hỗ trợ trong việc điều trị các cơn đau ở mức độ trung bình. Thuốc thường được bán trên thị trường cùng với một thuốc giảm đau “ngoại biên”: Ultracet ( Paracetamol + tramadol), Efferalgan codein (paracetamol + codein),…
- Thuốc giảm đau nhóm III:
Bao gồm các thuốc opioid mạnh như morphin, hỗ trợ chữa trị các cơn đau trầm trọng, dữ dội hoặc những trường hợp không có phản ứng, tác dụng với các thuốc giảm đau nhóm I và nhóm II.
Tuy nhiên, những người bị đau lưng thường sẽ không cần dùng đến nhóm thuốc giảm đau nhóm III.
Lưu ý rằng, các thuốc thuộc nhóm II và nhóm III có thể gây nghiện nên người bệnh phải làm theo đúng chỉ định của bác sĩ và uống theo đơn thuốc đã được kê.
Nhóm thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm thông thường được dùng trong các trường hợp đau lưng thuộc nhóm NSAIDs như: Diclofenac, Aspirin, Ibuprofen,… Có tác dụng gây ức chế tổng hợp Prostaglandin – hoạt chất trung gian gây viêm, từ đó giảm thiểu được phản ứng viêm.
Bên cạnh đó, các NSAID còn mang hiệu quả giảm đau ngoại vi rất tốt, cho nên chúng thường được sử dụng thay cho thuốc giảm đau trong cả trường hợp người bệnh vừa đau vừa viêm như: viêm khớp, giãn dây chằng, bong gân,…
Người bệnh cần phải thật thận trọng khi dùng nhóm thuốc chữa trị đau lưng này, đặc biệt là với những trường hợp bị suy gan, thận thì nên bổ sung các biện pháp hỗ trợ bảo vệ dạ dày khi sử dụng, vì loại thuốc này có khả năng làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày cao.
Nhóm thuốc giãn cơ
Đối với những người bị đau lưng, cơ vùng lưng có thể bị co cứng làm hạn chế sự vận động của người bệnh. Áp dụng các loại thuốc chữa trị đau lưng ở trong nhóm thuốc giãn cơ sẽ giúp các cơ được thả lỏng, thư giãn, từ đó giúp người bệnh giảm hiện tượng đau cứng lưng.
Nhóm thuốc giãn cơ được chia thành 2 loại chính:
- Thuốc chống co thắt: Parafon Forte, Norflex, Soma,… Nhóm thuốc này có công dụng an thần và ngăn chặn tín hiệu về phản xạ co cơ được gửi đến não. Lưu ý, không nên uống quá 2 – 3 tuần.
- Thuốc chống co cứng: Dantrolene, Diazepam, Baclofen,… có tác dụng làm thư giãn các cơ và cải thiện tình trạng cơ bị co cứng bằng cách tác động trực tiếp lên cơ xương hoặc tăng cường dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
Cách sử dụng thuốc trị đau lưng để giảm tác dụng phụ
Việc lạm dụng và quá phụ thuộc vào thuốc giảm đau mỗi lúc đau lưng đã trở thành thói quen của nhiều người bệnh. Thậm chí, có một số người nghĩ rằng nếu uống một viên thuốc vẫn chưa đỡ đau, thì tiếp tục uống thêm một viên nữa với hy vọng giảm đau ngay tức thì. Đây hoàn toàn là sai lầm của đa số người bệnh. Thực tế, tác dụng của các loại thuốc chữa trị đau lưng trong nhóm NSAID như: paracetamol, acetaminophen, ibuprofen, aspirin,… sẽ không tăng hiệu quả giảm đau lên mỗi lần sử dụng tăng liều hay tăng số lần sử dụng liên tục trong 1 ngày. Ngược lại, hành động này còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Đối với cả người già lẫn người trẻ, khi dùng các loại thuốc trị đau lưng, đau thắt lưng ở trên nên phải đặc biệt chú ý các vấn đề sau để giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể xảy ra khi dùng thuốc:
- Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau, nếu có thể chịu đựng được, người bệnh nên để cơn đau tự khỏi. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp bất khả kháng hoặc không thể chịu được nữa. Theo nghiên cứu của Hiệp hội các bác sĩ Mỹ (ACP), người mắc bệnh đau lưng nên thử các liệu pháp tự nhiên như: bơi lội, tập yoga massage,… một cách đều đặn thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao. Trường hợp nếu các cơn đau chuyển biến xấu hơn, đau nhức dữ dội thì lúc đó mới dùng đến thuốc giảm đau.
- Khi dùng thuốc điều trị đau lưng, hoàn toàn không được tự ý tăng liều lượng hay tăng số lần sử dụng, phải làm theo đơn thuốc đã được bác sĩ kê, người bệnh chỉ nên dùng trong 2 đến 3 ngày. Trong trường hợp, nếu dùng thuốc giảm đau theo đơn thuốc mà các cơn đau vẫn không thuyên giảm thì cần phải đi khám chuyên khoa xương khớp ngay. Bởi vì đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về cột sống như: gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp.
- Thuốc trị đau lưng nên được dùng sau khi ăn và không dùng sau khi uống sữa, nước hoa quả, trà, cafe, bia rượu,… vì những loại nước này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày.
- Để không phải lo ngại về tác dụng phụ đối với sức khỏe mà vẫn có thể khắc phục triệu chứng đau lưng, người bệnh nên sử dụng những sản phẩm được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, và những sản phẩm vừa có tác dụng giảm đau, vừa giúp tăng cường khả năng tái tạo sụn, gia tăng mật độ khoáng chất của xương dưới sụn. Từ đó, giúp xương khớp và cột sống của người bệnh thêm chắc khỏe và dẻo dai.
Giới thiệu các bài thuốc uống theo đông y trị đau lưng
Bài thuốc từ ngải cứu
- Đau do bệnh gai cột sống: Dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát. Sau đó, cho khoảng 150ml dấm gạo đã được đun nóng, trộn cùng lá ngải cứu rồi cho vào 1 miếng vải mỏng, buộc kín. Dùng túi thuốc trên xoa dọc theo sống lưng trong khoảng 15 phút. Khi thuốc bị nguội bạn có thể làm nóng lại và tiếp tục xoa đến khi nào cảm thấy thoải mái thì thôi. Phương pháp này nên làm vào mỗi tối trước khi đi ngủ, người bệnh sẽ có giấc ngủ ngon sau đó và cảm thấy vô cùng sảng khoái vào sáng hôm sau. Bệnh nhân có thể thực hiện cách này trong vòng 15 ngày. Nếu chưa có kết quả như mong muốn thì có thể duy trì trong khoảng 3-5 tháng để chữa trị bệnh dứt điểm.
- Đau thần kinh tọa: Giã nát 300g lá ngải cứu, trộn thêm 2 thìa mật ong, vắt lấy nước uống vào mỗi buổi trưa và chiều. Uống nước ngải cứu, mật ong này trong vòng từ 1-2 tuần sẽ có kết quả rõ rệt.
- Đau thắt lưng: Dùng lá ngải kèm muối trắng rang nóng rồi cho vào túi vải nóng chườm lên vùng lưng bị đau vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Người bệnh có thể làm nóng lại thuốc khi nó bị nguội và tiếp tục chườm lên lưng, thêm 2-3 lần nữa. Nếu thuốc quá nóng bạn có thể đắp thêm 1 lớp vải lên lưng để tránh bị bỏng.
- Đau lưng ở bà bầu: Bạn cũng có thể áp dụng công thức như chữa đau thắt lưng chườm vào vùng bị đau cho bà bầu cũng sẽ rất dễ chịu.
Bài thuốc từ gừng
- Đau do thần kinh và thoái hóa khớp: Giã nát 20g gừng tươi và 15g hành củ, sau đó trộn thêm 30g bột mì trong chảo, cho lên bếp đảo đều tay cho nóng già rồi lấy ra đắp lên chỗ lưng đau, dùng băng vải cố định lại. Bạn có thể để thuốc trong nhiều giờ và cần thay mới mỗi ngày nhé!
- Đau khi mang thai: Cho gừng tươi đập dập vào lọ ngâm cùng rượu trắng trong 3 ngày rồi lấy ra xoa bóp vùng lưng bị đau nhức cho bà bầu. Nếu có thời gian bạn nên ngâm rượu gừng càng lâu càng tốt nhé, hiệu quả sẽ cao hơn khi dùng rượu tốt ngâm gừng trong thời gian dài. Rượu gừng sẽ xua tan đi cơn đau mỏi lưng giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
- Đau lưng, đau vai do lao động nặng: Sau 1 ngày làm việc nặng nhọc, lưng vai đau mỏi bạn lấy nước gừng tươi trộn cùng ít muối và dấm ăn. Sau đó, dùng khăn sạch thấm hỗn hợp nước gừng lên chỗ đau. Hỗn hợp này sẽ giúp cơ bắp giãn nở, thoải mái, lưu thông máu và giảm đau rất công hiệu.
Bài thuốc từ đinh lăng
- Chữa đau lưng, mỏi gối (chữa cả tê thấp): Sử dụng 20 – 30g thân hoặc cành cây đinh lăng sắc nước uống 3 lần mỗi ngày. Bạn có thể kết hợp cả cây trinh nữ, cúc tần và cam thảo dây để sắc uống sẽ có công hiệu hơn.
Bài thuốc từ lá lốt
- Đau lưng đơn thuần: 1 nắm lá lốt, ngải cứu, hy thiêm thảo cho vào cối giã nát, chưng cho nóng rồi đắp trực tiếp lên chỗ đau mỗi ngày 2 lần. Công hiệu của thuốc rất nhanh, làm vài ngày đến khi không còn cảm giác đau mỏi nữa.
- Đau nhức lưng, xương khi trở trời: Làm món thịt bò xào lá lốt như sau: Chuẩn bị 100g thịt bò và 50-70g lá lốt. Thịt bò ướp gia vị xào chín tái rồi thái lá lốt bỏ vào đảo đều vài phút là có thể ăn được. Ăn kèm với cơm rất ngon và tác rất tốt với người bị đau lưng. Bên cạnh đó món thịt bò xào lá lốt này còn rất bổ máu. Bạn nên ăn từ 2-3 lần/ tuần.
- Đau nhức xương khớp: 30g lá lốt, và các loại rễ cây vòi vòi, cỏ xước, bưởi bung mỗi loại 30g (dùng rễ tươi). Đem các rễ cây trên thái mỏng, sao vàng rồi cho khoảng 600ml nước vào sắc cạn còn 200ml là được. Dùng thuốc trong ngày chia làm 3 lần để uống sau mỗi bữa ăn. Dùng liên tục trong vòng 7 ngày bạn sẽ thấy không còn bị cơn đau xương khớp hành hạ nữa.
Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã biết thêm chi tiết về những loại thuốc trị đau lưng và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc để vừa mang lại hiệu quả, vừa không gây tác dụng phụ.